Đề tài Dạy hát đúng giai điệu và thuộc lời ca ngay trên lớp đối với học sinh lớp 1 – trường tiểu học Cẩm Thuỷ

Trong xã hội xu thế phát triển ngày càng cao thì Giáo dục và đào tạo được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất để phát triển xã hội với mục đích hướng tới phát triển tối đa năng lực của từng cá nhân, giúp họ hoà nhập vào cuộc sống xã hội.

Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy hát đúng giai điệu và thuộc lời ca ngay trên lớp đối với học sinh lớp 1 – trường tiểu học Cẩm Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạy học âm nhạc là tư duy hình tượng. Tư duy hình tượng là đi từ nhận thức cảm tính đến xúc cảm, tình cảm sau đó mới đến nhận thức lí tính. Âm nhạc có khả năng vô cùng to lớn trong việc làm sống lại không khí tinh thần của một thời đại, một giai đoạn lịch sử nhất định. Âm nhạc có khả năng thống nhất hành động, ý chí của con người, trở thành phương tiện giao tiếp của con người mà không cần ngôn ngữ, không cần đến quá trình nhận thức lí tính. Dạy học âm nhạc nhằm trang bị kiến thức âm nhạc cơ sở, tạo điều kiện hình thành năng lực cảm thụ, khơi dậy những khả năng sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật âm nhạc. Chính trong quá trình dạy học âm nhạc diễn ra quá trình hình thành năng lực cảm thụ ở học sinh, gợi cho các em yêu thích thích, hiểu, đánh giá và thưởng thức nghệ thuật, tạo cho HS nhu cầu hoạt động sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ. Chương II: Đặc điểm khả năng âm nhạc của học sinh tiểu học. 1. Đặc điểm sinh lí So với độ tuổi nhà trẻ, học sinh lớp 1 có ưu điểm đặc biệt là tai nghe khá tinh. Tay và cơ thể mềm dẻo rất linh hoạt thuận lợi cho ciệc ca hát, luyện tập nhạc cụ, vận động theo nhạc, múa.... Bộ máy hô hấp, phát thanh ở lứa tuổi này phát triển còn chậm. Dây thanh đới nói chung non nớt và còn mảnh, nhỏ. ở lứa tuổi các em lớp 1 – 2 – 3, thanh đới chỉ rung ở rìa ngoài; đến lớp 4 – 5 các em có giọng hát trầm thì có thêm sự rung ở chiều dầy thanh đới. Quá trình ức chế so với trẻ mẫu giáo trở nên rõ rệt. Tuy nhiên hưng phấn vẫn còn rất lớn. Đó là cơ sở này sinh hiếu động. 2. Đặc điểm tâm lí Trình độ văn hoá và vốn hiểu biết còn hạn chế. Vì vậy cần phải có thủ pháp riêng để cho các em tiếp thu bài một cách dễ dàng và nhớ lâu. Trong các hoạt động của trẻ thì học tập là hoạt động chủ đạo nhưng hoạt động vui chơi vẫn chiếm vị trí quan trọng. Tư duy ghi nhớ của trẻ mang tính cụ thể nên khi dạy hát cần gắn liền với những khái niệm có hình ảnh cụ thể. Trí tưởng tượng sáng tạo bắt đầu hình thành. ở lứa tuổi này, các em ham hiểu biết nhưng sự ghi nhớ không bền vững. 3. Đặc điểm năng khiếu âm nhạc. - Học sinh tiểu học thích hoạt động âm nhạc, vui chơi, ham hiểu biết. - Hứng thú tự nhiên thiếu bền vững, chóng chán. - Tai nghe và trí nhớ âm nhạc nhạy cảm, giọng hát và hơi thở mang tính tự nhiên - Tầm cữ giọng hẹp, nằm trong khoảng quãng sáu, quãng bảy, tối đa là quãng tám. Chương III - Vận dụng “dạy hát đúng giai điệu thuộc lời ca trên lớp” trong giảng dạy âm nhạc lớp 1 ở trường tiểu học Cẩm Thuỷ. I. Khảo sát thực tế: 1. Môi trường học tập: - Trường tiểu học Cẩm Thuỷ nằm ở trung tâm thị xã Cẩm Phả. Là một trong những trường điểm của thị xã với 24 lớp, trong đó khối 1 chiếm 5 lớp. - Trường lớp rộng rãi, có đủ thiết bị phục vụ cho việc dạy – học môn âm nhạc như đàn, cassette, thanh phách, song loan, trống nhỏ.... - Đội ngũ: giáo viên trẻ, nhiệt tình. Có 29 giáo viên/24 lớp trong đó 4 giáo viên giảng dạy môn Nghệ thuật. 100% đạt chuẩn giáo viên tiểu học. Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 01 Giáo viên giỏi cấp cơ sở: 02 - Giáo trình giảng dạy: tập bài hát lớp 1 – sách do Bộ Giáo dục ban hành. 2. Đánh giá tổng quan về dạy – học Âm nhạc khối lớp 1 – trường tiểu học Cẩm Thuỷ. * Ưu điểm: có đội ngũ giáo viên chuyên môn âm nhạc (trong đó có giáo viên giỏi cấp tỉnh) giảng dạy. HS được tiếp thu nền giáo dục âm nhạc theo chương trình đổi mới, đối tượng học sinh tương đối đồng đều. 100% HS được tiếp xúc với âm nhạc trong cuộc sống hàng ngày. HS yêu thích ca hát. * Nhược điểm: Một số ít học sinh phát âm chưa rõ ràng do nói còn ngọng Phần nhiều các em hát sai ca từ. Học sinh ít nhớ tên bài hát, đa số các em lấy câu đầu tiên của bài hát đặt tên cho bài hát. Ví đụ: bài Lí cây xanh các em thường gọi là bài Cái cây xanh xanh.... II. Vận dụng dạy hát đúng giai điệu, thuộc lời ca trên lớp. 1. Đối với HS - HS chuẩn bị cuốn tập bài hát lớp 1 - Chuẩn bị đồ dùng học tập: thanh phách, lọ xúc sắc tự tạo, sắc xô... - Xem bài mới trước khi đến lớp. 2. Đối với GV - Nắm rõ đặc điểm và khă năng ca hát của từng lớp về cữ giọng, thói quen ca hát .... - Nghiên cứu và lên kế hoạch giảng dạy. - Chuẩn bị đồ dùng dạy – học: đàn, thanh phách, đài, băng mẫu. 3. Các bước tiến hành dạy hát đúng giai điệu – thuộc lời ca trên lớp. * Giới thiệu bài hát: giới thiệu tên bài, tác giả và nội dung bài hát. GV có thể giới thiệu bài bằng tranh vẽ hoặc giới thiệu trực tiếp tên bài hát các em sẽ học. Nếu là bài dân ca của một vùng miền nào đó hoặc bài hát nước ngoài thì giáo viên sử dụng thêm bản đồ để giới thiệu vị trí vùng miền đó, đất nước đó cho HS biết. * Nghe hát mẫu: có thể cho HS nghe giai điệu bài hát trong lúc giáo viên ghi bảng, sau đó GV biểu diễn lại bài hát lần nữa để các em có “độ ngấm” giai điệu và đặc biệt HS lớp 1 rất thích thú khi xem cô giáo của mình biểu diễn bài hát sẽ được học. * Hưỡng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu của bài: đối với HS lớp 1, đặc điểm lứa tuổi của các em là dễ nhớ, dễ quên, vì thế mà trước khi đọc lời ca của bài hát, giáo viên nên cho HS đọc cả tên bài hát, tên tác giả của bài rồi hướng dẫn đọc từng câu. Cần chú trọng tập kĩ phần lời ca, bởi lẽ các bài hát trong chương trình học đa số là những bài hát quen thuộc các em được nghe nhiều qua băng đĩa, độ dị bản khá cao. Để tránh việc HS đọc sai lời ca, GV cần định hướng cho các em biết sẽ học chuẩn theo ca từ trong sách giáo khoa, còn lời hát mà các em vẫn nghe qua băng đĩa sẽ dùng để tham khảo. Học theo sách giáo khoa để so sánh bài hát được học ở trường và bài hát mà các em vẫn hát theo băng đĩa khác nhau thế nào. - Giáo viên cần giải nghĩa của từ, nói rõ từ/tiếng các em hay đọc sai có nghĩa như thế nào. Nhắc các em tập trung hát đúng lời ca, vì chỉ cần hát sai 1 từ là sai nghĩa của cả câu hát, bài hát. * Khởi động giọng: trước khi tập hát, GV đàn chuỗi âm thanh ngắn cùng giọng với bài hát cho các em hát theo bằng âm “A” để khởi động giọng. * Tập hát từng câu: GV sử dụng đàn phím điện tử đàn giai điệu, hát mẫu cho HS nghe rồi bắt giọng cho HS tập hát hoà giọng với tiếng đàn. Hoạt động này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, dạy học sinh hát nối tiếp từng câu theo lối móc xích, chú trọng sửa lỗi sai ngay cho HS, có khi phải sửa đi sửa lại rất nhiều lần. Cần động viên, khen ngợi các em đúng lúc để các em thêm tự tin, mạnh dạn học hát. * Ôn luyện theo nhóm: đây chính là lúc để giáo viên tập cho HS thuộc lời ca trên lớp. Chia HS hát ôn theo dãy, nhóm. Khi nhóm này hát thì các nhóm còn lại gõ đệm theo để nhẩm lời ca. Hát nhóm rồi lại cùng nhau hát hoà giọng. Lúc này giáo viên đố các em không nhìn sách mà vẫn hát được bài hát. Tất nhiên không phải 100% học sinh trong lớp thực hiện được. GV lại yêu cầu các em nhìn lên bảng phụ, xóa hoặc che bớt một số ca từ trong từng câu hát cho đến khi cất bảng phụ đi học sinh đã hát thuộc bài. VD bài Mời bạn vui múa ca (Phạm Tuyên) Lần 1: Chim ca líu lo Hoa như đón chào Bầu trời xanh, nước long lanh La la lá la Là là la là Mợi bạn cung vui múa vui ca. Lần 2: Chim ca .......... ............. như đón chào Bầu trời ........, nước long lanh La la lá la Là là la là Mời bạn cùng vui ...... vui ca. Lần 3: Chim ............. ........................... Bầu trời...................long lanh La la lá la Là là la là Mời........ vui .......... vui ca. . ........................................... Bước tiếp theo là GV đệm đàn cho HS hát và vận động theo nhạc. Sau đó tổ chức cho các em biểu diễn. Khi bạn biểu diễn thì yêu cầu các nhóm còn lại nghe và phát hiện/nhận xét bạn hát đúng hay sai. Cứ mỗi lần nghe và nhẩm theo các bạn là một lần các em tự học thuộc bài. Qua phần dặn dò của cô giáo, học sinh sẽ hát bài hát đó mỗi ngày khi đến lớp và đến tuần học tiếp theo các em sẽ hát lại cho cô giáo nghe và thi đua với nhau ai hát hay hơn, có ai quên lời bài hát hay không. Phần C – Kết luận Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: với mỗi một tiết học người giáo viên cần phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học. Dạy hát đúng giai điệu thuộc lời ca trên lớp đối với học sinh lớp 1 sẽ giúp cho học sinh có được hứng thú học tập tốt. Các em sẽ rất phấn khởi khi khoe với ông bà, bố mẹ những điều đã học trên lớp và thú vị hơn là các em hát lại được bài mà mình đã học cho cả nhà nghe. Với phương pháp trên, học sinh hào hứng với mỗi tiết học hát hơn. Những em còn rụt rè đã hoà nhập với các bạn hơn. Chỉ cần nghe tiếng nhạc vang lên là các em đứng dậy hát và vận động theo nhạc rất sinh động. Nhưng bên cạnh đó, những học sinh khuyết tật, học sinh chậm phát triển về trí não chỉ có thể tham gia vào không khí hào hứng của lớp học, có được niềm vui với các bạn. Còn khả năng để thuộc bài ngay trên lớp ở tiết 1 là chưa có. Giáo viên cần chú ý đến các em hơn ở tiết ôn tập bài hát. Hạ Long, ngày 28 tháng 09 năm 2008 Người viết Phạm Thị Thu Thuỷ Phần D - Tài liệu nghiên cứu - Phương pháp dạy học âm nhạc tập 1 (nhà xuất bản Giáo dục) - Sách giáo viên môn Nghệ thuật lớp 1 (nhà xuất bản giáo dục) - Tập bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Đỗ Quang Minh) - Sách tập bài hát lớp 1. Mục lục Trang A. Phần mở đầu. 1 1. Lí do chọn bài tập nghiên cứu 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 1 3. Phương pháp nghiên cứu. 2 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 6. Kết cấu đề tài 2 B. Nội dung 3 Chương I: Lí luận dạy học âm nhạc 3 1. Bản chất của quá trình dạy học. 3 2. Bản chất của quá trình dạy học âm nhạc là tư duy hình tượng. 3 Chương II: Đặc điểm khả năng âm nhạc của học sinh tiểu học. 4 1. Đặc điểm sinh lí 4 2. Đặc điểm tâm lí 4 3. Đặc điểm năng khiếu âm nhạc. 4 Chương III. Vận dụng “dạy hát đúng giai điệu thuộc lời ca trên lớp” trong giảng dạy âm nhạc lớp 1 ở trường tiểu học Cẩm Thuỷ. 5 I. Khảo sát thực tế. 5 1. Môi trường học tập: 5 2. Đánh giá tổng quan về dạy – học âm nhạc khối lớp 1 – trường tiểu học Cẩm Thuỷ. 5 II. Vận dụng dạy hát đúng giai điệu, thuộc lời ca trên lớp. 5 1. Đối với HS 6 2. Đối với GV 6 3. Các bước tiến hành dạy hát đúng giai điệu – thuộc lời ca trên lớp. 6 C. Kết luận 9 D. Tài liệu tham khảo. 10

File đính kèm:

  • docSKKN Day hat dung giai dieu thuoc loi ca.doc
Giáo án liên quan