Đề tài Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lý kinh tế-xã hội

Vấn đềnghiên cứu địa lý theo hướng định lượng đã nhiều thập kỷnay là

địa hạt đầy khích lệ, đầy kịch tính của địa lý học. Trong lịch sửcủa địa lý

học, các phương pháp định lượng đã được đặt nền móng từthếkỷ19, với

những nhà địa lý vĩ đại của thếkỷ đó nhưHumbolt, Ritter, Tunen,

Xememov-Tiansanxki. Trong những năm 30 của thếkỷnày, những mô

hình không gian toán học nổi tiếng của Christaller (lý thuyết vịtrí trung

tâm), của Lösch (cảnh quan kinh tế) đã khích lệrất nhiều nhà địa lý ởcác

nước phương Tây phát triển các mô hình này (Xauskin, 1976).

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lý kinh tế-xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quan trọng để đi tới tổng hợp, khái quát hoá các kết quả nghiên cứu. Nó cho phép phân tích ở trình độ cao cấu trúc ngang của lãnh thổ, quy luật phân hoá lãnh thổ. Có nhiều cách phân loại (V.T.Jukov, X.N.Xerbeniuk, V.X.Tikunov, 1980, chương 4; SPSS Professional Statistics 6.1, 1993, Chapter 3 - Cluster Analysis). ? khoa địa lý ĐHSP HN 1 trong những năm 80 đã có một số thử nghiệm của PGS Đỗ Hưng Thành và cộng sự trong việc dùng mô hình phân loại Vroxlav tương đối đơn giản để phân chia ranh giới vùng trung du... Trong nghiên cứu (Thịnh, 1987a, 1987b) cũng dùng mô hình phân loại Vroxlav, với sự trợ giúp của máy vi tính tính ra các khoảng cách phân loại (khoảng cách D) theo bộ chỉ tiêu phản ánh điều kiện sinh thái nông nghiệp (các chỉ tiêu phân hạng đất theo mức độ thích hợp cho 17 nhóm cây trồng khác nhau) của 163 đơn vị lãnh thổ. Và sau đó, các đơn vị lãnh thổ (các taxon) được nối với nhau theo phương pháp thủ công, tạo thành sơ đồ hình cây (dendrit) và trên cơ sở đó thành lập bản đồ . Và kết quả là chúng tôi đã đưa ra bản đồ Phân loại phân kiểu lãnh thổ của các điều kiện sinh thái nông nghiệp để phát triển ngành trồng trọt. Các đơn vị phân loại (taxon) không chỉ được đánh giá chung theo mức độ thuận lợi cho trồng trọt, mà còn được đánh giá cụ thể cho từng nhóm trong 12 nhóm cây trồng chính. Nét độc đáo trong cách tiếp cận ở nghiên cứu này là: thông tin đầu vào không phải là các chỉ tiêu phản ánh một đặc điểm tự nhiên nào đó của môi trường tự nhiên (như các chỉ tiêu về địa hình, khí hậu, đất, nước...) mà là những chỉ tiêu đã mang tính tổng hợp (phân hạng đất). Trên cơ sở đó mà tổng hợp một lần nữa thành các sơ đồ phân loại. Trong nghiên cứu (Thịnh, Bình, 1997), chúng tôi dùng kĩ thuật phân tích sự co cụm (Cluster Analysis). Mỗi một đối tượng địa lí được đặc trưng bởi n chỉ tiêu nhất định, hay nói cách khác, mỗi trường hợp đưa vào phân tích là một vectơ-hàng n chiều X= ⏐x1, x2, ..., xn⏐. Trong phân tích này, mỗi huyện được đặc trưng bởi 9 chỉ tiêu: tỉ lệ % nhà kiên cố, tỉ lệ % nhà bán kiên cố, tỉ lệ % nhà đơn sơ, tỉ lệ % số hộ dùng điện, tỉ lệ % số hộ dùng nước máy, tỉ lệ % số hộ dùng nước giếng, số xe máy bình quân trên 100 hộ, số tivi bình quân trên 100 hộ, số máy truyền thanh bình quân trên 100 hộ. Như vậy, mỗi huyện là một vectơ 9 chiều. Ma trận phân tích gồm 83 hàng (83 huyện, thị xã) và 9 cột chỉ tiêu. Trong không gian n chiều, mỗi đối tượng gộp nhóm được trình bày như một điểm. Mức độ tương tự của một huyện X (đối tượng gộp nhóm) theo bộ chỉ tiêu đã chọn đối với một trong các huyện còn lại Y được trình bày dưới dạng khoảng cách phân loại (X,Y). Có nhiều công thức tính toán khoảng cách này, mà thông thường người ta sử dụng khoảng cách bình phương Ơclit (trong không gian n chiều) theo công thức: 10 Khoảng cách (X,Y) = ∑ − i ii YX 2)( Các kết quả phân loại được trình bày thành ma trận, sơ đồ hình cây (dendrogram) và các quan hệ gộp nhóm (cluster membership) có thể được ghi lại (với số lượng nhóm tuỳ chọn). Trong nghiên cứu này, nét đặc sắc là ở chỗ sử dụng uyển chuyển các phần mềm MapInfo và SPSS. Thông tin gốc được lưu trữ dưới dạng file số liệu MapInfo và file số liệu SPSS. Sau khi xử lí xong ở phần mềm SPSS, thì nhờ thủ tục SQL select trong MapInfo, các thông tin được chuyển vào file MapInfo và từ đó, việc vẽ tự động bản đồ chuyên đề Phân nhóm các huyện đồng bằng sông Hồng theo các chỉ tiêu diều kiện sống của hộ nông thôn đã trở nên dễ dàng. Thông qua việc thay đổi số lượng cụm (cluster), ta có thể tháy rõ hơn những cung bậc tinh tế nhất trong sự phân hoá không gian điều kiện sống cuả dân cư nông thôn đồng bằng sông Hồng. Hình 5- Bản đồ phân nhóm các huyện đồng bằng sông Hồng theo các chỉ tiêu về điều kiện sống của hộ nông thôn Khi chia thành 18 nhóm, các huyện ngoại thành Hà Nội được phân biệt rõ qua hai bờ tả và hữu ngạn sông Hồng, còn khi chia thành 13 nhóm, với sự khái quát hoá cao hơn, thì hai nhóm này được gộp làm một. Đồng bằng sông Hồng được "phân khu rõ": bao bọc lấy các kiểu 12 và 13 (ngoại thành Hà Nội) là các huyện thuộc kiểu 11. Các thị xã tạo ra các kiểu vùng nông thôn "nội thị" với các đặc trưng khác biệt với vùng nông thôn rộng lớn xung quanh (nhóm 6: TX Hải Dương, nhóm 3: TP Nam Định và TX Kiến An, nhóm 9: TP Hạ Long, nhóm 18: TX Đồ Sơn...). Ở các vùng 0 12 5 25 11 16 14 5 14 11 3 7 18 17 17 10 10 9 5 1 1 4 4 1 6 14 1 1 11 11 13 11 8 11 12 13 11 11 1211 11 11 4 5 11 11 16 16 16 2 2 14 16 16 7 3 11 1 2 1 4 11 12 11 11 16 16 2 1215 4 11 2 4 1 117 11 5 1 Ph©n nhãm tù ®éng 1 (10) 2 (5) 3 (2) 4 (6) 5 (4) 6 (1) 7 (2) 8 (1) 9 (1) 10 (2) 11 (25) 12 (5) 13 (2) 14 (4) 15 (1) 16 (8) 17 (3) 18 (1) 11 ven thành phố Nam Định, thị xã Hải Dương, Hải Phòng, ta cũng thấy sự lan toả ảnh hưởng của các đô thị này phản ánh ở các "vành đai" kiểu điều kiện sống của dân cư. Tuy nhiên, cho đến nay, ảnh hưởng này cũng chưa lớn lắm. Những kết quả phân loại tổng hợp với sự hỗ trợ của máy tính và các phần mềm chuyên biệt (MapInfo, SPSS...) mở ra những triển vọng mới trong nghiên cứu tổng hợp các đơn vị lãnh thổ trong phạm vi cả nước. Những cuộc điều tra toàn diện nông thôn nông nghiệp, với những kết quả đã được công bố cho phép các nhà địa lí có thể tiến hành phân loại các huyện theo một tập hợp các chỉ tiêu được lựa chọn có luận chứng cẩn thận. Và kết quả là chúng ta có thể tiến hành phân loại các huyện, phân kiểu các huyện và phân vùng nông thôn nông nghiệp theo quan điểm mới, trong đó những vấn đề của nông nghiệp, nông dân và nông thôn hoà quyện với nhau trong một thể thống nhất hữu cơ. KẾT LUẬN Những nghiên cứu thành công bước đầu cho phép chúng ta vững tin ở việc áp dụng các phương pháp định lượng trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội. Khi nắm vững quan điểm phương pháp luận nghiên cứu của địa lý kinh tế - xã hội, có định hướng nghiên cứu đúng, biết cách phát hiện ván đề, thì nhà địa lý có thể vận dụng đúng các phương pháp và phương tiện nghiên cứu hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng nghiên cứu của mình. Đây cũng là nguồn động viên cho các nhà địa lý trẻ có thể vững bước trên con đường khám phá mà không sợ lạc hướng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Antoine Bailly, Hubert Beguin (1996) - Introduction à la géographie humaine. Armand Colin, 6e édition. 2. Lê Thanh Bình (1996) - Phân tích sự chuyển biến không gian kinh tế - xã hội nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Luận án PTS Địa lý. Hà Nội. 3. Chorley R., Haggett P. (ed.) (1967) - Models in geography. London (bản tiếng Nga, Nxb "Tiến Bộ, M., 1971). 4. Nguyễn Kim Chương (1996) - Hướng định lượng trong nghiên cứu địa lý. TBKH, ĐHSP-ĐHQG HN, số 4, tr.1-4. 5. Đỗ Thị Minh Đức (1985) - Một số kết quả bước đầu nghiên cứu đặc điểm quần cư và các kiểu quần cư nông thôn Hà Nội. Tạp chí Kinh tế vùng - số 4, tr. 23-28. 12 6. Đỗ Thị Minh Đức (1991) - Phân tích nguồn gia tăng đô thị và sự phân bố dân cư khu vực nội thành Hà Nội. TBKH - ĐHSP HN 1, số 5, tr.23-29. 7. Đỗ Thị Minh Đức (1992) - Những yếu tố chính tạo nên sự biến đổi của quần cư vùng ngoại thành Hà Nội thuộc hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì. TBKH của các trường Đại học, Địa lý - Khí tượng thuỷ văn, số 2, tr.19-27. 8. Đỗ Thị Minh Đức (1997) - Nghiên cứu sự biến động của sử dụng đất lâm nghiệp xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. TBKH - ĐHSP - ĐHQG HN, số 2, tr.73-82. 9. Haggett P. (1975) - Geography: a modern synthesis. 2nd edition, Harper International, New York, London. (Bản tiếng Nga 1979). 10. Harvey D. (1969) - Explanation in geography. London (Bản tiếng Nga, 1971). 11. Holt-Jensen A., Fullerton B. (1988) - Geography: History and concepts. A student's guide. 2nd Edition. Paul Chapman, London. 12. Jukov V.T, Xerbeniuk X.N. , Tikunov V.X. (1980) - Mô hình hoá toán - bản đồ trong địa lý. K.A.Xalisev hiệu đính. Nxb "Tư tưởng", Maxcơva (tiếng Nga) 13. Peet R., Thrift N. (ed.) (1989) - New models in geography. Volume One. Unwin Hyman Ltd, London. 14. Shaw G., Wheeler D. (1994) - Statistical techniques in geographical analysis. David Fulton, London,. 15. Silk J. (1979, 1981) - Statistical concepts in geography. George Allen & Unwin, London. 16. Nguyen Viet Thinh (1987a) - Economic-geographical estimation of the natural conditions and resources for the development of agriculture in the South-East Economic Region of Bulgaria. Bulletin of the Bulgarian geographical society, Book XXV (XXXV), pp. 129-142. 17. Nguyễn Viết Thịnh (1987b) - Phân tích địa lý kinh tế tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở vùng kinh tế Đông Nam Bungari. Luận án PTS Địa lý, Sofia, (tiếng Bungari). 18. Nguyễn Viết Thịnh (1990) - Đánh giá hiệu quả kinh tế của sự phân bố sản xuất trong ngành trồng trọt trên cơ sở phương pháp đánh giá kinh tế đất (lấy thí dụ ở vùng kinh tế Đông Nam Bungari), TBKH - ĐHSP HN 1, số 1, tr. 96-103. 13 19. Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thanh Bình (1997)- Phân loại tự động các huyện đồng bằng sông Hồng theo điều kiện sống của hộ nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 234, tháng 11, tr.37-41. 20. Yu.G.Xauskin (1976) - Lịch sử và phương pháp luận của khoa học địa lý. Nxb ĐHTH Maxcơva, (tiếng Nga). Nguồn: Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh - Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội. TBKH ĐHSP-ĐHQG HN, số 5-1998, tr. 136-146. 14 SUMMARY QUANTITATIVE AND QUALITATIVE RESEARCH IN SOCIO- ECONOMIC GEOGRAPHY Nguyen Viet Thinh, Do Thi Minh Duc The geographical synthesis can not reach a high quality without quantitative methods. In this article, the authors summed up their experience in application of quantitative methods in socio-economic geography during the last more than 10 years. This experience includes: - Selection of indictors; - Correlation analysis; - Regression analysis; - Hierarchical classification.

File đính kèm:

  • pdfDinh luong va dinh tinh trong nghien cuu dia li kinhte xa hoi.pdf
Giáo án liên quan