Đề tài Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng

Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Ở đâu con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lý, bất kể đó là nhóm không chính thức hay chính thức, là nhóm nhỏ hay nhóm lớn, là nhóm bạn bè, gia đình hay các đoàn thể, tổ chức xã hội, bất kể mục đích gì, nội dung hoạt động của nhóm đó là gì?

doc27 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hậu và sự xuất hiện các phương pháp mới; - Dự thảo chương trình tổ chức chỉ đạo cải tiến phương pháp; - Tổ chức hội thảo trong Hội đồng Sư phạm để thống nhất các chương trình hoạt động. Bước 2: Chỉ đạo thực hiện - Chuẩn bị tâm thế: Tác động vào nhận thức, xây dựng bầu không khí phấn khởi, tự giác, tích cực trong tập thể sư phạm; - Phát động phong trào thi đua cải tiến phương pháp dạy học: xây dựng kế hoạch, chỉ đạo điểm, nhân đại trà, điều hành, uốn nắn, đánh giá sơ bộ. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá, rút bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai - Tổ chức kiểm tra đánh giá; - Sơ kết thi đua; - Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm; - Tổng kết, nêu bài học quản lý. c. Một số biện pháp kinh tế, sư phạm và tâm lý xã hội khác * Phương pháp khoán thưởng trong dạy học Phương pháp này nhằm loại bỏ tư tưởng cầm chừng, bình quân chủ nghĩa, thói quen bao cấp, đồng thời nhằm đánh giá một cách khách quan, trung thực, chất lượng, hiệu quả dạy học của giáo viên và học sinh. Khoán thưởng trong dạy học có những đặc trưng riêng, đó là đầu vào của học sinh không giống nhau nên khi đánh giá không lấy mặt bằng mà phải dựa trên sự phát triển của học sinh, ngoài ra khoán chỉ để thưởng, còn lương không được vi phạm. Cách tổ chức: Bước 1: Chuẩn bị phân loại, lựa chọn giáo viên, học sinh Lập kế hoạch. Bước 2: Tổ chức chỉ đạo - Tổ chức đăng ký, nhận hợp đồng khoán thưởng; - Thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, uốn nắn, đánh giá hoạt động của giáo viên nhận khoán. Bước 3: Tổng kết - Tổng kết đánh giá kết quả của từng cá nhân, phân loại mức khen thưởng; - Đánh giá kết quả chung của toàn trường; - Tổng kết, rút kinh nghiệm. * Một số biện pháp tâm lý xã hội khác - Động viên về tinh thần; - Coi kết quả cải tiến phương pháp là tiêu chí ưu tiên trong chế độ lương thưởng, phân công lao động; - Có chế độ ưu tiên đãi ngộ giáo viên giỏi; - Quan tâm, động viên kịp thời những giáo viên gặp khó khăn trong cải tiến phương pháp; - Nâng cấp, đề bạt cán bộ… Những giải pháp trên có khả năng phát huy khả năng tiềm ẩn của giáo viên, kích thích họ tích cực hoạt động sáng tạo. d. Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt - học tốt Đây là hình thức hoạt động tổng hợp vừa có tác dụng củng cố nề nếp vừa tạo động lực nâng cao chất lượng dạy học. Cụ thể: * Với giáo viên - Tổ chức hội giảng ở các cấp khác nhau; - Phấn đấu các danh hiệu cao; - Thi nâng lương. * Với học sinh - Thi năng khiếu; - Bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu; - Phấn đấu giành các danh hiệu cao. 2.4.4. Thực hiện tốt các biện pháp xã hội hoá công tác giáo dục và dân chủ hoá quản lý trường học. 2.4.4.1. Thực hiện tốt các biện pháp xã hội hoá công tác giáo dục - Nâng cao nhận thức trong tập thể giáo viên về sự gắn bó giữa nhà trường và cộng đồng; tăng cường công tác tham mưu, tuyên để giáo viên trở thành mối quan tâm chung của toàn Đảng, toàn dân trong địa phương; - Phát huy ảnh hưởng của các hoạt động khuyến học, của gia đình, dòng họ và của các tổ chức xã hội; - Tổ chức cam kết trách nhiệm giữa gia đình - nhà trường - các lực lượng ở địa phương về chăm lo giáo dục trẻ; - Huy động cộng đồng hỗ trợ vốn xây dựng nhà trường. Thành lập quỹ hỗ trợ giáo dục ở địa phương. 2.4.4.2. Dân chủ hoá quản lý trường học a. Dân chủ hoá quản lý nhà trường theo chủ trương của Bộ Chính trị và chỉ thị của Bộ GD & ĐT về dân chủ hoá trường học - Phối hợp hành động giữa chính quyền nhà trường với các tổ chức đoàn thể (Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, ...) trong tất cả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng giáo viên, phong trào thi đua “Hai tốt”…; - Dân chủ hoá quá trình quản lý quá trình hoạt động dạy và học, làm cho giáo viên và học sinh phát huy khả năng tự quản lý; - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác chủ động của người học, người học thực hiện tốt quyền học tập của mình. b. Thực hiện phân quyền, phân cấp trong quản lý, giao quyền tự quản và trách nhiệm quản lý cho Tổ, nhóm chuyên môn; thực hiện tốt mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với tập thể nhà trường, Hiệu trưởng với cộng đồng, địa phương… - Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục (Hội nghị, báo cáo hằng tháng, hằng kỳ; phương tiện truyền thanh) nhằm thực hiện phương châm: nhà trường là của dân, vì dân, do dân, phải được nhân dân cùng chăm lo; - Kết hợp hài hoà các cặp phạm trù: Dân chủ đi đôi với kỷ cương, quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm. 2.4.5. Thực hiện có hiệu quả kiểm tra, đánh giá trong nhà trường Thực hiện kiểm tra nội bộ trường học là một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo quá trình giảng dạy và giáo dục. Kiểm tra nội bộ trường học phải có mục đích rõ ràng, phải có kế hoạch bao trùm mọi mặt của quá trình giảng dạy, giáo dục, các kết luận rút ra từ đó phải có luận cứ khoa học. Việc kiểm tra nội bộ phải hướng vào mục tiêu tối tượng, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Muốn thực hiện kiểm tra có hiệu quả cần có các điều kiện: - Có chuẩn kiểm tra, đánh giá; - Tránh tâm lý gò bó giáo viên; - Kiểm tra vì mục tiêu công việc, vì sự tiến bộ của giáo viên. Con đường, cách thức kiểm tra: - Nghiên cứu tình hình giảng dạy và học tập của học sinh trong quá trình dự giờ, thăm lớp để nắm bắt thông tin; - Phối hợp nhiều cách thức khác nhau để đánh giá chất lượng dạy học và giáo dục như: Phiếu thăm dò, trao đổi với giáo viên, tổ chức chuyên môn, với học sinh, cha mẹ học sinh, … - Hình thức kiểm tra: kiểm tra theo chuyên đề, theo từng loại giáo viên, từng loại học sinh, kiểm tra đồng loạt tình hình giảng dạy từng môn học ở tất cả các lớp hoặc một vài lớp học. Để khẳng định các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng mà tôi đã nêu trên có tính cấp thiết và tính khả thi, tôi tiếp tục khảo sát 25 giáo viên với nội dung câu hỏi như sau: “Anh ( chị ) cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trong giai đoạn hiện nay? ” Kết quả được thể hiện ở bảng 7. Bảng 7 : Đánh giá của giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trong giai đoạn hiện nay TT Các biện pháp quản lý Kết quả đánh giá Tính cấp thiết Tính khả thi 1 Xây dựng đầy đủ các yếu tố để có một kế hoạch tốt 100% 100% 2 Tổ chức có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và tăng cường CSVC, trang thiết bị 100% 100% 3 Quản lý quá trình dạy học trong nhà trường 100% 100% * Chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học 100% 100% * Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình dạy học 100% 100% * Chỉ đạo dạy học trên lớp 100% 100% * Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học 100% 100% 4 Thực hiện tốt các biện pháp xã hội hoá công tác giáo dục và dân chủ hoá quản lý trường học 100% 100% 5 Thực hiện có hiệu quả kiểm tra, đánh giá trong nhà trường 100% 100% KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN Công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học là một quá trình thường xuyên, lâu dài, liên tục; là một yếu tố cơ bản để hoạt động giáo dục đạt được mục đích đã hoạch định. Muốn duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường thì tất yếu phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Quản lý chuyên môn trường Tiểu học là công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực của người quản lý nhưng theo tôi thì một số lĩnh vực, biện pháp mà các nhà quản lý không nên bỏ qua đó là: 1.Xây dựng đầy đủ các yếu tố để có một kế hoạch chuyên môn tốt * Kế hoạch phải phù hợp 4 yếu tố: - Phù hợp với khách quan; - Phù hợp với điều kiện chủ quan; - Hợp lý về mặt tổ chức; - Phù hợp với cá nhân. * Kế hoạch phải trả lời được các câu hỏi: Ta đang ở đâu? Muốn đến đâu? Đến đó như thế nào? Đánh giá tiến bộ như thế nào? * Chỉ ra được các tiền đề đảm bảo kế hoạch chuyên môn được thực hiện có chất lượng và có hiệu quả * Đề ra các biện pháp cụ thể chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn. 2. Tổ chức có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và tăng cường CSVC, trang thiết bị 3. Quản lý quá trình dạy học trong nhà trường * Chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học * Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình dạy học(Cũng có thể thay đổi tiến độ thời gian, phương thức đào tạo nhưng tổng thời gian và mục tiêu đào tạo không được thay đổi) * Chỉ đạo dạy học trên lớp * Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học - Xây dựng các điều kiện cần thiết cho việc nâng cao chất lượng dạy học; - Chỉ đạo cải tiến phương pháp dạy học; - Một số biện pháp kinh tế, sư phạm và tâm lý xã hội khác( Phương pháp khoán thưởng trong dạy học, các biện pháp tâm lý xã hội khác, tổ chức phong trào thi đua dạy tốt - học tốt). 4. Thực hiện tốt các biện pháp xã hội hoá công tác giáo dục và dân chủ hoá quản lý trường học. 5. Thực hiện có hiệu quả kiểm tra, đánh giá trong nhà trường 2. KIẾN NGHỊ Để mọi hoạt động ở trường Tiểu học nói chung cũng như hiệu quả công tác quản lý chuyên môn nói riêng đạt kết quả cao, tôi xin có một số đề xuất như sau: - Đối với ngành: Đề nghị có cơ chế chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên phù hợp hơn nữa, để không ngừng nâng cao tỉ lệ giáo viên có trình độ đào tạo vượt chuẩn( Tăng cường đào tạo giáo viên bậc Tiểu học có trình độ đại học, cao đẳng theo hệ tập trung, có như vậy chất lượng, trình độ tay nghề của giáo viên mới nâng lên cả về chất và về lượng); - Đối với chính quyền các cấp: Đề nghị tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học, gắn kế hoạch đầu tư CSVC với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; - Đối với các nhà quản lý trường học: Cần tích cực học hỏi về mọi mặt trong lĩnh vực mình phụ trách để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý cho bản thân. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, cần có thêm thời gian để tiếp tục kiểm chứng. Có thể chỉ phù hợp cho những đơn vị có điều kiện tương đồng nhưng tôi mạo muội đưa ra để các đồng nghiệp tham khảo. Những kiến nghị đề xuất chỉ mang tính chất khái quát những vấn đề trọng tâm. Mong nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý, đặc biệt là của các đồng chí cùng làm công tác quản lý trường Tiểu học. Xin chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docMOT SO BIEN PHAP QUAN LY CHUYEN MON CUA HIEU TRUONG.doc