Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Văn kiện hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã nêu: "Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải quán triệt về chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người".
23 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng, thái độ của học sinh, từ đó nhìn nhận được tính đúng đắn của chuẩn đoán.
+ Năng lực đáp ứng: Là năng lực đưa ra các nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với nhu cầu của người hoc và yêu cầu của mục tiêu giáo dục.
+ Năng lực triển khai chương trình dạy học: Tiến hành dạy và giáo dục căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục được quy định nhưng phù hợp với đặc điểm của đối tượng. Năng lực này có nội dung trong việc triển khai phương pháp dạy học. Phương pháp dạy lấy học sinh làm trung tâm.
- Về kiến thức: cần bồi dưỡng kiến thức ở tất cả các phân môn vì người giáo viên Tiểu học cần phải có trình độ văn hóa rộng, cần có hiểu biết trên nhiều lĩnh vực mà những kiến thức này trong quá trình đào tạo chưa đủ. Vì vậy cần phải được cập nhật, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục để có sự hiểu biết đầy đủ.
- Hệ thống kỹ năng cần được bồi dưỡng:
+ Kỹ năng thiết kế bài dạy: Vận dụng các phương pháp dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng với yêu cầu đổi mới về nội dung, chương trình và sách giáo khoa hiện nay. Đặc biệt là: Kỹ năng nghe- nói- đọc –viết là một khâu quan trọng của quá trình dạy học ở bậc Tiểu học.
+ Thiết kế cho từng giai đoạn cụ thể: Tuần- Tháng – Học kỳ – Năm học.
+ Thiết kế cho một bài học, một tiết học hay một hoạt động giáo dục.
Đây là một nôi dung cần bồi dưỡng cho giáo viên làm việc có kế hoạch tự tin hơn, chủ động hơn. Nếu người giáo viên dự kiến được những tình huống có thể xảy ra khi tiến hành một hoạt động giáo dục, dự kiến được biện pháp giải quyết tình huống đó sẽ chủ động hơn và sử dụng thời gian được một cách tối ưu.
+ Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với học sinh: Kỹ năng này có tầm quan trọng đặc biệt trong lao động sư phạm, vì đối tượng của lao động sư phạm là con người, quan hệ giáo viên và học sinh là quan hệ hai chiều.
+ Những kỹ năng triển khai hoạt động dạy học và giáo dục.
+ Kỹ năng viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học.
+ Kỹ năng hoạt động xã hội.
+ Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng.
3- Biện pháp về hình thực tổ chức công tác bồi dưỡng:
Muốn bồi dưỡng cho giáo viên để học có đủ khả năng, năng lực đáp ứng với sự đổi mới và từng bước nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên, thì quá trình tổ chức bồi dưỡng phải theo hướng: Đa dạng hóa các hình thức và phương thức bồi dưỡng để phù hợp với từng trình độ và điều kiện của từng người.
Các hình thức bồi dưỡng giáo viên ở trường Tiểu học Minh Tân đã áp dụng và thực hiện nhằm nâng cao chất lượng về đội ngũ đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học đã được áp dụng:
+ Bồi dưỡng tập trung.
+ Bồi dưỡng ngắn hạn.
+ Bồi dưỡng dài hạn.
+ Bồi dưỡng tại trường.
+ Tự bồi dưỡng.
+ Bồi dưỡng từ xa
III. Hiệu quả công tác quản lý góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Minh Tân:
Trường tiểu học Minh Tân là một trường thuộc vùng sâu, vùng xa của Huyện Kinh Môn. Trường luôn có số lớp, số học sinh cùng với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đông nhất trong toàn huyện. Trường được tách ra từ năm học 1992- 1993, tổng số cán bộ giáo viên là 54 người có 42 lớp và luôn có trên dưới 1000 học sinh. Thời gian này trường gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất đặc biệt là trình độ đội ngũ giáo viên cụ thể như sau:
Năm học 1992 – 1993
+ Trình độ giáo viên: Đại học: Không
Cao đẳng: Không
10+2: 27 đồng chí
7+1 : 11 đồng chí
Trung học hoàn chỉnh: 04 đồng chí
Trường Tiểu học Minh Tân có nhiều thuận lợi , có nhiều nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn trong đó có Công ty xi măng Hoàng Thạch. Con em nhà máy được phụ huynh quan tâm, vì vậy để đáp ứng việc nâng cao chất lượng của nhà trường trên địa hình phức tạp, đòi hỏi trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên phải được nâng cao.
Do đó từ năm học 1996 – 1997 được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành về chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Nhà trường đã lên kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cho việc bồi dưỡng đội ngũ như: Đã cử giáo viên đi học lớp cử nhân Cao đẳng và Đại học khoa Tiểu học do trung tâm bồi dưỡng của huyện và của tỉnh tổ chức. Năm học 1997 – 1999 phòng giáo dục Kinh Môn được sự đồng ý của sở giáo dục Hải Dương cho mở tiếp 03 lớp cử nhân, mỗi năm nhà trường đều cử từ 02 đến 03 giáo viên đi học. Như vậy tính từ năm học 1996 – 1999 đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường đã đạt trình độ cử nhân Cao đảng và Đại học chuyên ngành Tiểu học là13 đồng chí.
Năm học 2000 – 2001 đến nay, hàng năm nhà trường đều chủ động lập kế hoạch, tham mưu với phòng giáo dục huyện, trung tâm bồi dưỡng thường xuyên để bồi dưỡng giáo viên theo chuyên ngành đào tạo. Mặt khác nhà trường tích cực tham mưu với ủy ban nhân dân, phòng nội vụ, phòng tổ chức cán bộ giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên có trình độ 7+1, 7+2, trung học hoàn chỉnh nghỉ hưu theo chế độ 09, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của nhà trường.
Từ năm học 1999 đến nay:
- Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ Đại học là 02 đồng chí, trình độ Cao đẳng 01 đồng chí.
- Đội ngũ giáo viên có 44 đồng chí trong đó trình độ Đại học 11 đồng chí, trình độ Cao đẳng 21 đồng chí, trình độ trung học sư phạm 16 đồng chí ( trong đó có 05 đồng chí tuyển mới).
- Năm học 2006 – 2007 nhà trường có 09 đồng chí đang theo học các lớp Đại học tại chức: trong đó cán bộ quản lý 01, giáo viên văn hóa 05, giáo viên âm nhạc 02, giáo viên thể dục 01.
Chỉ tiêu phâm đấu của nhà trường đến năm 2010 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn 80%, đến năm 2015 đạt 100%.
Chương IV
Kết luận – kiến nghị
1- Kết luận:
Để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên ở nhà trường đạt hiệu quả thì việc đầu tiên là chúng ta phải biết chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên để tạo động lực cho người dạy và học vì đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định tới chất lượng giáo dục. Vì vậy nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ nhà giáo chính là nâng cao địa vị kinh tế – Xã hội của giáo viên. Thực hiện tiêu chuẩn hóa giáo viên, loại bỏ những yếu kém về phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ ra khỏi hệ thống giáo dục là một yêu cầu khả quan để cho nền giáo dục của trường Tiểu học Minh Tân nói riêng và nền giáo dục Nước nhà nói chung phát triển tốt đẹp.
Nhà nước và các cấp quản lý giáo dục cần tạo điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại của các trường sư phạm. Khuyến khích những người giỏi vào các trường sư phạm, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay ở các bậc học, ở những vùng khó khăn như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi biên giới hải đảo…
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một hướng làm đúng đắn đáp ứng như cầu, nguyện vọng của đông đảo giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Đồng thời làm cho mỗi giáo viên thấy rõ tầm quan trong của công tác giáo viên, đây là một nhiệm vụ cấp bách và cần phải làm và làm thường xuyên để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn lực con người trong điều kiện mới.
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần phải căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng của công tác bồi dưỡng cũng như các yêu cầu mới về hoạt động và nhân cách của người giáo viên Tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, dưới sự tác động của nhiều nhân tố có ảnh hưởng.
Đề tài này đi sâu tìm hiểu và phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Minh tân về số lượng, trình độ cơ cấu, chất lượng đội ngũ cũng như thực trạng về công tác bồi dưỡng đã tiến hành trong những năm qua. Đồng thời cũng phân tích thực trạng, tình hình học sinh nhà trường về số lượng và chất lượng giáo dục để khẳng định hiệu quả rõ ràng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Qua phân tích, đề tài chỉ ra: Muốn công tác bồi dưỡng giáo viên đạt kết quả cần chú ý các vấn Đề sau:
+ Đảm bảo được nguyên tắc phân loại giáo viên, phù hợp với nhu cầu lợi ích của từng giáo viên, làm tốt công tác tư tưởng để từng giáo viên nhận thức được rằng: Tự học, tự bồi dưỡng vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi giáo viên, gắn kết quả học tập bồi dưỡng của giáo viên với các chế độ chính sách khuyến khích về vật chất và tinh thần. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng để giáo viên chủ động cho phù hợp với điều kiện của mình.
+ Phải có liên kết phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phòng giáo dục và trung tâm giáo dục thường xuyên – trường Cao đẳng sư phạm để làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên.
Đề tài này cũng nêu lên một số biện pháp nhằm làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên trên các mặt nhằm giúp các bạn đọc cùng tham khảo và bổ sung góp ý kiến để mỗi người cán bộ quản lý trong các nhà trường sẽ làm tốt hơn và có hiệu quả hơn trong công tác chỉ đạo dạy và học.
2- Kiến nghị:
2.1 - Đối với Bộ giáo dục - Đào tạo:
Chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục tổng kết đánh giá kết quả kinh nghiệm chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên 1997 – 2002 và 2003 – 2007 trong toàn ngành để xây dựng thực hành tự bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ tiếp theo.
Với chương trình nội dung sâu sát, đặc biệt là đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa mới.
2.2. Đối với sở Giáo dục - Đào tạo
Tham mưu tích cực và hiệu quả với ủy ban nhân dân các cấp trong công tác lãnh đạo, quản lý đầu tư cho các trường sư phạm thuộc tỉnh, thành phố về tổ chức nhân lực cơ sở vật chất, chất lượng tuyển sinh giúp các nhà trường thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Tăng cường mở các chuyên đề cấp tỉnh cho đội ngũ cốt cán của huyện. Phát huy tác dụng của các chuyên san, tạp chí giáo dục. Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm, khích lệ các điển hình tiên tiến.
2.3. Đối với trường Cao đẳng và trường Đại học SP:
Cần tăng thêm các tiết cho sinh viên trong trường đi thực tế tại các lớp thực hành để giúp các em vững vàng hơn về phương pháp dạy học.
2.4- Đối với phòng giáo dục:
Nâng cao trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các nhà trường thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên – cán bộ quản lý. Đặc biệt là chất lượng của việc bồi dưỡng thường xuuyên, hội thảo chuyên đề cấp huyện.Tạo điều kiện và khuyến khích các trường tổ chức thăm quan học tập các đơn vị tiên tiến điển hình.
File đính kèm:
- SKKN Cong tac boi duong doi ngu Giao vien.doc