Với tình hình hiện nay, đa số các em học sinh nói chung đặc biệt đối với lớp một nói riêng hầu như các em chưa có ý thức trong việc rèn chữ, giữ vở. Trong các năm dạy lớp Một tôi đọc cho các em câu thơ:
“Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan”
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tập viết lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I: Đặt vấn đề.
Với tình hình hiện nay, đa số các em học sinh nói chung đặc biệt đối với lớp một nói riêng hầu như các em chưa có ý thức trong việc rèn chữ, giữ vở. Trong các năm dạy lớp Một tôi đọc cho các em câu thơ:
“Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan”
Đó là câu thơ mà các em học sinh lớp Một nào cũng được học, cũng hiểu nội dung câu thơ trên. Phải chăng nhìn nét chữ mà đánh giá nết người.
Ngày nay trên các trang vở kẻ ly lại có in dòng chữ: “Luyện nét chữ, rèn nết người” càng làm cho ta thấy tính nết của một con người phần nhiều do giáo dục, do rèn luyện mà nên.
Việc giáo dục tính cách cho học sinh Tiểu học lại chủ yếu qua việc rèn từng chữ, từng trang viết.
Luyện cho học sinh viết đúng, đẹp, chính xác đó là rèn cho học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, khoa học,...
Hiện nay các trường Tiểu học còn tổ chức đợt “Thi viết chữ đẹp” cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh..... Một hội thi rộng lớn, thường xuyên không khác nào thi Toán giỏi, Văn giỏi...
Tữ những suy nghĩ trên tôi thấy với học sinh Tiểu học việc rèn chữ lại không thể coi nhẹ, nên ngay từ khi ra trường tôi luôn quan tâm tới việc rèn chữ viết cho học sinh. Trong quá trình rèn luyện tôi đã đúc rút cho mình những kinh nghiệm ít ỏi đáng quý có hiệu quả.
II. Phạm vi sáng kiến.
Nghiên cứu rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Một.
III. Giải quyết vấn đề.
Để đạt được mục tiêu trên tôi đã đặt cho mình những hướng giải quyết sau:
Những chuẩn bị cơ sở vật chất.
- Chuẩn bị tư thế tập viết.
Một vài biện pháp cụ thể.
A. Những việc làm cụ thể
1. Những chuẩn bị về cơ sở vật chất.
Như chúng ta đã biết: Tập viết chính là phân môn có tính thực hành thể hiện ở các hoạt động chủ yếu của học sinh.
Từ quan sát Phân tích Hình thành biểu tượng Luyện viết…
Mặt khác ở các em học sinh lớp Một bộ xương chưa hoàn thiện vì vậy quan tâm tới điều kiện vật chất là cần thiết. Những điều kiện vật chất cần quan tâm trong giờ tập viết là:
1.1. ánh sáng.
Phòng học phải có đủ ánh sáng cho học sinh ngồi học.
1.2. Bảng lớp.
Treo vừa tầm mắt học sinh lớp 1, có dòng kẻ như một trang vở. Khi viết các em nhìn rõ chữ trên bảng.
1.3. Bàn ghế học sinh.
Phải phù hợp với độ cao của học sinh lớp 1, chiều cao của bàn và ghế phải phù hợp với khuỷu tay các em.
1.4. Bảng con.
Bảng con của học sinh phải có dòng kẻ, một mặt bảng có dòng kẻ ly như một trang vở để viết chữ có độ cao 2 ly “a”, “ă”... viết chữ có độ cao 5 ly “h”, “b”... Một mặt bảng có dòng kẻ ô vuông để viết chữ có độ cao 1 ly “a”,”ă”... chữ có độ cao 2 ly rưỡi “h”, “b”.
- phấn có độ mềm vừa phải, không cứng quá, không mủn quá.
- Giẻ lau giặt sạch, có độ ẩm vừa phải.
- Bút chì mềm, bút mực.
- Vở tập viết lớp 1, vở luyện viết quyển 1, vở ô ly loại 5 ly có chất lượng cao. Vở phải có giấy kê tay.
1.5. Chữ mẫu nằm trong khung hình.
2. Chuẩn bị tư thế tập viết.
2.1. Tư thế ngồi.
Lưng thẳng đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 – 30 cm, ngực không tỳ vào cạnh bàn, hai chân để thoải mái. Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút viết.
2.2. Tư thế cầm bút, phấn.
Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa giữ bút. Cầm bút cách điểm viết từ dưới lên thân bút khoảng 2 cm. Thân bút chếch mặt giấy 30 – 45 độ. Khi viết các ngón tay cầm bút và khuỷu tay di chuyển bút từ trái sang phải.
3. Một vài biện pháp cụ thể.
3.1. Nêu tiêu chuẩn vở sạch chữ đẹp của học sinh và tầm quan trọng của nó với học sinh và phụ huynh học sinh:
- Vở được gọi là vở sạch, tốt là vở:
+ Được bao bìa dán nhãn cẩn thận.
+ Không làm rách vở, long bìa, nhàu nát, không để vở quăn góc.
+ Không dây mực ra vở, không bôi xoá nhiều.
+ Tình bày đúng quy định, không bỏ phí giấy.
3.2. Kiểm tra phân loại chữ viết của học sinh theo 3 loại A, B, C,
3.3. Xếp em chữ viết chưa đẹp bên cạnh những em chữ viết đẹp.
3.4. Phái hiện “lỗi” chữ viết của lớp, của từng học sinh để có hướng dẫn cách sửa.
Sửa bằng nhiều cách
- Chỉ cho học sinh có “lỗi” chữ, thấy “lỗi” ở chỗ nào và cách sửa “lỗi” đó.
Cô viết mẫu, nêu cách sửa.
Gọi bạn viết đẹp lên viết mẫu.
Chính em có “lỗi” lên sửa chữ. Thi xem ai sửa được nhằm động viên học sinh có “lỗi” chữ cố gắng viết đẹp hơn.
3.5. Luyện viết các nét cơ bản cho học sinh.
Chữ viết được khu biệt theo 2 nét cơ bản. Nét thẳng và nét cong. Nét thẳng có nét thẳng đứng “ ” , thẳng xiên “/ ”, “ \ ” và nét gạch ngang “ - ” .
Nét cong có dạng cong trái “ C” cong phải “ ”, cong tròn khép kín “O”.
Phối hợp các nét trên thành nét phức tạp hơn: Nét móc xuôi “ ”, nét móc ngược “ ”, nét móc hai đầu “ ”, nét khuyết trên “ ”, nét khuyết dưới “ ”, nét móc xuôi trái “ ”, nét móc ngược phải “ ”, nét móc hai đầu “ ”.
Các em học sinh lớp 1 bắt đầu đi học chưa biết viết chữ. Muốn các em viết chữ đúng, viết đẹp đầu tiên cô nên dậy cho các em viết đúng, viết đẹp các nét chữ cơ bản đó là:
Cần hướng dẫn các em điểm đặt bút, điểm kết thúc, cách viết các nét cơ bản. Trong các nét cơ bản đó có nét khó viết học sinh hay mắc lỗi.
Ví dụ:
Nét cong trái “C” , các em còn viết cong chưa đều nên khi viết chữ sẽ không được đẹp, hay nét khuyết trên “ ”, nét khuyết dưới “ ” điểm gặp nhau giữa nét nghiêng và nét thẳng các em còn viết chưa gặp nhau đúng quy định do vậy cần hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, sát sao chứ không qua loa được.
Ví dụ:
Nét khuyết trên “ ” điểm đặt bút ở dòng kẻ thứ 2 từ dưới lên, rộng 1 ô, cao 4 ly sau đó lượn cong sang trái 1 ô kéo nét thẳng đứng xuống dưới cao 5 ly gặp nét nghiêng phải ở dòng kẻ thứ ba từ dưới lên ta được nét khuyết trên.
Hướng dẫn các em chấm điểm đặt bút, điểm lượn cong, điểm gặp nhau, điểm kết thúc rồi mới viết sau đó luyện viết cho thật đẹp nét khó. Các em viết đẹp nét cơ bản sẽ dễ dàng thuận tiện cho các em khi viết chữ đẹp sau này.
Khi luyện viết chữ cho các em cần cho HS phân tích chữ đó gồm mấy nét.
Nét nào trước, nét nào sau, nét đó cao mấy ly để các em dùng các nét cơ bản đã học đã luyện viết thành chữ thuận tiện hơn.
Ví dụ:
Chữ “a” gồm hai nét đó là nét cong tròn khép kín cao 2 ly và nét móc dưới cao 2 ly... Chữ “g” gồm 2 nét đó là nét cong tròn khép kín cao 2 ly và nét khuyết dưới.
Tôi còn chú ý điểm nối giữa các nét.
3.6. Luyện vần + từ.
Phần này cần chú ý khoảng cách giữa các con chữ, khoảng cách giữa các chữ, vị trí dấu thanh, cách nối các con chữ. Trong một vần, một chữ các con chữ phải được viết nối liền với nhau.
- Chữ viết đúng nhưng thêm dấu không đúng thì cũng không đẹp nên khi thêm dấu cần lưu ý, dấu huyền, dấu sắc đi với chữ có mũ “^” thì nằm bên phải mũ “^”.
3.7. Luyện viết bảng, viết vở
Các em cần thực hành viết trên bảng con nhiều lần rồi mới viết vở.
Đi dự giờ các lớp của các đồng nghiệp thấy các em viết bảng con ở mặt dòng kẻ ô vuông nghĩa là chữ “a”, “ă”... ở độ cao 1ly, chữ “g”, “h” ở độ cao 2ly rưỡi nhưng tôi rèn cho học sinh lớp tôi viết ở mặt bảng có dòng kẻ ly như trang vở ô ly với chữ “a”, “ă” ở độ cao 2ly, chữ “g”, “h” ở độ cao 5 ly do vậy khi viết vào vở tập viết và vở luyện viết chữ đẹp các em không bỡ ngỡ về độ cao.
Hướng dẫn các em dựa vào dòng kẻ ở dọc vở, ở bảng để viết các nét thẳng nghiêng cho đúng và đẹp.
3.8. Dùng nhiều phương pháp, hình thức tập viết cho các em như quan sát, hỏi đáp, trò chơi... hay luyện viết bảng, viết vở, thi viết chữ đẹp cho HS...
Khi viết giáo viên cũng phải động viên khen thưởng kịp thời.
3.9. Điều không thể thiếu là chấm bài viết, giáo viên thường xuyên chấm bài để phát hiện sự tiến bộ, động viên khuyến khích học sinh viết đẹp hơn, phát hiện “lỗi” chữ và giúp học sinh sửa “lỗi”. Bài về nhà phải kiểm tra, chấm, nhận xét để kết kết hợp rèn nét chữ khi viết ở nhà cho học sinh.
3.10. Kết hợp rèn viết trong tất cả các môn học
- Không chỉ rèn chữ viết cho HS trong giờ tập viết, trong giờ chính tả và rèn trong tất cả các môn học tôi đều kết hợp rèn chữ viết.
Ví dụ:
Khi học sinh giải toán có lời văn tôi cũng chú ý rèn chữ viết cho các em, chú ý viết chữ số trong khi làm toán.
3.11. Giáo viên cần liên hệ với phụ huynh để cùng hợp tác nhắc nhở các em.
Vì rèn chữ không phải một ngày một buổi mà phải rèn luyện trong suốt quả trình học tập.
b. kết quả: Khi áp dụng các biện pháp trên ở lớp tôi thấy chữ viết của các em có nhiều tiến bộ. Nhiều năm được nhà trường khen thưởng vào dịp 20/11 “Vở sạch chữ đẹp đạt tỉ lệ cao”.
IV. Kết thúc vấn đề.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng vào việc “Luyện viết chữ đẹp” cho học sinh và thấy có kết quả cao. Rất mong sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu và đồng nghiệp để tôi tiếp tục luyện viết chữ đẹp cho học sinh khoá sau đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của nhà trường Người viết
Ngô Thu Huyền
File đính kèm:
- Sang kien ren chu dep lop 1.doc