1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó." Đối với ngành giáo dục người căn dặn: "Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng." Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của nâng cao chất lượng giáo dục.
30 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đổi mới Phương pháp dạy đạo đức cho học sinh lớp 2 trường tiểu học Cao Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các em. Cũng bằng hình thức này, giáo viên trao đổi cùng phụ huynh giúp đỡ những học sinh chưa tiếp cận được với hành vi đúng đắn, uốn nắn để hướng các em theo kịp cùng bạn bè và có những mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống.
3.6. Biện pháp 6: Giáo viên cần tích cực bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện đổi mới phương pháp dạy môn đạo đức.
Cùng với việc trang bị về kiến thức cho học sinh thì việc cung cấp những chuẩn mực đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vì vậy mỗi giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về mục tiêu của môn học đạo đức và cách đánh giá học sinh. Nhận thức được điều đó, giáo viên cần tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học và cần nắm chắc cách đánh giá học sinh theo hướng định tính song cần đặc biệt chú ý đánh giá một cách khách quan, công bằng, tránh hiện tượng đánh giá chung chung cào bằng, xem nhẹ.
Vì học sinh tiểu học rất thích khen, nên giáo viên cần nắm bắt được tâm lý này của các em để kịp thời động viên, khích lệ học sinh học tập.
Đối với nhà trường Ban giám hiệu cần dành quỹ thời gian cho môn học này, tổ chức họp chỉ đạo chuyên môn và nêu rõ tầm quan trọng của môn Đạo đức trong các môn học ở tiểu học. Bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp dạy học đạo đức cho giáo viên, hướng dẫn giáo viên học cách đánh giá học sinh theo cách đánh giá mới, dựa vào các chứng cứ, đánh giá chính xác, thường xuyên.
Tóm lại: Tất cả các biện pháp trên đều nhằm đạt tới một mục đích cuối cùng là: Sau khi học xong mỗi tiết đạo đức các em sẽ biết ứng xử tốt nhất các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường và biết giữ gìn bảo vệ vệ sinh môi trường nơi công cộng. Các em nắm vững các chuẩn mực hành vi đạo đức; biết thực hành vận dụng hàng ngày để những hành vi đạo đức đó trở thành phẩm chất đạo đức tốt của người học sinh trong nhà trường, gia đình và xã hội.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT QUẢ:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyen đề: "Đổi mới phương pháp dạy học Đạo đức lớp 2". Với những biện pháp trên, sau một học kỳ chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
- Chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập môn Đạo đức đạt kết quả rõ rệt.
- Giáo viên nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Giáo viên đã tích cực học tập bồi dưỡng, vững vàng hơn về chuyên môn, nắm chắc quy trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy.
- Học sinh học tập tích cực, hứng thú chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, học sinh thích thú với môn Đạo đức.
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
2.1 Để Tiết dạy đạo đức thành công người giáo viên khi thiết kế một bài dạy Đạo đức lớp 2 phải xác định đúng các mục tiêu, chính xác, rõ ràng, đảm bảo đủ 3 yêu cầu quy định. Xây dựng phong trào thi đua dạy tốt học tốt môn Đạo đức dưới nhiều hình thức khác nhau.
2.2. Phải tổ chức tốt các hoạt động học tập trên lớp.
Để chuỷen tải kiến thức tới học sinh một cách nhẹ nhàng sinh động gắn với các hoạt động cụ thể. Giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức. Không tách rời các hoạt động trong một tiết học mà có sự kết hợp chuyển tiếp giữa các hoạt động với nhau. Đồng thời để tiết dạy có hiệu quả giáo viên cần giao nhiệm vụ rõ ràng, chốt nội dung kiến thức ở từng phần.
Động viên khuyến khích học sinh thường xuyên. Sau mỗi hoạt động, hoặc mỗi câu trả lời giáo viên cần khen ngợi, động viên các em. Giúp học sinh tự tin hơn, chủ động chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới.
2.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:
Các phương pháp dạy học Đạo đức rất đa dạng. Nó bao gồm cả phương pháp truyền thống và phương pháp mới. Mỗi phương pháp có một mặt mạnh và hạn chế riêng. Vì vậy khi sử dụng các phương pháp dạy học giáo viên phải:
+ Lựa chọn kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp.
+ Không nên quá lạm dụng hoặc khẳng định hoàn toàn một phương pháp dạy học nào.
+ Căn cứ vào đối tượng học sinh mà sử dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lý, linh hoạt và đúng mức.
2.4. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng dạy học là phương tiện dạy học không thể thiếu trong mỗi tiết dạy. Song khi sử dụng giáo viên phải nhẹ nhàng linh hoạt đưa đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ, để phát huy hết tác dụng. Nên khi sử dụng đồ dùng dạy học để đạt được hiệu quả cao chúng ta phải:
+ Nắm vững ý đồ của đồ dùng.
+ Phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học.
+ Đưa đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ.
2.5. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, kết hợp các lực lượng trong môi trường giáo dục.
- Việc dạy đạo đức cần gắn bó chặt chẽ với việc dạy các môn học khác với các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm tạo ra môi trường giáo dục khép kín, tạo bầu không khí làm mạnh xung quanh trẻ để hình thành và phát triển tư tưởng tình cảm hành vi và thói quen đạo đức cho các em. Các em biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tiễn hàng ngày.
2.6. Mỗi thầy cô phải là một tấm gương sáng và chuẩn mực đạo đức, để học sinh học tập và noi theo. Vì vậy mỗi giáo viên cần chú ý tới cử chỉ, lời nói và cách ăn mặc của mình để học sinh bắt chước làm theo.
Trên đây là một số ý kiến của tôi qua quá trình thực hiện chuyên đề: "Đổi mới phương pháp dạy học Đạo đức lớp 2". Do thời gian có hạn như kinh nghiệm giảng dạy chưa được tích luỹ nhiều, chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Mai, ngày 15 tháng 4 năm 2008
Người viết và trình bày
Nguyễn Thị Hải Yến
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
BÀI 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chúng ta cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại để thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại có nghĩa là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy nghe nhẹ nhàng.
2. Thái độ:
- Tôn trọng, từ tốn khi nói chuyện điện thoại
- Đồng tình ủng hộ với các bạn biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
- Phê bình, nhắc nhở những bạn không biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
3. Kỹ năng:
- Biết nhận xét đánh giá hành vi đúng hoặc sai khi nhận và gọi điện thoại.
- Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.
II. CHUẨN BỊ:
- Tiểu phẩm: Điện thoại. Đạo cụ chuẩn bị cho tiểu phẩm.
- Bộ đồ chơi điện thoại hoặc điện thoại thật loại để bàn.
- Phiếu thảo luận nhóm của hoạt động 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ: 3 - 5'
- Khi muốn nhờ ai điều gì em cần nói lời đề nghị như thế nào?
- Vì sao em cần nói như vậy?
- Nhận xét
- 4 học sinh
- Em cần nói nhẹ nhàng, lịch sự, phù hợp.
- Vì nó thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: (1 - 2')
2. Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi (6 - 8').
a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự.
b, Cách tiến hành:
- Bước 1: HS đóng vai diễn lại kịch bản có mẫu hành vi đã chuẩn bị.
- 3 học sinh diễn kịch.
Tiểu phẩm: Tại nhà Ngọc, mẹ đang hướng dẫn Ngọc học bài thì chuông điện thoại reo. Mẹ Ngọc nhấc ống nghe:
Mẹ Ngọc: A lô! Tôi là Thuỳ Anh xin nghe.
Chi: A lô! Cháu chào bác ạ! Cháu là Chi bạn Ngọc, bác làm ơn cho cháu gặp Ngọc với ạ!.
Mẹ Ngọc: Cháu chờ Ngọc một chút nhé.
Ngọc: Chào Chi, tớ Ngọc đây, có chuyện gì vậy?
Chi: Chào cậu, tớ muốn mượn cậu quyển sách Toán nâng cao. Nếu ngày mai cậu không cần dùng đến nó thì cho tớ mượn với.
Ngọc: Ngày mai tớ không dùng đến nó đâu, cậu qua lấy ngay hay để mai tớ mang đến lớp cho?
Chi: Ngày mai cậu mang cho tớ mượn nhé: Cám ơn cậu nhiều. Tớ cúp máy đây, chào cậu.
Ngọc: Chào cậu.
Bước 2: Hướng dẫn HS nhận xét về đoạn hội thoại qua điện thoại vừa xem:
- Khi gặp mẹ Ngọc, bạn Chi đã nói như thế nào?
- Khi gặp mẹ Ngọc, Chi đã nói năng rất lễ phép, tự giới thiệu về mình và xin phép được gặp Ngọc.
- Hai bạn Ngọc và Chi nói chuyện với nhau ra sao?
- Hai bạn nói chuyện với nhau rất thân và lịch sự.
- Cuối cuộc điện thoại hai bạn đã nói gì?
- Kết thúc cuộc gọi hai bạn đã đặt máy như thế nào?
- Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại
- Hai bạn đã chào nhau.
- Hai bạn đã đặt máy nghe rất nhẹ.
- Có, vì các bạn nhận và gọi điện thoại rất lịch sự.
* Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
- Nghe và nhắc lại kết luận.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: (10 - 12')
a, Mục tiêu: HS biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại.
b, Cách tiến hành:
- Phát biểu thảo luận cho các nhóm.
- Nội dung thảo luận:
- Các nhóm suy nghĩ thảo luận và ghi lại các việc nên làm và không nên làm khi nhận và gọi điện thoại.
+ Ghi lại các việc nên làm và không nên làm khi nhận và gọi điện thoại.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
+ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
- Nhận xét bổ sung
- Nghe và nhắc lại.
- Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại, cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nghe nhẹ nhàng, không nói quá to, nói trống không. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
4. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (6- 8')
a, Mục tiêu: Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại lịch sự.
b, Cách tiến hành:
- Yêu cầu một số cặp học sinh thực hiện cuộc đối thoại qua điện thoại.
- Khen ngợi những học sinh đã biết nhận và gọi điện thoại lịch sự.
- Một số cặp học sinh thực hiện cuộc đối thoại qua điện thoại.
- Nhận xét đánh giá
5. Củng cố - Dặn dò: (3 - 5')
- Khi nhận và gọi điện thoại em cần làm gì?
- Khi nhận và gọi điện thoại em cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nghe nhẹ nhàng.
- Vì sao cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại?
- Dặn dò HS thực hành theo những điều đã học và chuẩn bị cho tiết 2.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
- Ghi vở.
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem cua GV tieu hocf.doc