Căn cứ kế hoạch số 45 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy - học nhằm chấm dứt tình trạng dạy - học qua “đọc – chép” trong vòng hai năm tới.
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục phổ thông, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình tất yếu của xu hướng phát triển xã hội, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, trang bị cho thế hệ thanh niên tri thức khoa học, có thể làm quen, tiếp cận được với những nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới, thì đổi mới nền giáo dục và đổi mới các phương pháp dạy học là một trong những chủ trương đúng đắn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, “đổi mới phương pháp dạy học, chấm dứt tình trạng đọc chép trong vòng hai năm tới”, theo tôi là một trong những biện pháp chủ đạo để có thể nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn chọn và thực hiện chuyên đề này, nhằm có thể thay đổi tình hình dạy và học của giáo viên, học sinh nói chung và bộ môn mình phụ trách nói riêng;
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy – học, nhằm chấm dứt tình trạng “đọc – chép”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HOÀ AN
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC, NHẰM CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG “ĐỌC – CHÉP” .
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Căn cứ kế hoạch số 45 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy - học nhằm chấm dứt tình trạng dạy - học qua “đọc – chép” trong vòng hai năm tới.
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục phổ thông, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình tất yếu của xu hướng phát triển xã hội, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, trang bị cho thế hệ thanh niên tri thức khoa học, có thể làm quen, tiếp cận được với những nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới, thì đổi mới nền giáo dục và đổi mới các phương pháp dạy học là một trong những chủ trương đúng đắn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, “đổi mới phương pháp dạy học, chấm dứt tình trạng đọc chép trong vòng hai năm tới”, theo tôi là một trong những biện pháp chủ đạo để có thể nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn chọn và thực hiện chuyên đề này, nhằm có thể thay đổi tình hình dạy và học của giáo viên, học sinh nói chung và bộ môn mình phụ trách nói riêng;
II/ THỰC TRẠNG:
“Đọc – chép” là phương pháp dạy - học truyền thống đã có từ lâu, phương pháp dạy – học này hiện nay bị coi là không còn phù hợp, là có nhiều hạn chế, như: làm cho học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, lười suy nghĩ, ỷ lại vào thầy, cô giáo…và trong giai đoạn hiện nay, phương pháp dạy học mới là lấy học sinh làm trung tâm, “Thầy chủ đạo, trò chủ động” được coi là một phương pháp có tính ưu việt hơn phương pháp dạy học truyền thống. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng, mỗi một phương pháp dạy – học đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, điều quan trọng nhất, đó là giáo viên phải hiểu đúng về mỗi một phương pháp dạy học, kết hợp một cách thuần thục các phương pháp và hiểu đúng chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo, với cá nhân tôi rất đồng tình với chủ trương chấm dứt tình trạng dạy học chủ yếu qua “đọc – chép”, và tôi xin mạnh dạn so sánh một số ưu, nhược điểm của hai phương pháp dạy học để chúng ta cùng tham khảo:
Phương pháp dạy học chủ yếu qua “đọc – chép”:
- Học sinh học tập thụ động, ỷ lại vào các bạn và thầy, cô giáo.
- Ít có cơ hội được sử dụng những phương tiện, thiết bị học tập.
- Không biết “biến” những kiến thức, kĩ năng được học thành của bản thân.
- Hoạt động dạy - học có phần đơn điệu…..
Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm (PP mới):
- Học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, có thể tránh được tình trạng “học vẹt” ở học sinh, nghĩa là học đến đâu, học sinh hiểu bài đến đó.
- Được thực hiện, tham gia nhiều hoạt động phong phú, có hứng thú, nhận được sự hỗ trợ từ giáo viên và các bạn.
- Giáo viên tạo ra môi trường học tập hấp dẫn, có sự trao đổi hai chiều…
Vậy nên, tôi thấy rất cần phải có sự thay đổi về cách dạy – học, thế nhưng cũng cần phải hiểu rằng, chấm dứt tình trạng “đọc – chép” là chấm dứt cách dạy chủ yếu là “đọc – chép”, nghĩa là, trong một giờ dạy, giáo viên chỉ ngồi một chỗ hoặc đi lại đọc chính tả cho học sinh chép, hoặc là ngược lại, giảng giải qua loa rồi đọc cho học sinh chép thì rõ ràng đó là một việc làm sai, thiếu khoa học, việc dạy học “đọc – chép” thường diễn ra ở những môn khoa học xã hội như: Văn, Sử, Địa, GDCD…và theo tôi, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy học “đọc – chép” là:
Thứ nhất: Thầy, cô giáo lười suy nghĩ, sợ mất sức, cứ sẵn giáo án mẫu đọc cho học sinh chép, khi cần thỉnh thoảng mới dừng lại ghi vài chữ lên bảng. Như thế, vừa không sợ sai kiến thức cơ bản, lại vừa không tốn sức.
Thứ hai: Do chương trình quá tải, trong một tiết học chỉ có 45/, mà đã mất 10 – 15/ ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà…Như vậy, chỉ còn khoảng 30/ để giảng bài mới nên cần phải tăng tốc bằng cách “đọc – chép”.
Ba là: Trình độ học sinh hiện nay phần lớn là trung bình – yếu, nhất là khả năng tự ghi bài của học sinh là rất chậm, rất hạn chế, nên thầy cô cứ đọc, học trò cứ chép, về nhà chỉ cần học thuộc nội dung đã được ghi, khi kiểm tra bài chỉ cần đọc đúng, ghi đúng là được điểm cao….
III/ GIẢI PHÁP:
Qua đánh giá một số nguyên nhân trên, tôi thấy có nhiều lý do để dẫn tới tình trạng “ đọc – chép”. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định trong nghị quyết TW IV khóa VII. Nghị quyết TW II khóa VIII là : “ Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” . Nghĩa là học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác và tự do (nghĩa là tự suy nghĩ , tranh luận, tìm tòi , đề xuất và giải quyết vấn đề)…Việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho học sinh trong một tiết lên lớp là sự kết hợp của nhiều biện pháp, thao tác dạy học, như phát vấn, diễn giảng, đàm thoại, minh hoạ bằng giáo cụ trực quan, nhằm đưa đến một hiệu quả cao nhất là một giờ học sinh động, phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh.
1/ Đối với những môn khoa học tự nhiên:
- Vì là môn học tự nhiên nên trong giảng dạy và học tập thì thực nghiệm là một khâu bước có vai trò quan trọng, không chỉ làm tăng thêm tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh nắm chắc hơn kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành. Muốn được vậy, người giáo viên phải nắm chắc kiến thức, xác định rõ mục tiêu của từng bài học, chuẩn bị ĐDDH một cách chu đáo, có chất lượng.
- Trong giờ học, áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để lôi cuốn học sinh, đưa ra nhiều câu hỏi, tình huống khác nhau để học sinh thực hành, có cơ hội tự tìm tòi, phát hiện kiến thức một cách chủ động, giúp cho quá trình học tập của học sinh tốt hơn mà không lệ thuộc vào việc giáo viên đọc, học sinh chép, loại bỏ tình trạng học sinh thụ động, phụ thuộc vào giáo viên. Học sinh tự mình giải quyết vấn đề, lĩnh hội kiến thức của bài học một cách nhanh chóng và chính xác…
2/ Đối với những môn khoa học xã hội:
- Phương pháp dạy học mới và phương pháp dạy học truyền thống phải được kết hợp hài hoà trong một giờ học, trong từng nội dung bài học, tránh tình trạng nhàm chán cho người học.
- Giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo, nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định rõ từng phần kiến thức nào cần phải có sự kết hợp giữa phương pháp cũ và phương pháp mới.
- Luôn sử dụng tình huống có vấn đề, các tình huống đặt ra cần kích thích trí tò mò, gây được hứng thú nhận thức đối với học sinh, tạo cho học sinh tính tự giác, chủ động trong hoạt động nhận thức. Mỗi tình huống phải xác định cho phù hợp với từng đối tượng học sinh…
Vậy nên, theo tôi : Không có một phương pháp dạy học nào là phù hợp với mọi giáo viên và mọi học sinh, điều mà giáo viên cần làm là sử dụng những phương pháp dạy học khác nhau một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn để có thể kích thích được trí tò mò, óc tư duy, sáng tạo của mọi học sinh, từ đó xoá bỏ dần tình trạng “đọc- chép” nhàm chán, và quan trọng hơn cả là chất lượng giáo dục của chúng ta ngày càng được nâng cao hơn.
Trên đây là một vài ý kiến tôi nêu ra từ thực tế thấy được trong quá trình dạy học của mình nhằm chấm dứt tình trạng “đọc – chép”, vì kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, tuổi đời và tuổi nghề đều còn trẻ, tất nhiên còn có nhiều điều thiếu sót. Vậy nên, rất mong lãnh đạo nhà trường và các bạn đồng nghiệp có những ý kiến đóng góp quý báu để không chỉ riêng cá nhân tôi, mà tất cả chúng ta cùng nhau rút kinh nghiệm, cùng nhau thực hiện để quá trình dạy – học của chúng ta ngày một tốt hơn, ngày càng linh hoạt hơn trong quá trình thực hiện các phương pháp dạy học.
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA LÃNH ĐẠO:
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
Hoà An, ngày 12 tháng 12 năm 2009
NGƯỜI THỰC HIỆN
Diệp Quang Huy
File đính kèm:
- SKKN D_C, CHP.doc