Đề tài Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy giỏi góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn và kết quả học tập của học sinh

Trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: "Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững ". Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội, đối với hệ thống giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng, việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lý cũng như mỗi người giáo viên.

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy giỏi góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn và kết quả học tập của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là người hướng dẫn, gợi ý,… Nhiệm vụ chính trong việc định hướng các hoạt động vẫn là người giáo viên. - Cuối mỗi năm học, chúng tôi đều tham mưu với Ban đại diện Cha mẹ học sinh để thưởng cho giáo viên dạy giỏi cấp Huyện trở lên. 2.7/ Xây dựng tổ khối vững mạnh về chuyên môn Trên cơ sở kế hoạch chung của trường, chúng tôi yêu cầu các khối chuyên môn cần có kế hoạch năm học, từng học kỳ, có hệ thống chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong tổ. Từ các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi cụ thể hoá thành văn bản quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn Đối với mọi công việc chúng tôi đều đặt sự chủ động, sáng tạo của khối trưởng và giáo viên lên hàng đầu, sau đó mới giúp đỡ thêm nếu cần. Trong việc tổ chức sinh hoạt khối, yêu cầu khối trưởng phải lập kế hoạch sinh hoạt cụ thể tuỳ theo tình hình khối, báo trước nội dung họp cho giáo viên để họ chuẩn bị trước. Chúng tôi chỉ đạo nội dung sinh hoạt chuyên môn phải giảm nội dung mang tính hành chính, sự vụ, tăng cường nội dung sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: - Tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho từng môn học. - Tổ chức, chỉ đạo soạn giảng theo hướng đổi mới. - Tổ chức, chỉ đạo việc dạy thể nghiệm theo từng chuyên đề, thao giảng, hội thi, tổng kết kinh nghiệm theo từng chuyên đề của từng môn học. - Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các thiết bị dạy học, kinh nghiệm về việc tự sáng tạo đồ dùng dạy học bằng những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm, rẻ tiền. - Tổ chức trao đổi về các nội dung có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học như: cách thiết kế giáo án điện tử, cách sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ việc dạy học... - Thường xuyên kiểm tra kế hoạch và nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn; tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt, có biện pháp chỉ đạo, uốn nắn, khắc phục kịp thời. - Tiến hành kiểm tra việc thực hiện kỷ cương, nề nếp dạy học của từng giáo viên. - Chú ý xây dựng bầu không khí tâm lí lành mạnh, xây dựng môi trường sư phạm tích cực, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Trong đợt hội giảng huyện vừa qua, trường có 30/42 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi Huyện. Chính nhờ phát huy sức mạnh tổ khối mà chúng tôi đã đạt kết quả cao mặc dù số giáo viên dự thi quá nhiều. Giáo viên tự soạn bài cho khối dự giờ trước rồi ban giám hiệu mới tranh thủ dự sau. Tất cả giáo viên trong trường đều tham gia dự giờ góp ý, làm đồ dùng dạy học, … IV. KẾT QUẢ: - Đa số giáo viên vững vàng hơn về tay nghề giảng dạy, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục của trường. - Giáo viên đã phát huy khả năng học tập của học sinh, tạo cho các em phương pháp độc lập, tự chủ, có ý thức học tốt; khai thác kiến thức ở nhiều mức độ khác nhau, khắc sâu được kiến thức cơ bản, mở rộng kiến thức, rèn phương pháp tự học…. - Giáo viên tự tin, nhẹ nhàng, gần gũi học sinh có điều kiện giúp đỡ được học sinh yếu mà vẫn phát huy được khả năng của học sinh khá, giỏi. Học sinh được làm việc nhiều hơn, làm chủ trong các hoạt động học tập. - Giáo viên thêm vững vàng về kiến thức, nhuần nhuyễn về phương pháp. - Hiện trong 42 giáo viên thì trình độ trên chuẩn là 39 (92,9%, trong đó có 38 ĐHSP, 1 CĐSP), 37 giáo viên có chứng chỉ A tin học, 16 giáo viên có chứng chỉ A tiếng Anh. ( Năm 2008 có 5 giáo viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm và Cao đẳng sư phạm; năm 2009 có 2 giáo viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm, 16 giáo viên nhận chứng chỉ A tiếng Anh.) - Hai năm gần đây, số giáo viên dạy giỏi cấp trường đều đăng kí hội giảng dạy giỏi cấp huyện 100%. Lực lượng giáo viên dạy giỏi đông đảo đã góp phần không nhỏ xây dựng 5 tổ tiên tiến nhiểu năm liền, năm 2009 có 2 tổ tiên tiến xuất sắc. * Số liệu thống kê: Nội dung Năm học 2008- 2009 Năm học 2009- 2010 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Giáo viên dạy giỏi cấp trường 42/42 100,0% 41 100,0% Giáo viên dạy giỏi cấp Huyện 30/42 71,4% 30 73,2% Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh 0 0,0% 4 9,8% (Trường có 42 giáo viên nhưng có 1 giáo viên nghỉ ốm từ đầu năm học). Như vậy, năm 2008- 2009, 2009- 2010 có 100% giáo viên dạy giỏi cấp trường, số giáo viên dạy giỏi huyện đã tăng 19,1% so với năm học 2007- 2008. Trong số giáo viên dạy giỏi huyện, có nhiều giáo viên dạy giỏi 5 năm, hơn 10 năm liền. Vì thế số giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cơ sở cũng tăng: năm 2008 có 11 người, năm 2009: 12 người, năm 2010: 18 giáo viên đang làm sáng kiến kinh nghiệm. Với sự đóng góp nhiệt tình từ đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường, chất lượng dạy- học của nhà trưởng luôn dẫn đầu toàn huyện, tỉ lệ học sinh lên lớp luôn giữ vững theo tiêu chuẩn trường tiến tiến xuất sắc. Tröôøng đạt nhiều giải thưởng năm sau cao hơn năm trước trong các hội thi: Vở sạch chữ đẹp, Anh văn thiếu nhi, học sinh năng khiếu,... Đặc biệt năm 2009- 2010 đạt: 7 giải thi Vẽ cấp huyện; 15 học sinh vở sạch chữ đẹp nhất huyện, nhất toàn đoàn cấp huyện; 4 giải nhất tập thể, 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba cá nhân Vở sạch chữ đẹp cấp Tỉnh; 12 học sinh giỏi huyện và 6 học sinh giỏi Tỉnh về giải toán qua Internet; 16 học sinh giỏi huyện môn Toán, Tiếng Việt, Anh văn; 1 học sinh đạt Huy chương Bạc Anh văn cấp Tỉnh. Trong hai năm qua, trường luôn được sự tin tưởng của phụ huynh và các cấp lãnh đạo, ngày càng vững mạnh, giữ vững danh hiệu trường lá cờ đầu, đạt danh hiệu trường Thân thiện học sinh tích cực, tiếp tục giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, xây dựng trường Chuẩn quốc gia mức độ II,. V/ BÀI HỌC KINH NGIỆM : Trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi, tôi thấy cần chú ý một số vấn để sau: - Ban giám hiệu phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của phong trào, xác định đúng mục tiêu, nội dung, lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả. - Giáo dục nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị cho đội ngũ là việc làm không thể thiếu và luôn được đặt lên hàng đầu. -Triển khai để giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phấn đấu nâng cao trình độ tay nghề, bồi dưỡng cho họ lòng say mê với nghề. - Hiệu trưởng và Bí thư chi bộ cần quan tâm và tạo điều kiện cho phong trào thi đua đạt giáo viên dạy giỏi các cấp trong nhà trường. - Cần phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền và các bộ phận đoàn thể, các khối chuyên môn để đẩy mạnh phong trào thi đua. - Chỉ đạo sâu sát hoạt động tổ chuyên môn, thực hiện tốt công tác kiểm tra. - Tăng cường xây dựng và phát huy vai trò sức mạnh của tập thể. - Cán bộ quản lí phải luôn nghiên cứu, trau dồi trình độ chuyên môn để giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng giúp đỡ được giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, giúp họ tự tin, mạnh dạn trong quá trình công tác, - Tạo điều kiện tối đa về vật chất và tinh thần cho giáo viên được làm việc tốt nhất. - Tạo điều kiện cho giáo viên được đi học các lớp nâng cao trình độ mọi mặt. Bản thân giáo viên phải nâng cao tinh thần tự học, tự rèn, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. -Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cốt cán (khối trưởng, khối phó) để họ làm tốt việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi từ tổ khối. - CBQL không những giỏi chuyên môn mà còn phải tích cực đi đầu trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, làm điểm tựa cho giáo viên thực hành và có trình độ đánh giá giáo viên trong việc dạy học áp dụng công nghệ thông tin. - Có chế độ khen thưởng thích đáng để kích thích động viên giáo viên dạy giỏi, đồng thời phải có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có kết quả giảng dạy còn thấp giúp họ vươn lên trong giảng dạy. - Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ tiếp cận với điều hay của đơn vị bạn, của các giáo viên trong khối. - Có sự tin tưởng và nhận định đúng đắn về năng lực của đội ngũ. - Không nên cầm tay chỉ việc cho giáo viên, phải để giáo viên tự suy nghĩ để tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu. - Có biện pháp khơi gợi cho giáo viên tự nhận thấy những ưu và khuyết điểm trong từng hoạt động trên lớp và từ những ưu khuyết của mình, giáo viên từng bước hoàn chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với tình hình học sinh của lớp mình. - Hãy để giáo viên tự sáng tạo, phát huy mặt mạnh cá nhân, có như thế mới thấy được cái “Tài” thực sự trong mỗi giáo viên chúng ta. VI/ KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu và thực hiện các giải pháp của đề tài giúp cho nhận thức của đơn vị về vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi được nâng cao. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn, khoa học và thực thi, đã mang lại những chuyển biến rõ rệt trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi và kết quả giảng dạy của nhà trường. Như vậy, qua các công việc đã thực hiện, điều thành công lớn nhất mà nhà trường đã đạt được chính là đã nâng cao sự hiểu biết, những kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Và điều quan trọng hơn cả là giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc dạy thật, học thật. Những biện pháp nói trên đã góp phần thúc đẩy hoạt động chuyên môn trong nhà trường, thúc đẩy được các hoạt động của tổ chuyên môn và mỗi cá nhân, tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt học tốt, thi đua tiếp cận với cái mới trong công nghệ thông tin, thi đua áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, thi đua có những tiết dạy hay... * Đề xuất với các cấp quản lí: - Cần trang bị cơ sở vật chất đầy đủ hơn, nhất là phòng và nhiều máy vi tính được nối mạng để giáo viên sử dụng. - Bổ sung nhiều loại sách về chuyên môn nghiệp vụ để giáo viên tham khảo. - Có chế độ đãi ngộ đối với những giáo viên dạy giỏi cấp Huyện trở lên nhiều năm liền. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Điều lệ trường Tiểu học. 2. Giáo dục học hiện đại- Thái Duy Tuyên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Nhiệm vụ năm học 2009- 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, Phòng Giáo dục và Đào tạo Định Quán. 4. Thông tư 07/ 2004/ TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. 5. Hướng dẫn số 106/ TTr ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Thanh tra Bộ Giáo dục & Đào tạo.

File đính kèm:

  • docSK Qly Gduc Boi duong chuyen mon cho doi ngu g vien day gioi gop phan nang cao chat luong mui nhon va KQ hoc tap cua HS.doc