Ngành giáo dục đào tạo đang được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu. Mỗi quốc gia trên thế giới, quốc gia nào cập nhật được nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến vào đời sống thực tiễn của mình thì quốc gia đó có nền kinh tế phát triển và ngược lại.
Hiện nay trên thế giới khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ, khoa học và công nghệ đang có những bước nhảy vọt. Kinh tế tri thức chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Để theo kịp các nước phát triển trên thế giới, đất nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nên kinh tế độc lập, tự chủ, đưa đất nước ta thành một nước công nghiệp.
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5660 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các hoạt động cho học sinh lớp 2 khi dạy các phép tính cộng – trừ có nhớ trong phạm vi 100, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A VIỆC DẠY TOÁN LỚP 2 HIỆN NAY
1. Thuận lợi:
- Giáo viên nhiệt tình, thương yêu học sinh
- Học sinh ham mê học môn toán
- Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chú ý đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức chuyên đề để tìm ra phương pháp dạy học mới.
- Trường cũng đã đầu tư cơ sở vật chatá, trang thiết bị dayï học khuyến khích học sinh mua đồ dùng học toán và vở bài tập nên học sinh hứng thú tự tin, tích cực học tập để đạt hiệu quả trong giờ toán.
2. Khó khăn
- Các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em.
- Học sinh học còn qua loa, mang tính chất đối phó tinh thần tự học, tự tìm tòi chưa cao.
- Khi dạy bài mới giáo viên còn gò ép học sinh tính theo cách của mình, chưa khuyến khích động viên học sinh tìm ra theo nhiều các khác nhau. Do vậy chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh.
- Đồ dùng dạy học của nhà trường chưa đáp ứng đủ cho các tiết học nên giáo viện còn phải giảng giải và nói nhiều, làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách máy móc thụ động, theo sự áp đặt của giáo viên và học sinh không hứng thú học tập.
- Việc kết hợp giữa bộ đồ dùng dạy toán và bộ đồ dùng học toán của học sinh chưa hợp lý.
- Một số học sinh chưa quen với các thao tác trên đồ dùng học tập nên thao tác còn chậm, chưa linh hoạt.
3. Tình hình học sinh
Năm học 2008 – 2009 tôi được nhận lớp 2. Tổng số học sinh của lớp có 19 em – nữ 10 em, chia làm 3 tổ. Các em đang từng bước tiếp cận với chương trình mới ngay từ lớp 1. Tuy nhiên ngay từ đầu năm học dù đã có nhiều cố gắng giữa dạy và học nhưng chất lượng chưa đạt như mong muốn.
Kết quả khảo sát đầu năm môn toán:
Tổng số
9 - 10
7 - 8
5 - 6
1 - 4
19
2
5
7
5
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Qua những thực trang trên và trong suốt quá trình giảng dạy tôi nhận thấy muốn thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình toán thì đòi hỏi người giáo viên phải:
- Đổi mới cách nghĩ về dạy học, nắm vững mục tiêu bài học, tổ chức các hoạt động học tập theo quy trình sao cho mỗi học sinh đều được làm việc, để tự tìm ra kiến thức mới và giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái. Bởi vì ở các tiết học về các phép tính cộng, trừ có nhớ học sinh chỉ sử dụng các thao tác trên que tính để làm bộc lộ “ cơ sở lý luận” một cách gián tiếp mà thôi. Đây là điểm mới của phương pháp dạy học phép tính ở lớp 2, không trình bày cơ sở cách tính mà rút ra trên cơ sở thực hành thao tác bằng tay với que tính.
- Giáo viên cần trân trọng mọi cố gắng, các ý kiến của học sinh, không áp đặt học sinh theo phương án có sẵn mà động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất.
- Khuyến khích học sinh tìm tra cái mới trong học và hành (tìm ra các phương pháp giải quyết vấn đề và lựa chọn phương pháp hợp ích) giúp học sinh hứng thú tự tin, trung thực, cẩn thận, chăm chỉ trong học toán.
- Giáo viên cần thay đổi dần thói quen cản trở các hoạt động tích cực chủ động sáng tạo của học sinh ( không nói thay, làm thay, nghĩ thay những gì cho học sinh có thể nói, làm, nghĩ được). Không dạy học “ đồng loạt” phải khuyến khích động viên tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn đề xuất, phát ý kiến, nói ra được những hạn chế của mình của bạn.
- Khi học sinh làm xong bài tập có thể cho các em tự đổi chéo bài nhau để đánh giá bài làm của bạn.
- Ở cuối tiết học tổ chức cho học sinh trò chơi học tập, giúp các em củng có lại kiến thức bài học một cách hứng thú hơn.
Sau đây tôi xin trình bày một vài ví dụ dạy học theo phương pháp tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh khi dạy các bài về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Ví dụ: khi dạy bài “ 36 + 15”
+ Giới thiệu phép cộng 36 + 15
Giáo viên nêu bài toán có 36 que tính thêm 15 que nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
Muốn có biết tất cả bao nhiêu que tính em làm thế nào? ( Lấy 36 + 15)
Giáo viên ghi bảng phép tính: 36 + 15
Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm ra kết quả bằng nhiều cách
Sau đó giáo viên hướng dẫn và thao tác trên bảng gài theo cách: lấy 6 que tính gộp với 5 que tính thành 11 que tính, 11 que tính thay bằng 1 thẻ chục và 1 que tính rời, 3 chục với 1 chục là 4 chục, thêm một chục là 5 chục, thêm 1 que tính nữa là 51 que.
Vậy 36 + 15 bằng bao nhiêu? ( 36 + 15 = 51)
Sau khi học sinh tìm ra kết quả phép tính bằng thao tác trên que tính, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đặt tính và thực hiện tính
Gọi học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính
+
36 6 Cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1,
15 3 cộng 1 bằng 4 thêm 1 bằng 5, viết 5.
51
+ Thực hành: giáo viên hướng dẫn học sinh và cho học sinh làm theo yêu cầu từng bài tập
- Ví dụ 2: Khi dạy bài “ 12 trừ đi một số: 12 – 8”
+ Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 12 – 8
Giáo viên nêu bài toán: có 12 que tính bớt 8 que tính hỏi còn bai nhiêu que tính?
Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào? ( lấy 12 – 8)
Giáo viên ghi bảng phép tính 12 – 8 = ?
Yêu cầu học sinh sử dụng que tính tính để tìm ra kết quả.
Học sinh thao tác trên que tính bằng nhiều cách
Cách 1: thay 1 một thẻ bằng 10 que tính rời rồi lấy 12 que tính bớt đi 8 que tính còn lại 4 que
Cách 2: thay 1 thẻ bằng 10 que rời rồi bớt dần ( 12 bớt 1 còn 11 , 11 bớt 1 còn 10,… bớt cho đến 8) còn lại 4 que.
Cách 3: bớt 2 que tính rời rồi thay 1 thẻ bằng 10 que rời, bớt tiếp 6 que tính nữa ( 2 + 6 = 8) còn lại 4 que tính.
Vậy 12 – 8 bằng bao nhiêu? ( 12 – 8 = 4)
Sau khi học sinh tìm ra kết quả của phép tính trên bằng cách thao tác trên que tính, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính và thực hiện tính, viết:
-
12 12 trừ 8 bằng 4, viết 4 nhớ 1, 1 trừ 1 bằng 0 viết 0
8
04
+ Hướng dẫn 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng “ 12 trừ đi 1 số”
Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm ra kết quả phép trừ: 12 – 3 =; 12 – 4 =; ………12 – 9
Chia nhóm cho học sinh tìm kết quả của các phép tính trên
Gọi học sinh nêu kết quả, giáo viên ghi bảng
Sau khi đã lập bảng 12 trừ đi 1 số, giáo viên cho học sinh nhận xét các phép tính trên có thành phần gì giống nhau? ( đều có số bị trừ là 12)
Giáo viên nêu đây chính là bảng trừ “ 12 trừ đi một số”
Cho học sinh học thuộc bảng trừ bằng nhiều cách ( đọc xuôi, đọc ngược, che, xoá một số thành phần của phép tính)
Như vậy học sinh đã tự phát hiện ra kiến thức mới và tự giải quyết nhiệm vụ bài học.
IV. KẾT QUẢ
Vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh vào bài dạy ở lớp tôi, tôi thấy kết quả cao hơn so với phương pháp cũ. Học sinh rất hứng thú tự tin và tích cực học tập, học sinh biết tư duy một cách độc đáo, linh hoạt sáng tạo. Học sinh tập trung hơn, giờ học sinh động hơn. Từ đó hiệu quả giờ học được nâng cao hơn.
Kết quả cụ thể:
Tổng số
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
19
V. KẾT LUẬN
Để thực hiện dạy một tiết toán lớp 2 có kết quả, đặc biệt là dạy các bài phép cộng, phép trừ có nhớ thì điều cần thiết phải sử dụng phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vào việc khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của học sinh. Qua thực tế giảng dạy cho thấy sử dụng phương pháp này trong dạy học toán là theo tôi là có hiệu quả, chất lượng của học sinh cao hơn, học sinh nhớ kiến thức bài học dễ dàng hơn. Bởi vì đây là phương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động trong quá trình nhận thức, điều này là một yêu cầu cần thiết, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý các em.
Mặt khác khi thực hiện dạy học theo phương pháp này, người giáo viên thể hiện được vai trò tổ chức hướng dẫn của mình để các em luôn tích trong hoạt động nhận thức tìm tòi, phát hiện vấn đề và tự giải quyết vấn đề. Góp phần làm cho tiết dạy học toán 2 thêm sinh động, hứng thú và hiệu quả. Đồng thời giúp cho học sinh tự tin hơn vào khả năng của bản thân, mạnh dạn hơn khi hợp tác với bạn và giáo viên. Góp phần đẩy mạnh phương pháp giáo dục theo định hướng tổ chức dạy học, trên cơ sở các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hình thành phương pháp và nhu cầu tự học ( tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới trong học tập và đời sống)
Giúp học sinh hứng thú và tự tin hơn trong học và hành. Qua giờ học toán ngoài những kiến thức cơ bản học sinh còn được khuyến khích và rèn cách diễn đạt, cách suy nghĩ linh hoạt, góp phần phát triển ngôn ngữ và trình độ tư duy của học sinh qua môn toán lớp 2.
Dạy học vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật là công việc khó khó khăn hơn, đòi hỏi người giáo viên không ngừng rèn luyện, tìm tòi sáng tạo nhiều thủ pháp, biện pháp mới để nghệ thuật này ngày càng phong phú, hoàn thiện hơn.
Trên đây là một giải pháp về việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trong các tiết dạy về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vị 100 của tôi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- SKKN lop 2.doc