Thế giới ngày nay đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có và bước vào thế kỷ 21 với một cuộc chay đua của tất cả mọi người. Đặc biệt là học sinh, những người sẽ viết lên trang sử của tương lai. Cuộc chạy đua ấy để chuẩn bị cho các em bước vào đời với hành trang của chính mình mà sự sáng tạo là một điều cần thiết trong hành trang ấy. Với xã hội đang phát triển ngày nay, sự nghiệp giáo dục đã và đang được đổi mới để phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu. Luật Giáo dục đã xác định rõ mục đích đổi mới phương pháp dạy học “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh : Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bối dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 8118 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dạy học theo hướng tích cực môn Tự nhiên xã hội lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từng loại đường giao thông.
3. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan :
Đồ dùng trực quan là những thiết bị dạy học sẵn có hoặc giáo viên tự làm để học sinh quan sát, tìm tòi phát hiện những kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
Thiết bị dạy học là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học.Thiết bị dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kĩ năng, kĩ xảo.
3.1 Phân loại đồ dùng trực quan :
Thiết bị dạy : Là thiết bị do giáo viên sử dụng khi dạy học.
Ví dụ : Các băng hình, tập ảnh, các bức tranh có khổ rộng, các ảnh mẫu, vật mẫu.
Thiết bị học : Là thiết bị do cá nhân học sinh sử dụng.
Ví dụ : Phiếu học tập, tranh ảnh, vật thật do học sinh chuẩn bị.
3.2 Một số lưu ý khi sử dụng giáo cụ trực quan :
Việc sử dụng thiết bị dạy học cần :
Gắn với nội dung của Sách giáo khoa, Sách giáo viên.
Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn.
Phù hợp với phương pháp dạy học bộ môn.
Phù hợp với kế hoạch bài học.
Chỉ sử dụng ở phần thực hành.
Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ.
Ví dụ : Dạy bài “ Cây sống ở đâu ?”
Giáo viên treo tranh vẽ một số cây lên bảng, yêu cầu học sinh tìm các loài cây có trong tranh – học sinh quan sát, ghi vào phiếu học tập hoặc sau khi học sinh thảo luận, nhận biết cây sống ở khắp nơi, giáo viên tổ chức cho học sinh dán tranh ảnh ( học sinh sưu tầm vào giấy khổ to theo nhóm cây sống trên cạn, nhóm cây sống dưới nước.Thông qua hoạt động này , học sinh biết tên một số loài cây và nơi sống của chúng.
4. Phương pháp quan sát :
Quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng tự nhiên và xã hội mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến các hiện tượng hoặc sự vật đó.
4.1 Vai trò của phương pháp quan sát :
Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng thường được sử dụng khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. Học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, của một số cây xanh, một số động vật hoặc để nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hằng ngày. Mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhận thức và tư duy của học sinh. Trong quá trình quan sát, giáo viên phải đặt ra các câu hỏi ngắn gọn và rõ ràng để hướng học sinh vào các kiến thức cần tìm kiếm và phát hiện.
4.2 Quy trình dạy một tiết có hướng dẫn học sinh quan sát để tự phát hiện kiến thức :
Bước 1 : Xác định mục tiêu quan sát.
Bước 2 : Lựa chọn đối tượng quan sát.
Bước 3 : Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát.
Bước 4 : Trình bày kết quả.
Ví dụ : Dạy bài “ Gia đình”.
Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp ( nhóm 2 học sinh ), hướng dẫn học sinh quan sát hình 1,2,3,4,5 trong sách giáo khoa trang 24,25,thảo luận theo nội dung từng tranh :
+ Đố bạn, gia đình của Mai có những ai ?
+ Ông của bạn Mai đang làm gì ?
+ Mẹ của Mai đang làm gì , Mai giúp mẹ làm gì ?...
Qua hoạt động này, học sinh nhận biết những người trong gia đình bạn Mai và việc làm của từng người. Từ đó, giúp các em biết các thành viên có trong gia đình mình và hiểu về trách nhiệm, bổn phận của từng người trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hòa thuận.
Trên đây là những phương pháp đặc trưng được vận dụng thường xuyên trong giảng dạy môn “Tự nhiên và Xã hội lớp 2”.Tuy nhiên, mỗi bài đều có một mục tiêu riêng và mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó, không có một phương pháp nào là “vạn năng”. Vì vậy,giáo viên cần phối hợp một cách khéo léo và hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau, sao cho phù hợp với tình hình chung của lớp, tình hình ở địa phương… để tiết học đạt hiệu quả cao nhất.
III. KẾÂ HOẠCH BÀI DẠY :
Bài 27 : LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ?
1. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết :
Loài vật có thể sống được ở khắp nơi : trên cạn, dưới nước và trên không.
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
Thích sưu tầm và bảo vệ loài vật.
2. Đồ dùng dạy học :
Tranh phóng to hình vẽ trong Sách giáo khoa ( trang 56,57).
Tranh vẽ tổng hợp các con vật không có trong nội dung bài.
Một số tấm bìa vẽ các con vật hoặc thẻ chữ ghi tên con vật.
Giấy khổ to, hồ dán.
Phiếu học tập, một bảng phụ dùng để ghi nội dung hoạt động 1.
Học sinh sưu tầm tranh ảnh các con vật.
3. Các hoạt động trên lớp :
Khởi động : Trò chơi : “Chim bay, cò bay”
Giới thiệu bài : Em hãy kể tên các con vật mà em biết ? (mèo, chó, khỉ, cá, tôm, bồ câu,…). Vậy các con vật này có thể sống được ở những đâu? Cô và các em cùng tìm hiểu qua bài : “Loài vật sống ở đâu ?”.
Hoạt động 1 : Nhận biết một số loài vật.
Giáo viên treo tranh vẽ các con vật lên bảng,yêu cầu học sinh tìm các con vật có trong tranh - Học sinh quan sát.
Giáo viên phát phiếu học tập , học sinh ghi tên con vật có trong tranh vào phiếu học tập.
Giáo viên gọi một học sinh lên bảng điền vào bảng phụ.
Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2 : Biết được loài vật sống ở đâu ?
Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp (nhóm 2 học sinh) - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh trong Sách giáo khoa và nói với nhau lầøn lượt theo từng tranh.
Ví dụ: Tranh (1) vẽ con gì? Con voi ở tranh số mấy? Nó sống ở đâu?...
- Giáo viên có thể tới các nhóm hướng dẫn và nói tên các con vật mà các em chưa biết.
Ví dụ : Cá ngựa trong hình (5).
- Giáo viên treo tranh Sách giáo khoa trang 56, 57 (đã chuẩn bị sẵn) - một số học sinh nhìn tranh trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Giáo viên đặt câu hỏi : Loài vật có thể sống ở đâu ?
Kết luận : Loài vật có thể sống được ở khắp nơi : trên cạn, dưới nước, trên không.
Trò chơi : “Đối đáp nhanh”.
Giáo viên hướng dẫn cách chơi (như đã trình bày ở trên ).
Hoạt động 3 : Triển lãm.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm - Giao cho mỗõi nhóm một tờ giấy khổ to, hồ dán.
Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa những tranh ảnh các loài vật đã sưu tầm cho cả nhóm xem.
Cùng nhau nói tên từng con và nơi sống của chúng.
Sau đó phân chúng thành 3 nhóm dán vào giấy khổ to : nhóm sống dưới nước, nhóm sống trên cạn, nhóm bay lượn trên không.
Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình - Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Kết luận : Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có thể sống được ở khắp mọi nơi : trên cạn, dưới nước, trên không. Chúng ta cần yêu quí và bảo vệ chúng.
Liên hệ : Nơi em ở có loài vật nào mà em nhìn thấy ?
Trò chơi : “Đố bạn con gì ?”.
Giáo viên hướng dẫn cách chơi (như đã trình bày ở trên ).
Giáo viên treo tranh tổng hợp , hoặc tranh phóng to trong Sách giáo khoa lên bảng,cho học sinh biết ích lợi của chúng để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ loài vật.
Giáo viên nhận xét tiết học - dặn dò.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi áp dụng chuyên đề này vào hoạt động giảng dạy , tôi nhận thấy hiệu quả rất cao :
Học sinh hứng thú khi học môn Tự nhiên và xã hội.
Lớp học sinh động, học sinh phát biểu tích cực, tự tin.
Kích thích óc tư duy, sáng tạo ở học sinh, tăng khả năng giao tiếp.
Học sinh biết và thích sưu tầm tranh ảnh để chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
100% học sinh đạt yêu cầu hoàn thành bài học.
Học sinh biết áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày như : tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, biết chăm lo sức khỏe,biết ứng xử tốt trong các mối quan hệ : Gia đình - Nhà trường và Xã hội.
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Trong thực tiễn, việc kết hợp giữa nội dung và phương pháp trong một bài học vốn đã có trong truyền thống dạy học. Tuy nhiên, dạy học theo hướng tích cực nay được nhấn mạnh, phát huy và nâng lên bởi giá trị nhiều mặt của nó. Để thực hiện tốt phương pháp dạy học theo hướng tích cực, giáo viên cần lưu ý những điều sau đây :
Cần bám sát mục tiêu của bài học, căn cứ chung của sách giáo viên, điều kiện, phương tiện dạy học, đặc điểm, trình độ của lớp và kinh nghiệm của bản thân.
Phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong mỗi tiết học một cách sáng tạo và linh hoạt theo hướng giảm sự can thiệp của giáo viên và tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động phát hiện, tìm kiếm kiến thức.
Lựa chọn trò chơi học tập cho mỗi hoạt động hay bài học phải phù hợp.
2. Kiến nghị :
- Cần có tranh ảnh đầy đủ cho mỗi bài học và tài liệu trò chơi học tập.
Trên đây chỉ là những ý kiến cá nhân tôi rút ra được qua quá trình giảng dạy. Vì khả năng và thời gian có hạn nên chắc chắn chuyên đề sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để việc thực hiện chuyên đề đạt được những kết quả tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn .
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT NGƯỜI VIẾT
File đính kèm:
- DE TAI - PHI HUYEN.doc