Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy học không chỉ đơn thuần là giáo viên dùng hệ thống câu hỏi, bài kiểm tra để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh và cho điểm. Hiện nay khi vấn đề giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá và dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục ở nước ta; và được thực hiện ở tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn Địa lí.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới giảng dạy bộ môn địa lí THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện đó hay không.
Tuy thời gian gần đây, việc dạy học môn địa lí đã được cải thiện theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nhưng học sinh vẫn còn mang nặng tính thụ động, chưa có kỹ năng tự tìm hiểu, phát hiện kiến thức mới. Có thể kể đến nhiều nguyên nhân như : chưa có sự triển khai đồng bộ về bồi dưỡng giáo viên, đổi mới sách giáo khoa, sách giáo viên, cơ sở vật chất kĩ thuật, trong đó việc thi cử còn mang nặng tính « chính - phụ » cũng là một trong những trở ngại lớn nhất.
II. Đổi mới phương pháp giảng dạy:
1.Vấn đề đổi mới:
Đổi mới không có nghĩa là bỏ đi các phương pháp giảng dạy địa lí truyền thống mà phải kế thừa, đồng thời tiếp thu những mặt tích cực của phương pháp giảng dạy địa lí mới.
2. Mục tiêu của vấn đề đổi mới phương pháp dạy là:
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh.
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học.
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập địa lí cho học sinh.
3. Đổi mới phương pháp dạy địa lí:
Như vậy, cái cốt lõi của phương pháp dạy địa lí mới là giúp học sinh phát huy được năng lực của bản thân, phát huy tính sáng tạo trong tiết học.
Muốn đạt được kết quả trên đòi hỏi sự cố gắng của giáo viên và học sinh, đặc biệt là vai trò của việc định hướng nhận thức cho học sinh là rất quan trọng.
a.Giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh:
- Dạy học hướng vào người học, tức người học là trung tâm; nhưng không vì thế mà quên vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên. Giáo viên là người tổ chức ra các hoạt động học tập và định hướng cho học sinh mục tiêu, ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Trong phương pháp tích cực, người học được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, nhưng học sinh tiếp thu tri thức một cách chủ động, sáng tạo chứ không phải thụ động.
- Bên cạnh sử dụng phương pháp thuyết giảng thì phương pháp vấn đáp và vấn đáp gợi mở cũng là phương pháp được giáo viên sử dụng tối đa. Mục tiêu của phương pháp này là giúp học sinh giải quyết vấn đề khi học địa lí. Phương pháp này đòi hỏi người học phải tư duy độc lập để tìm được kiến thức mới.
Ví dụ vấn đề : « Nguyên nhân hình thành hoang mạc Sahara » (Bài 27 sách giáo khoa địa lí lớp 7). Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh về vị trí, địa hình, hoàn lưu, hải lưu => Kết luận:
* Lãnh thổ Bắc Phi rộng, hình khối.
* Có đường xích đạo chạy ngang qua lãnh thổ.
* Chịu ảnh hưởng của gió tín phong Đông Bắc.
* Dòng biển lạnh Canari chảy ven bờ.
b. Giáo viên có thể tạo tình huống để học sinh nhận thức kiến thức mới, tức tránh lối « thầy đọc, trò chép » giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh tự kết luận và ghi bài (Tất nhiên có sự định hướng và khẳng định đúng hoặc sai của giáo viên).
c. Giúp học sinh khai thác tốt các thiết bị học tập:
+Sách giáo khoa: Khai thác kiến thức từ sách giáo khoa bao gồm kênh hình, kênh chữ, bảng thống kê, số liệu, biểu đồ, lược đồ...
Việc sử dụng sách giáo khoa tưởng chừng như rất dễ song lại không đơn giản để khai thác triệt để kiến thức từ sách giáo khoa và không bị lệ thuộc quá mức vào nó. Giáo viên nên rèn luyện cho học sinh khả năng sử dụng sách; biết chú trọng vào phần trọng tâm, lướt qua những phần không cơ bản, phát hiện những thiếu sót của sách giáo khoa và bổ sung những thông tin, số liệu, tin tức thời sự liên quan tới bài học mà sách giáo khoa không có hoặc chưa có.
Ví dụ 1: Trong sách giáo khoa lớp 8, ở bài 10 mục 2 có ghi « Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa » là chưa chính xác, vì « nhiệt đới gió mùa » là một kiểu.
Ví dụ 2 : Trong sách giáo khoa lớp 7, ở bài 2 mục 2 có Hình 2.2 là hình ảnh ba chủng tộc Môngôlôit, Ơrôpêôit, Ocxtraylôit. Giáo viên có thể cho học sinh khai thác ảnh để rút ra ý nghĩa là ba chủng tộc này chung sống hoà bình, bình đẳng với nhau. Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể nêu lên một số nét nổi bật của ba chủng tộc này để học sinh phân biệt.
+Bản đồ và quả địa cầu:
Là những thiết bị quen thuộc khi dạy địa lí. Giáo viên nên rèn luyện để học sinh có khả năng sử dụng các phương tiện này hợp lí, hiệu quả về kiến thức lẫn kỹ năng sử dụng.
d. Giáo viên nên giúp học sinh học tốt các bài học thực hành, tránh dạy lướt, dạy bỏ kiến thức bởi các bài thực hành sẽ định hướng nhiều kĩ năng địa lí cho học sinh.
e. Giáo viên giảng dạy theo hướng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh:
Có thể mỗi giáo viên có những phương pháp riêng biệt để giúp học sinh tự học. Giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị bài học trước ở nhà. Muốn thế, giáo viên phải thực hiện tốt phần củng cố bài, tức là giáo viên đã phân công cho học sinh chuẩn bị những vấn đề gì cho tiết sau. Bên cạnh đó, giáo viên thực hiện tốt phương pháp giao việc có kiểm tra, đánh giá sẽ giúp học sinh chủ động tích cực, làm việc có hiệu quả.
f. Giáo viên nên tăng cường sử dụng phối hợp các phương pháp:
Học tập cá nhân, tập thể, phân nhóm....Trong đó phương pháp chia nhóm là hiệu quả nhất. Khi chia nhóm nhỏ, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh làm việc tích cực, năng động; khi làm việc cần bầu ra nhóm trưởng và thư ký để ghi lại kết quả thảo luận của nhóm. Giáo viên nên chọn chủ đề thảo luận có tình huống, cần tới sự chia sẻ hợp tác giải quyết; thành viên nhóm không nên quá đông, mỗi nhóm từ 4 đến 6 học sinh. Khi cho học sinh thảo luận giáo viên phải quy định rõ ràng về thời gian, giáo viên không nên quên vai trò hướng dẫn, quan sát, kiểm tra khi học sinh thảo luận và đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của học sinh, khái quát các kiến thức cơ bản nhằm củng cố kiến thức cho học sinh.
g. Đối với việc nâng cao kỹ năng địa lí:
Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tham gia các trò chơi địa lí nhằm tạo không khí thoải mái, đây cũng là phương pháp hiệu quả để thực hiện cuộc vận động « Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ». Tuy vậy,việc lựa chọn trò chơi địa lí phải thích hợp với thời lượng bài dạy.
Ví dụ: Với hiện tượng trái đất quay xung quanh mặt trời, có nghĩa là trái đất cùng một lúc thực hiện đồng thời hai hoạt động quay. Giáo viên có thể chọn 3 học sinh để đóng vai Trái đất, Trục, Mặt trời để minh họa.
h. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh xem phim tư liệu, tham quan địa lí nếu có điều kiện, khuyến khích học sinh quan sát thế giới tự nhiên, tìm kiếm, xử lí thông tin và kiến thức địa lí từ mọi nguồn, đặc biệt là qua mạng Internet và các phương tiện truyền thông khác.
i. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được xem là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Ngoài việc soạn và trình chiếu giáo án điện tử thì khả năng lấy thông tin, hình ảnh để bổ sung vào những gì mà sách giáo khoa không có hoặc chưa có cũng được xem là ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
k. Bên cạnh đó người giáo viên cũng cần tích cực định hướng đổi mới phương pháp học tập cho học sinh, giúp học sinh xác định được mục tiêu, mục đích, thái độ học tập đúng đắn, tích cực, chủ động.
-Tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh. Thường là học sinh rất lúng túng trong khi xác định phương pháp học tập cho mình. Cần phải chỉ rõ cho học sinh 2 nội dung quan trọng trong phương pháp học tập.
+ Phương pháp học tập trên lớp: Cần phải tập trung cao độ vào việc tìm hiểu và phân tích kiến thức, nghe giảng, để hiểu rõ nội dung bài, mạnh dạn tham gia xây dựng bài, không nên quá tập trung vào việc ghi bài mà việc nghe giảng bị gián đoạn dẫn đến không hiểu bài (nhiều học sinh chỉ ra sức ghi chép bài mà không chú ý phần giảng giải của giáo viên).
+ Phương pháp học tập ở nhà: (Có 3 bước quan trọng)
Bước 1: Xem lại bài giảng trên lớp, tìm hiểu rõ nội dung và nhớ nội dung cơ bản của bài học.
Bước 2: Vận dụng nội dung ấy để trả lời câu hỏi cuối sách giáo khoa, làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập rồi đến các bài trong sách nâng cao nếu có khả năng và nhu cầu.
Bước ba: Soạn bài và chuẩn bị bài mới ở nhà, ghi lại các vấn đề chưa hiểu bằng hệ thống câu hỏi để đưa ra trao đổi, tìm hiểu vào tiết học ở trên lớp.
- Các em học sinh khá, giỏi thực hiện rất tốt hai nội dung trên của phương pháp học tập, đặc biệt chú trọng phương pháp học ở nhà. Các em học sinh yếu kém thường bỏ qua việc học ở nhà, hoặc học bài ở nhà thì bỏ qua bước một, thực hiện sơ sài hoặc không thực hiện bước ba dẫn đến việc bước vào tiết học với tâm lí thụ động và nắm kiến thức một cách hời hợt.Việc vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi và làm bài tập khiến cho việc hiểu bài phiến diện, lệch lạc và chóng quên.
- Một điểm then chốt nữa trong phương pháp học tập là phải học thường xuyên, đều đặn tất cả các bài trong chương trình vì kiến thức là một hệ thống hoàn chỉnh, nếu học sinh học đối phó, chỉ học khi bị kiểm tra thì kiến thức không đầy đủ và hệ thống, dẫn đến không có cơ sở để tiếp thu những kiến thức tiếp theo.
- Thường là học sinh không hiểu những điểm cơ bản như trên, nhiều em cứ nghĩ phương pháp học tập là cách gì thật độc đáo, không quan niệm rằng đó là những điều rất thông thường nhưng đòi hỏi người học cần phải có ý chí và nghị lực, kiên trì thực hiện đầy đủ các bước và công việc cần thiết.
- Tổ chức Hội nghị học tốt, sinh hoạt chuyên đề về phương pháp học tập, quy mô từng lớp và toàn trường. Điều quan trọng là sau đó phải tổng kết, rút ra những phương pháp hay, dễ áp dụng, có hiệu quả để phổ biến, yêu cầu các lớp tổ chức học tập và vận dụng.
-Cần phân tích, giảng giải và ngăn chặn việc quay cóp, không trung thực trong học tập, đồng thời cần phải chống học lệch nhằm giúp học sinh có định hướng đúng đắn trong học tập.
Trên đây là bài tham luận của chúng tôi về việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn địa lí. Có thể mỗi trường, mỗi khối lớp, mỗi giáo viên có những phương pháp khác nhau nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Bài tham luận này chỉ là những gì mà tổ Sử-Địa Trường THCS Chu Văn An chúng tôi đã trao đổi và áp dụng thực hiện, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
ngày 23 tháng 02 năm 2011
Thay mặt nhóm thảo luận
Giáo viên
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem.doc