Như chúng ta đã biết địa lí là một môn khoa học tự nhiên không thể thiếu trong nhà trường phổ thông, nó góp phần tích cực trong giáo dục và đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện. Mục tiêu đào tạo của bộ môn là trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, những kĩ năng nhất định và bồi dưỡng thái độ và tình cảm. Trong đó các kĩ năng địa lí mà học sinh cần đạt được ở bậc THCS là: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các hiện tượng địa lí, phân tích sử dụng bản đồ, Atlat, vẽ và phân tích biểu đồ, đồ thị, lát cắt . Các kĩ năng này giúp học sinh tiếp tục vận dụng để tìm tòi, khám phá các kiến thức mới. Càng vận dụng, kĩ năng trở nên thành thạo và trở thành kĩ xảo. Việc vận dụng các kĩ năng đóng vai trò hết sức quan trọng, nếu không có kĩ năng điạ lí, không thể học tốt địa lí. Trong bài dạy có nhiều loại biểu đồ mà học sinh phải dựa vào đó nhận xét, phân tích để tìm ra kiến thức mới sau đó đi đến một kết luận địa lý và ngược lại.Trong các tiết thực hành, ôn tập, kiểm tra học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ thích hợp, tính cơ cấu.chuyển từ bảng số liệu thành biểu đồ từ đó học sinh nhận xét, kết luận các yếu tố địa lý được dễ dàng hơn thông qua các biểu đồ. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết học sinh ở các trường trung học cơ sở trong huyện Thiệu Hóa nói chung và Trường THCS Thiệu Duy nói riêng, đặc biệt là học sinh lớp 9, kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí của các em còn yếu. Trong khi đó giáo viên cũng không có một tài liệu chuẩn nào để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng này.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6053 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Định hướng kỹ năng nhận xét và vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phần thứ nhất trên các hình tròn, sau đó mới tiếp tục vẽ các thành phần kế tiếp và cần phải ghi ngay giá trị tỷ lệ % của từng thành phần.
Lưu ý: Các thành phần có giá trị lớn nên kẽ kí hiệu nét thưa, ngược lại các thành phần có giá trị nhỏ nên kẻ nét dày hoặc kẻ ô vuông và phần ghi giá trị % có thể ghi ra phía ngoài ngay sát trên thành phần đó qua đó đảm bảo được tính trực quan và tiết kiệm thời gian.
* Bốn là, hoàn chỉnh biểu đồ: Lập bảng chú giải cần phải theo thứ tự các thành phần đã được thể hiện trên các hình tròn, và có thể bằng 2 kiểu kí hiệu hình quạt hoặc kẻ ô vuông, ghi tên biểu đồ đầy đủ.
* Năm là,nhận xét, giải thích.
Ví dụ: Bài tập 2, trang 23-SGK Địa Lí 9
Dựa vào bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế,năm 2002:
Các thành phần kinh tế
Tỉ lệ %
Thành phần kinh tế Nhà nước.
Thành phần kinh tế tập thể
Thành phần kinh tế tư nhân
Thành phần kinh tế cá thể.
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Tổng cộng
38.4
8.0
8.3
31.6
13.7
100
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế và cho nhận xét.
Hướng dẫn học sinh giải:
1.Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002
2.Nhận xét: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta khá đa dạng.
Nước ta có 5 thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất (38,4%) sau đó đến thành phần kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thấp nhất là thành phần kinh tế tập thể (8 %).
3. 4.4. Biểu đồ miền:
Có 2 dạng biểu đồ miền, đó là: biểu đồ miền “chồng nối tiếp” và biểu đồ miền “chồng từ gốc tọa độ”. Tuy nhiên, ở lớp 9 chủ yếu sử dụng dạng biểu đồ miền “chồng nối tiếp”.
* Một là, nghiên cứu lựa chọn loại biểu đồ thích hợp (chú ý chuỗi thời gian 4 thời điểm trở lên) và tiến hành xử lý nguồn số liệu từ giá trị tuyệt đối sang giá trị tương đối.
* Hai là,xây dựng hệ trục tọa độ để thể hiện:
- Trục hoành thể hiện mốc thời gian được chia tương ứng với tỷ lệ khoảng cách năm, mốc thời gian đầu tiên được thể hiện ngay gốc tọa độ.
- Trên trục tung phân chia đều khoảng cách giá trị với giá trị trên cùng 100 và ghi đơn vị % trên trục tung.
- Từ các mốc thời gian, kẻ các đoạn thẳng nét mờ song song trục tung với giới hạn trên tại mốc giá trị 100.
- Nối mốc giá trị 100 tại thời điểm cuối với mốc giá trị 100 trên trục tung ta có được không gian khép kín của biểu đồ miền.
* Ba là, vẽ ranh giới miền:
- Chiếu theo mốc giá trị % với các mốc thời điểm ta được đường biểu diễn cho thành phần thứ nhất tạo được miền cho thành phần đó và tiến hành vạch ký hiệu miền.
- Nếu đối tượng có 2 thành phần chỉ cần vạch một đường ranh giới, phần còn lại của thành phần kia. Tương tự, nếu đối tượng có 3 thành phần chỉ cần vạch 2 đường ranh giới…
* Bốn là, hoàn chỉnh biểu đồ:
- Ghi số liệu giá trị cơ cấu tại các thời điểm của từng thành phần.
- Lập bảng chú giải về ký hiệu miền
- Ghi đầy đủ tên biểu đồ.
Năm là, nhận xét, giải thích.
Ví dụ: Bài 3- trang 37- SGK Địa Lí 9
Cho bảng số liệu sau đây:
Sản lượng thủy sản của nước ta (nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
1990
890,6
728,5
162,1
1994
1465,0
1120,9
344,1
1998
1782,0
1357,0
425,0
2002
2647,4
1802,6
844,8
1) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu nghành khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta giai đoạn 1990 - 2002.
2) Hãy phân tích sự chuyển dịch cơ cấu trên.
Hướng dẫn học sinh giải:
1. Chọn biểu đồ: Vẽ biểu đồ miền.
2. Vẽ biểu đồ :
a. Xử lý số liệu:
Năm
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
1990
100%
81,7
18,3
1994
100%
76,5
23,5
1998
100%
76,1
23,9
2002
100%
68,0
32,0
b. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành thủy sản nước ta giai
đoạn 1990-2002
Năm
3. Nhận xét:
- Nghành khai thác luôn chiếm tỷ trọng cao trong nghành thủy sản, chứng tỏ khai thác giữ vai trò quan trọng vì ta có điều kiện thuận lợi cho nghành khai thác phát triển. Như có vùng biển rộng, dài, trữ lượng thủy sản phong phú, có nhiều bãi tôm bãi;
- Tuy nhiên tỷ trọng khai thác đang có xu hướng giảm dần qua các năm, giảm từ 81,7% năm 1990 xuống còn 68% năm 2002.
- Nuôi trồng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang có tốc độ tăng nhanh, tăng từ 18,3% năm 1990 lên 32% năm 2002, nghành này nước ta hiện nay đang được đầu tư phát triển.
3.4.5. Biểu đồ cột chồng:
* Một là, xây dựng hệ trục tọa độ cần phải xem xét:
- Số lượng cột cần thể hiện trên trục hoành để phân chia khoảng cách giữa các cột vừa phải và dễ quan sát.
- Độ rộng các cột nên có kích thước nhất định để thể hiện các thành phần bên trong.
* Hai là, thể hiện cơ cấu hoặc quy mô của các thành phần:
Các cột có chiều cao bằng nhau và đều bằng 100%, đơn vị được ghi trên trục tung là %, bề rộng của các cột phải bằng nhau.
* Ba là, thể hiện kí hiệu cho từng thành phần trong biểu đồ và ghi số liệu mỗi thành phần.
* Bốn là, hoàn thiện biểu đồ: Lập bảng chú giải, ghi đầy đủ tên biểu đồ. Năm là,nhận xét, đánh giá: hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng, nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành. Ví dụ: Bài tập 2, trang 33-SGK Địa Lí 9
Cho bảng số liệu sau. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (đơn vị %) . Nhận xét?
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
SP trứngsữa
SP phụ chăn nuôi
1990
100
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100
62,8
17,5
17,3
2,4
Hướng dẫn học sinh giải:
1.Vẽ biểu đồ:
%
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn năm1990-2002.
N¨m
2.Nhận xét: Cơ câú giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi giai đoạn 1990-2002 có sự chuyển dịch rõ rệt :
- Tỷ trọng của ngành gia súc giảm nhưng vẫn chiếm ưu thế(so với năm 1990, năm 2002 giảm 1,1%).
- Tỷ trọng của ngành gia cầm giảm nhẹ (so với năm 1990, năm 2002 giảm 1,8%).
- Tỷ trọng của phụ phẩm chăn nuôi giảm nhẹ(so với năm 1990, năm 2002 giảm 1,5%).
- Tỷ trọng sản phẩm trứng sữa tăng nhanh (so với năm 1990, năm 2002 tăng 4,4% ) do nhu cầu tiêu thụ của người dân lớn.
4. Kiểm nghiệm:
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này kết quả đạt được như sau: - Học sinh xác định được cách chọn và vẽ biểu đồ phù hợp, đúng với yêu cầu đề bài.
- Học sinh nắm được các bước tiến hành trong khi vẽ biểu đồ.
- Học sinh nắm được các kĩ năng cơ bản khi vẽ biểu đồ.
- Học sinh biết khai thác biểu đồ để nhận xét một cách tương đối ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ theo yêu cầu của đề bài.Từ đó tỉ lệ học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ được đánh giá qua các bài kiểm tra một tiết ngày càng cao hơn qua các năm. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng thống kê kết quả vẽ và nhận xét của học sinh qua thời gian
áp dụng đề tài
Thời gian kiểm tra
Tổng số hoc sinh của khối lớp 9
HS vẽ và nhận xét biểu đồ sai
HS vẽ và nhận xét biểu đồ đúng
SL
(%)
SL
(%)
Tháng 9 năm 2013
83
67
80,7
14
19,3
Tháng 12 năm 2013
83
43
51,8
40
49,2
Tháng 3 năm 2014
83
12
14,5
71
85,5
Qua bảng thống kê trên, ta thấy số lượng học sinh sau khi vận dụng các kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ nêu trên vào các bài làm kểm tra một tiết trong từng giai đoạn trong năm học tăng lên rõ rệt.
Như vậy, qua các số liệu này cho chúng ta nhận định rằng kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí của học sinh lớp 9 ngày càng được củng cố vững chắc. Tuy nhiên, kết quả khả quan nêu trên cũng mới chỉ là sự thử nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy.
III-KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Từ khi bắt đầu nghiên cứu cho đến khi hoàn thiện đề tài, tôi luôn cố gắng thông qua thực tế giảng dạy trên lớp để kiểm nghiệm đề tài và ngược lại. Trước tiên cần định hướng cho học sinh nắm vững các bước cơ bản để vẽ và nhận xét một biểu đồ. Sau đó từng bước nâng dần kĩ năng, và từ kỹ năng biến thành kỹ xảo. Trong quá trình rèn luyện các em dần dần khắc phục các sai sót của mình khi gặp phải. Học sinh sẽ bắt đầu cảm nhận được niềm vui, sự hứng thú khi tự mình có thể vẽ và nhận xét được biểu đồ. Tóm lại, thực hiện được các kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong việc dạy, học môn địa lí trong nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng, hơn thế nữa nó còn góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời nó cũng góp phần làm thay đổi cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ kiểm tra, đánh giá bằng lý thuyết suông chuyển sang kiểm tra, đánh giá cả kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài tập, cũng như vào thực tiễn. Từ nhận thức đó trong những năm qua, tôi đã đúc kết và áp dụng tương đối thành công nội dung theo đề tài đã chọn này để giảng dạy địa lí tại trường THCS Thiệu Duy. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là kinh nghiệm của bản thân, hơn thế nữa trong quá trình thực hiện đề tài tuy hết sức cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên không thể nào tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó tôi rất mong được sự góp ý chân thành và thẳng thắn trên tinh thần xây dựng của đồng nghiệp để đề tài của tôi có tính khả thi và được áp dụng rộng rãi hơn. Tôi xin chân thành cám ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 31 tháng 3 năm 2014
CAM KẾT KHÔNG COPY.
Tác giả
Trần Lê Vân
MỤC LỤC
Phần nội dung
Trang
I. Đặt vấn đề
1
II. Giải quyết vấn đề
1-16
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
1-2
2. Thực trạng của vấn đề
2-3
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3-15
4. Kiểm nghiệm:
15-16
III. Kết luận và đề xuất
16-17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Rèn luyện kỹ năng Địa Lí - Mai Xuân San- Nhà xuất bản giáo dục, Hà
Nội, 1998.
2-Một số kinh nghiệm luyện thi học sinh giỏi môn Địa Lí về phân tích bảng
số liệu và biểu đồ, nội dung và phương pháp dạy học sinh giỏi quốc gia môn
Địa Lí - Đỗ Thị Minh Đức- Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
3- Ôn tập môn Địa Lí theo chủ điểm (in lần thứ hai)- Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001- PGS.TS Nguyễn Viết Thịnh-TS Đỗ Thị Minh Đức,
4- Kỹ thuật thể hiện biểu đồ địa lí ôn thi đại học- Trịnh Trúc Lâm - Nhà xuất
bản Hà Nội.
5- Tài liệu ôn thi học sinh giỏi của đồng chí Đỗ Xuân Oánh trường THCS
Thiệu Đô.
6-Một số tài liệu khác có liên quan đến đề tài.
File đính kèm:
- SKKN VE VE BIEU DO DIA LI 9.doc