Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh - Phạm Tuấn Vũ

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài 1

Lịch sử vấn đề 1

Mục đích yêu cầu của việc giải quyết đề tài 5

Giới hạn của việc giải quyết đề tài 5

Phương pháp nghiên cứu 6

Dự kiến đóng góp của luận văn 6

Cấu trúc của luận văn 6

Chiến tranh và nhân cách con người 7

Nhìn qua truyện ngắn về đề tài chiến tranh sau 1975 7

Vấn đề chiến tranh và nhân cách con người trong truyện ngắn Bảo Ninh 11

Sự tác động của chiến tranh đến nhân cách con người trong truyện ngắn Bảo Ninh 29

Chiến tranh và tình yêu 40

Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Bảo Ninh khi thể hiện tình yêu thời chiến tranh 41

So sánh đề tài chiến tranh và đề tài tình yêu trong truyện ngắn và tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả 55

Hai điểm nhìn chiến tranh 67

Chiến tranh được hồi tưởng lại 67

Chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra 75

Đối sánh điểm nhìn chiến tranh trong truyện ngắn với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả 81

 

doc100 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh - Phạm Tuấn Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến tranh thì quá khứ, viết lên những mặt khuất lấp của chiến tranh: những nỗi buồn, chia li, mất mát, chiến tranh hiện lên qua hồi ức của nhân vật. Điểm khác biệt của truyện ngắn Bảo Ninh và tiểu thuyết Thân phận của tình yêu đó là nhà văn đặt mỗi truyện ngắn ở hai điểm nhìn riêng biệt: chiến tranh được hồi tưởng lại và chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra. ở đó mỗi hình thức thể hiện khác nhau làm cho câu chuyện thêm đặc sắc. Trong khi đó ở tiểu thuyết Thân phận của tình yêu toàn bộ thiên truyện là "cái nhìn ngoái lại, thờ thẫn, đăm đắm" [23,85]. Đó là một biểu hiện của tài năng Bảo Ninh. Kết luận 1. Viết về chiến tranh chống Mỹ, Bảo Ninh có những biểu hiện mới trong cách nhìn nhận về đề tài. Nếu như trước đây trong văn học cách mạng 1945 - 1975, truyện ngắn của chúng ta thường viết về chiến tranh với những nét hào hùng, oanh liệt, tránh nói về cái chết, nỗi đau, bi kịch thì bây giờ cùng với các cây bút nổi danh khác, Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc một hiện thực chiến tranh với nỗi buồn dằng dặc, bàng bạc, đau xót trong các truyện ngắn. Nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn hậu chiến đã tác động vào số phận, nhân cách của mỗi người lính. Truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện nhân cách con người - người lính trong quan hệ với cá thể và quan hệ với cộng đồng. Nhân cách người lính được biểu hiện dưới các dạng thức: con người tự nhận thức, con người bi kịch, cô đơn và con người tâm linh, mỗi một dạng thể nhân cách người lính hiện lên với tất cả những mặt tốt - xấu, là con người lưỡng diện, con người "đa sự" trước sự phồn tạp của cuộc sống, dù trong chiến tranh hay thời hậu chiến. 2. Chiến tranh là một nhân tố tác động rất lớn đến nhân cách con người. Tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh là một tác phẩm tiêu biểu viết về chiến tranh, là tác phẩm mà chúng tôi chọn để so sánh với tập truyện ngắn của cùng tác giả. Tiểu thuyết này cũng như tập truyện ngắn Bảo Ninh đều viết về một hiện thực chiến tranh trong "nỗi buồn nguyên khối". Chúng tôi nhận thấy chiến tranh đã tác động vào nhân cách con người - người lính trong truyện ngắn và tiểu thuyết khá sâu sắc. Hầu hết những người lính trong thời hậu chiến đều khắc khoải, đau đớn về quá khứ chiến tranh. 3. Sự đối lập giữa chiến tranh và tình yêu là một nét tiêu biểu trong truyện ngắn Bảo Ninh. Chiến tranh với bao mất mát, gian lao nhưng tình yêu của mỗi người lính vẫn sinh sôi, nảy nở. Bằng việc thể hiện ngôn ngữ giàu tính triết lí và xây dựng một số kiểu cốt truyện khác nhau, chiến tranh và tình yêu đã được tác giả khắc họa đậm nét. So sánh với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, có thể thấy chiến tranh trong truyện ngắn và tiểu thuyết Bảo Ninh được miêu tả một cách gián tiếp, nghĩa là có sự đan cài, bổ sung của đề tài khác, trong đó có đề tài tình yêu. Vấn đề tình yêu luôn là mối quan tâm của văn học. Nghiên cứu so sánh truyện ngắn và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của tác giả Bảo Ninh, chúng tôi thấy tình yêu được tác giả miêu tả nảy sinh trong chiến tranh nên cũng có thân phận của nó. 4. Chiến tranh được hồi tưởng lại và chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra là hai điểm nhìn chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh. Chiến tranh được hồi tưởng lại từ sau hai mươi năm hoặc bốn mươi năm sau. Cuộc sống hôm nay buộc người ta phải nhớ về quá khứ, cuộc sống hòa bình mà chẳng hề yên tĩnh khiến người ta phải trở lại tìm những giá trị của quá khứ. Truyện ngắn Bảo Ninh miêu tả chiến tranh thì quá khứ từ những dấu tích, phế tích, từ sự hồi cố của người lính thời hậu chiến về chiến tranh. Chiến tranh cũng như đang diễn ra trong tâm hồn, tâm tưởng của người lính. Đó là từ người lính trong chiến tranh và chiến tranh trong cảm nhận của người lính. 6. Đối sánh với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu từ điểm nhìn chiến tranh điều dễ thấy nhất là việc sử dụng thủ pháp đồng hiện - một thủ pháp được nhiều nhà văn hậu chiến sử dụng như một nhân tố nghệ thuật khám phá con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Bằng thủ pháp đồng hiện, chiến tranh được hiện hình trên ba lớp thời gian: quá khứ - hiện tại và tương lai trong sáng tác của Bảo Ninh. Nhân vật nghĩ về quá khứ trên nền hiện tại, hiện tại và quá khứ đan xen trong dòng ý thức nhân vật. Nỗi ám ảnh khôn nguôi về chiến tranh bám riết trong cuộc đời nhân vật. Đây chính là sự thành công của Bảo Ninh trong việc khai thác đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn và tiểu thuyết. Tài liệu tham khảo Vũ Tuấn Anh (1995), "Văn học đổi mới và phát triển", Văn học, (4). Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Minh Châu (1987), "Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa", Văn nghệ, (49). Nguyễn Minh Châu (1987), "Người lính chiến tranh và nhà văn", Văn nghệ quân đội, (4). Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, phê bình và tiểu luận, Nxb Khoa học Xã hội. Trần Cương (1986), "Về một vài hướng tiếp cận đề tài chiến tranh", Văn học, (3). Nguyễn Văn Dân (1989), Những vấn đề lý luận văn học so sánh, Nxb Văn học, Hà Nội. Trương Đăng Dung (2001), "Những đặc điểm cả hệ thống lý luận văn học Macxit thế kỷ XX", Văn học, (7). Đinh Xuân Dũng (1989), "Vài suy nghĩ về những cuộc tranh luận gần đây", Văn nghệ, (19). Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, Nxb Quân đội nhân dân. Đinh Xuân Dũng (1990), "Đổi mới văn học chiến tranh", Văn nghệ, (51). Trần Thanh Đạm (1989), "Bàn thêm về con người trong văn học", Văn nghệ, (35). Phan Cự Đệ, chủ biên (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trung Trung Đỉnh (1987), "Suy nghĩ của người trong cuộc", Văn nghệ quân đội, (6). Nguyễn Hương Giang (2001), "Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới", Văn nghệ Quân đội, (4). Đỗ Mai Hà (1987), "Hội thảo về truyện ngắn với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng", Văn nghệ quân đội, (2). Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Đỗ Đức Hiểu (2004), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Hoàng Ngọc Hiến (1991), "Những nghịch lý của chiến tranh", Văn nghệ, (15), tr 114 -115. Nguyễn Hòa (1989), "Suy nghĩ về vấn đề con người trong văn học viết về chiến tranh", Văn nghệ, (51). Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục. Phạm Thị Hoài (1990), "Trích hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay", Văn nghệ, (9). Trần Quốc Huấn (1991), "Thân phận tình yêu của Bảo Ninh", Văn học (3), tr 85. Lê Thị Hường (1994), "Quan niệm về con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay", Văn học (2), tr 29. Lê Thị Hường (1995), "Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay", Văn học (4), tr 29. Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1995, Luận án tiến sĩ khoa ngữ văn, Đại học Khoa Học Xã hội Nhân văn. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Đại học Quốc gia. Chu Lai (1987), "Vài suy nghĩ về sự thật trong chiến tranh", Văn nghệ quân đội, (4), tr 15. Tôn Phương Lan (1994), "Chiến tranh trong những tác phẩm văn xuôi được giải", Văn học (12), tr 14. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Trường Lịch (2006), "Tiểu thuyết Việt Nam phong phú về lượng", Văn nghệ trẻ, (39), tr 3. Nguyễn Văn Long (1985), "Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ", Văn nghệ quân đội, (4), tr 16. Nguyễn Văn Long (2000), Văn học trong thời đại mới, Nxb Giáo dục. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1987), Lý luận văn học Nxb Giáo dục. Nguyên Ngọc (1991), "Văn xuôi sau 1975 - Thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển", Văn học, (4), tr 9. Lê Thành Nghị (2001), "Tiểu thuyết Việt Nam mấy ý kiến góp bàn", Văn nghệ Quân độ,(4). Vương Trí Nhàn (1980), Sổ tay người viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới. Hội Nhà văn Việt Nam. Đặng Quốc Nhật (1980), "Mấy ý kiến về đề tài chiến tranh và sự chi phối của nó trong văn học Việt Nam hiện đại", Văn nghệ Quân đội, (4), tr 12. Bảo Ninh (2005), Thân phận của tình yêu, Nxb Hội Nhà văn. Bảo Ninh (2006), "Văn học đổi mới đến từ cuộc chiến", Văn nghệ, (6), tr 3. Bảo Ninh (2006), "Nói hay viết dở", Văn nghệ trẻ (21), tr 2. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. Hồ Phương (2001), "Có gì mới trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay", Văn nghệ Quân đội, (4), tr 106 -108. Đặng Văn Sinh (1993), "Dòng đời - Một cách lý giải về người lính sau chiến tranh", Văn nghệ, (21). Trần Đình Sử (1986), "Mấy ghi nhận về sự đổi mới của tư duy nghệ thuật và hình tượng con người trong văn học thập kỷ qua", Văn học, (6). Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục. Ngô Thảo (2001), Văn học về người lính, Nxb Quân đội Nhân dân. Bùi Việt Thắng (1989), "Nơi tác phẩm kết thúc là nơi cuộc sống bắt đầu", Văn nghệ trẻ, (8). Bùi Việt Thắng (1991), "Văn xuôi gần đây và quan niệm con người", Văn học, (6), tr 17. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học. Bích Thu (1989), "Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975", Văn học, (9), tr 32. Bích Thu (1990), "Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống mô típ chủ đề", Văn học, (4). Bích Thu (2006), "Nhận dạng nhân vật trong truyện ngắn 1945 -1975", Nghiên cứu văn học, (5), tr 109 - 129. Khuất Quang Thụy (1992) "Viết về chiến tranh", Văn nghệ, (44). Nhiều tác giả (1984), "Góp mặt và trao đổi đề tài chiến tranh trong văn học", Văn nghệ Quân đội, (3). Nhiều tác giả (1998), "Hội thảo về tiểu thuyết", Văn nghệ, (6). Nhiều tác giả (1998), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia. Nhóm tác giả (1980), "Mấy nét chung quanh mảng văn học viết về chiến tranh trong 35 năm qua", Văn nghệ Quân đội, (6). Truyện ngắn xuất sắc về đề tài chiến tranh (1995), Nxb Hội Nhà văn. Tuyển tập truyện ngắn đương đại (2003), Tình yêu sau chiến tranh, Nxb Hội Nhà văn. "Văn học trong sự nghiệp đổi mới của cách mạng", trích theo Báo cáo của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, nhà văn Nguyễn Đình Thi đọc tại Đại hội lần thứ IV của Hội báo Văn nghệ.

File đính kèm:

  • docluan van.doc
Giáo án liên quan