Như chúng ta đã biết thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn thay đổi và phát triển. Điều này khiến cho mục tiêu quản lí, đào tạo và bồi dưỡng của nhà trường phải được điều chỉnh một cách thích hợp, dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng.Với nội dung chương trình mang tính hệ thống hoá, khái quát hoá và bổ sung kiến thức về số học; đại lượng và đo đại lượng; hình học; yếu tố thống kê và giải toán. Đặc biệt nội dung số học ở toán 3 tiếp nối
17 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6172 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy các bài toán về dãy số cho học sinh lớp 3 để thi toán qua mạng internet đạt hiệu quả cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m số số hạng có ba chữ số.
- Tìm số chữ số để ghi các số có ba chữ số: ( 3 x số số hạng)
* Tương tự tìm tiếp các trường hợp còn lại.
- Tìm số chữ số trong dãy: ( số chữ số để ghi các số có một chữ số + số chữ số để ghi các số có hai chữ số + số chữ số để ghi các số có ba chữ số + ... )
Ví dụ 1: Cho dãy số: 1 ; 2 ; 3 ; ... ; ... ; 120. Tìm số chữ số có trong dãy số.
Giải:
Số số hạng có một chữ số là: ( 9 – 1) : 1 + 1 = 9 (số)
Số chữ số để viết các số có một chữ số là: 1 x 9 = 9 (chữ số)
Số số hạng có hai chữ số là: ( 99 – 10) : 1 + 1 = 90 (số)
Số chữ số để viết các số có hai chữ số là: 2 x 90 = 180 (chữ số)
Số số hạng có ba chữ số là: ( 120 – 100) : 1 + 1 = 21 (số)
Số chữ số để viết các số có ba chữ số là: 3 x 21 = 63 (chữ số)
Số chữ số để viết dãy số trên là: 9 + 180 + 63 = 252 (chữ số)
Đáp số: 252 chữ số.
Ví dụ 2: (Đề thi giải toán qua mạng Internet cấp trường năm học 2013 – 2014)
Quyển sách dày 152 trang. Dùng bao nhiêu chữ số để đánh số thứ tự các trang của quyển sách đó (bắt đầu từ trang 1)?
Giải:
Số trang sách có một chữ số là: ( 9 – 1) : 1 + 1 = 9 (trang)
Số trang sách có hai chữ số là: ( 99 – 10) : 1 + 1 = 90 (trang)
Số trang sách có ba chữ số là: ( 152 – 100) : 1 + 1 = 53 (trang)
Số chữ số dùng để đánh số thứ tự các trang của quyển sách là:
1 x 9 + 2 x 90 + 3 x 53 = 348 (chữ số)
Đáp số: 348 chữ số.
1.6. Giải pháp 6: Dạng toán tìm số số hạng của dãy số cách đều khi biết số chữ số của dãy.
Đây là dạng toán tương đối phức tạp, học sinh không nắm vững cách giải thì khó mà giải được hoặc nhầm lẫn sang những dạng khác.
Các bước giải chủ yếu:
- Tìm số số hạng có một chữ số.
- Tìm số chữ số để ghi các số có một chữ số: ( 1 x số số hạng)
- Tìm số số hạng có hai chữ số.
- Tìm số chữ số để ghi các số có hai chữ số: ( 2 x số số hạng)
- Tìm tổng số chữ số để ghi các số có ba chữ số: Tổng số chữ số của dãy – ( Số
chữ số để ghi các số có một chữ số + Số chữ số để ghi các số có hai chữ số).
- Tìm số số hạng có ba chữ số: ( Số chữ số để ghi các số có ba chữ số : 3)
- Số số hạng của dãy: ( Số số hạng có một chữ số + Số số hạng có hai chữ số + Số số hạng có ba chữ số) ...
Ví dụ 1: (Đề thi giải toán qua mạng Internet cấp huyện năm học 2011 – 2012)
Người ta đã dùng 201 chữ số để đánh số thứ tự các trang của một quyển sách. Hỏi quyển sách đó dày bao nhiêu trang?
Giải:
Số trang sách có một chữ số là:
( 9 – 1) : 1 + 1 = 9 (trang)
Số chữ số dùng để đánh số trang sách có một chữ số là:
1 x 9 = 9 (chữ số)
Số trang sách có hai chữ số là:
( 99 – 10) : 1 + 1 = 90 (trang)
Số chữ số dùng để đánh số trang sách có hai chữ số là:
2 x 90 = 180 (chữ số)
Số chữ số dùng để đánh số trang sách có ba chữ số là:
201– ( 9 + 180) = 12 ( chữ số)
Số trang sách có ba chữ số là:
12 : 3 = 4 (trang)
Quyển sách đó có số trang là:
9 + 90 + 4 = 103 ( trang)
Đáp số: 103 trang
2. Khả năng áp dụng:
2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả:
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã vận dụng vào việc dạy học toán cho học sinh lớp 3 do mình phụ trách từ tháng 9/ 2011 đến nay. Qua từng năm chất lượng được cải thiện đáng kể, đặc biệt là phong trào thi giải toán qua mạng Internet được nâng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng giải.
2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có:
Những giải pháp trên có thể vận dụng trong các tiết học toán, đặc biệt là dạy các bài toán có liên quan đến dãy số, nhất là mở rộng bài toán về dãy số trong các đề thi giải toán qua mạng Internet, giúp học sinh nắm chắc cách giải, tạo sự hứng thú, yêu thích học toán, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.
2.3 Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành:
- Kết quả nắm bắt kiến thức của học sinh được nâng lên rõ rệt.
- Những giải pháp trên phát huy được tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức của học sinh, các em có hứng thú thi đua học tập.
- Đề tài được áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt là các em học sinh giỏi, học sinh tham gia giải toán trên mạng Internet.
Sau khi thực hiện và áp dụng các giải pháp trên, kết quả đạt được là học sinh đã thích học môn toán nói chung và các bài toán về dãy số nói riêng. Đặc biệt các em thực hiện giải các bài toán về dãy số một cách dễ dàng, không còn lo sợ khi gặp dạng toán này nữa.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội:
Qua quá trình áp dụng giải pháp, bản thân tôi nhận thấy nhiều học sinh làm thành thạo dạng toán này, chất lượng thi giải toán qua mạng Internet từng bước được cải thiện và nâng cao, góp phần kích thích ý thức học tập của học sinh.
Việc hình thành kĩ năng giải toán về dãy số từng bước hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc ứng dụng vào thực tế. Từ đó kích thích lòng say mê môn toán nói riêng và ý thức học tập nói chung cho học sinh.
í Qua ba năm tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là học sinh lớp 3A trường Tiểu học Bồng Sơn, kết quả như sau:
Năm học
Sĩ số
Kết quả thi giải toán qua mạng Internet
Cấp trường
Cấp huyện
Cấp tỉnh
2010-2011
Dạy học thông thường
32
4 giải
3 giải
1 giải
2011-2012
Dạy học theo SKKN
35
20 giải
15 giải
8 giải
2012-2013
Dạy học theo SKKN
34
25 giải
18 giải
15 giải
2013-2014
Dạy học theo SKKN
34
27 giải
C.KẾT LUẬN
1. Những điều kiện kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
- Đi từ bài dễ đến bài khó để các em dễ nắm bắt kiến thức hơn.
- Chia loại toán này thành các dạng toán nhỏ.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm được phương pháp giải từng dạng của bài toán về dãy số.
- Tìm các bài toán điển hình cho dạng đó để hướng dẫn các em tìm ra phương pháp giải chung.
- Giáo viên giúp cho học sinh lập được kế hoạch giải các bài toán cụ thể về dãy số.
- Tuỳ theo tình hình thực tế của lớp, giáo viên có thể thông qua việc dạy học toán để khắc sâu kiến thức về dãy số
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
Với việc thực hiện chương trình như hiện nay, đặc biệt là phong trào thi giải toán qua mạng Internet thì kinh nghiệm này có thể vận dụng rộng rãi ở tất cả các lớp và các đối tượng học sinh.
3. Đề xuất kiến nghị.
Với kinh nghiệm nêu trên, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trong quá trình dạy học toán, đầu tư cao trong quá trình soạn giảng tiết dạy học toán, giúp học sinh tự hoàn thiện lấy mình.
Cá nhân tôi thấy rằng khi chưa sử dụng sáng kiến kinh nghiệm, dạy học theo phương pháp thông thường, theo đúng nội dung sách giáo khoa thì còn nhiều hạn chế,
tỉ lệ học sinh giải quyết trọn vẹn những bài toán về dãy số còn quá ít, chất lượng thi giải toán trên mạng Internet đạt thấp.
Khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm đặt yêu cầu cao đối với công tác dạy học, chất lượng được nâng lên rõ rệt và hạn chế rất nhiều số lượng học sinh yếu ở nội dung này, phong trào thi giải toán trên mạng Internet đạt hiệu quả rõ rệt.
Với kết quả đạt được nêu trên, tôi cho rằng sáng kiến kinh nghiệm này phổ biến nhân rộng ra nhiều đối tượng sử dụng, nhiều trường và được thực hiện ở các khối lớp thì chất lượng bộ môn còn được cải thiện nhiều hơn và như vậy sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả thực tế cao hơn.
Kinh nghiệm này có thể thực hiện ở tất cả các lớp và các đối tượng học sinh. Nếu sử dụng tốt có thể áp dụng dạy học ở tất cả các lớp ở bậc Tiểu học.
- Đề xuất, kiến nghị:
+ Đối với giáo viên:
Cần dựa vào các kiến thức cũ để dạy các kiến thức mới.
Sử dụng đồ dùng trực quan hoặc thực tế xung quanh để dạy các kiến thức mới.
Dựa vào các hoạt động thực hành để dạy các kiến thức mới.
Việc chọn nội dung, mức độ, thời điểm khai thác bài toán là một khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động.
+ Đối với học sinh:
Cần chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa và các dồ dùng học tập.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Nếu như sáng kiến kinh nghiệm trên được phổ biến và được thực hiện ở các khối lớp thì chất lượng bộ môn còn được cải thiện nhiều hơn và như vậy sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả thực tế cao hơn.
² Ông cha ta có câu: “Một con én không thể làm nên mùa xuân” – với trách nhiệm và sự say mê nghề nghiệp trong quá trình dạy học, nhất là những năm gần đây, trước thực trạng chất lượng giáo dục nói chung và môn Toán nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu, mà nguyên nhân chính là tư duy toán của học sinh còn hạn chế. Cá nhân tôi đã cố gắng nghiên cứu và đúc kết một số kinh nghiệm về dạy học các bài toán về dãy số nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nhất là các bài toán về dãy số. Chắc rằng nội dung và các biện pháp còn nhiều bất cập, thiếu sót, mong rằng lãnh đạo ngành, đồng nghiệp nghiên cứu, chỉnh lí, bổ sung, trao đổi để hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ có tri thức tốt, có phương pháp làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo trở thành lực lượng lao động tốt trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước./.
Người viết
Đặng Thị Bích Hoà
Ý kiến của Hội đồng xét duyệt cấp Trường:
Bồng Sơn ngày 8 tháng 3 năm 2014
HT
Ý kiến của Hội đồng xét duyệt ngành GD- ĐT Hoài Nhơn :
Bồng Sơn ngày tháng năm 2014
MỤC LỤC
-----&-----
NỘI DUNG Trang
A. MỞ ĐẦU
I/ Đặt vấn đề 01
1 – Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới giải quyết 01
2 – Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 02
3 – Phạm vi nghiên cứu của đề tài 02
II/ Phương pháp tiến hành 02
1 – Cơ cở lí luận và thực tiển có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài 02
2 – Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 02
B. NỘI DUNG
I/ Mục tiêu 03
II/ Mô tả giải pháp của đề tài 03
1 – Thuyết minh tính mới 03
j Những biện pháp và giải pháp chung 03
k Những biện pháp và giải pháp cụ thể áp dụng có hiệu quả khi dạy các bài toán về dãy số cho học sinh lớp 3 thi giải toán trên mạng Internet 03
2 – Khả năng áp dụng 11
3 – Lợi ích kinh tế - xã hội 11
C. KÊT LUẬN
1. Những điều kiện kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp. 12
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp. 12
3. Đề xuất kiến nghị. 12
File đính kèm:
- SKKN BÍCH HÒA 2013-2014-1.doc