Đề tài Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Văn Hải 4

Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người , chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia .Với đất nước Việt Nam ta cũng vậy,giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu.

Tháng 12/1996 , Ban chấp hành Trung ương đảng khoá VIII đã ra Nghị quyết số 02/NQ-TW về định hướng chiến lược Giáo dục và Đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tạo thời cơ thuận lợi chưa từng có cho ngành Giáo dục nói chung và Giáo dục cấp Tiểu học nói riêng . Nghị quyết đã nhấn mạnh : “Thực sự coi Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển .Giáo dục Tiểu học là nền móng của quá trình đào tạo con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại đất nước."

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 13317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Văn Hải 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h giá khách quan, đúng thực chất, có những điều chỉnh động viên hoặc phê bình kịp thời đối với tổ chuyên môn hoặc cá nhân không thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn hoặc không thực hiện đủ nội dung bồi dưỡng giáo viên. Trong năm học 2008-2009, 100% giáo viên được thanh tra, trong đó 20 % thanh tra chuyên đề, 80% thanh tra toàn diện. ]Thực hiện đúng tinh thần của cuộc vận động "Hai không" , không bao che dung túng , không thiên vị tình cảm khi đánh giá. 3.6. Động viên kích thích vật chất , tinh thần cho giáo viên. 3.6.1. Bảo đảm mọi chế độ chính sách. Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với giáo viên, nhân viên trong trường theo các văn bản nhà nước đã ban hành: chế độ lương phụ cấp, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, được tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ, được tạo cơ hội để phát huy tối đa tài năng sáng tạo của mình. Như vậy, hiệu trưởng vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội. 3.6.2. Tổ chức tốt các phong trào thi đua. Đầu năm học, nhà trường tổ chức cho giáo viên và tổ chuyên môn đăng ký danh hiệu thi đua. Cuối kỳ và cuối năm học, tổ chức đánh giá xếp loại thi đua trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Khen thưởng không bình quân chủ nghĩa mà theo các mức để thưởng cho đúng, ứng với kết quả nhiệm vụ khác nhau là các mức tiền thưởng khác nhau. Xây dựng nội dung phát động thi đua chào mừng các ngày kỷ niệm trong năm: 20/11; 3/2; 8/3; 19/5... Có nội dung, chỉ tiêu cụ thể với giáo viên, học sinh. Tổ chức sơ kết, tổng kết kịp thời., bình xét thi đua khách quan, đúng đối tượng, có mức thưởng động viên khuyến khích. 3.6.3. Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường. Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự thành công của tổ chức. Để có tập thể sư phạm đoàn kết, lãnh đạo nhà trường đã thực hiện một số công việc sau: Xây dựng sự đoàn kết trong cán bộ lãnh đạo. Muốn có một tập thể đoàn kết trước hết phải có sự đoàn kết nhất trí cao trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo . Sự đoàn kết thống nhất trong Ban giám hiệu, Chi uỷ Đảng, Ban chấp hành Công đoàn... là yếu tố đầu tiên quyết định sự đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường. Muốn có sự đoàn kết đó cần có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng, phù hợp, vừa có lý lại vừa phải có tình , mọi người thống nhất hướng về mục tiêu, có sự hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công tác cũng như trong đời sống hàng ngày. Mọi người cần phải hiểu và tôn trọng lẫn nhau, hiệu trưởng phải là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí đó. Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể. Mối quan hệ nhân ái là chìa khoá dẫn tới thành công của tập thể.Trong tập thể, mỗi thành viên sống trong hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, mỗi cá nhân cần có mục tiêu phù hợp với mục tiêu của mọi người, của tập thể. Sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu chung và mục tiêu riêng là bản chất của tập thể chân chính trong xã hội ta ngày nay. Trong tập thể sư phạm có hai mối quan hệ cơ bản đó là mối quan hệ giữa cán bộ lãnh đạo với các thành viên và quan hệ giữa các thành viên với nhau. Để có mối quan hệ tốt đẹp giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo thì cán bộ lãnh đạo phải tin tưởng tôn trọng và có trách nhiệm giúp đỡ, tạo cơ hội tốt nhất cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ lãnh đạo phải là chỗ dựa vững chắc cho cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần. Đồng thời mỗi giáo viên cần phải tự giác chấp hành sự phân công, phân nhiệm của cấp trên, sẵn sàng góp ý với cán bộ lãnh đạo trên tinh thần thiện chí và xây dựng. Giữa các giáo viên trong tập thể cần có mối quan hệ bình đẳng, phối hợp, khoan dung, độ lượng với nhau để tập thể sư phạm trở thành tổ ấm gia đình thứ hai, nơi mọi người có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Tổ chức tốt hoạt động nhân ngày 20/11, toạ đàm giữa giáo viên, cán bộ quản lý với giáo viên đã nghỉ hưu nhằm ôn lại truyền thống nhà trường, trao đổi kinh nghiệm, tâm sự... Qua đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với giáo viên đang công tác cũng như đã nghỉ hưu, từ đó nâng cao tình thân ái, gắn bó, ý thức trách nhiệm, cùng nhau xây dựng nhà trường. - Chủ động giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ. Trong quá trình sống và hoạt động cùng nhau, tập thể sư phạm khó tránh khỏi những bất đồng. Khi có biểu hiện của sự mâu thuẫn, Hiệu trưởng phải chủ động xử lý kịp thời. Khi xử lý, giải quyết cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tìm hiểu đúng nguyên nhân, bản chất của sự việc. Sau đó tùy từng mức độ và phạm vi mâu thuẫn, Hiệu trưởng phối hợp với các cá nhân và tổ chức để giải quyết một cách tế nhị, giúp giáo viên hiểu rõ, nhận ra cái đúng, cái sai và có định hướng sửa chữa. Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn phải là sự bình thường hoá mối quan hệ và thực sự có thiện chí giữa các bên đương sự. 3.6.4. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ giáo viên. Chính quyền phối hợp với tổ chức Công đoàn kịp thời thăm hỏi, động viên cán bộ giáo viên khi gặp khó khăn, hoạn nạn, nâng cao tính cộng đồng trong tập thể giáo viên Xây dựng đội văn nghệ, thể dục thể thao trong tập thể giáo viên, khuyến khích các thành viên tham gia giao lưu văn nghệ quần chúng, giao hữu cầu lông, bóng chuyền với địa phương và các đơn vị trường bạn. Đó chính là liều thuốc vô cùng quý giá mà mỗi nhà quản lý cần dùng để chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho đội quân của mình. 3.7 Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học. Từ đầu năm học, nhà trường cần lập kế hoạch dự trù kinh phí mua sắm đồ dùng thí nghiệm và các thiết bị cần thiết cho công tác giảng dạy. Đồng thời nhà trường cũng cần năng động trong việc huy động các nguồn hợp pháp để tạo nguồn vốn tự có và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này trong việc đầu tư mua sắm thiết bị , tài liệu để không ngừng phát triển thêm nguồn tư liệu cho thư viện nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học và nghiên cứu đề tài. Phát huy nội lực, khả năng của giáo viên bằng cách duy trì thường xuyên phong trào tự làm đồ dùng dạy học và tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học. 3.8 Đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng Công tác giáo dục trong nhà trường không chỉ đứng ngoài chính trị mà phục vụ chính trị. Hiệu trưởng nhà trường phải tổ chức chặt chẽ các hoạt động của nhà trường dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng . Chi bộ phải thường xuyên giúp đỡ các nhân tố tích cực trong đội ngũ giáo viên để họ đủ điều kiện tham gia tổ chức Đảng, tạo điều kiện cho giáo viên phấn đấu rèn luyện để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, trẻ hoá đội ngũ đảng viên trong nhà trường. PHẦN KẾT LUẬN I. Một số kết luận. * Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là công việc cần thiết, cấp bách trong sự nghiệp giáo dục giai đoạn hiện nay. Người quản lý phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ phải là việc làm thường xuyên và liên tục về cả phẩm chất và chuyên môn nghiệp vụ. Xuất phát từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lí, phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Văn Hải 4, trong tiểu luận đã đề xuất một số biện pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường , hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. . * Trong đề tài "Biện pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Văn Hải 4 Thành phố Phan Rang -TC", người viết đã đưa ra được 08 biện pháp cụ thể, thiết thực góp phần quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên , Đó là : Lập quy hoạch nhân sự đội ngũ; Tuyển chọn và bổ sung nhân sự ; Phân công bố trí giáo viên ; Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá ; Động viên kích thích vật chất , tinh thần cho giáo viên; Tăng cường cơ sở vật chất , trang thiết bị dạy học và Đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng. * Phương hướng nghiên cứu: Mặc dù người viết đã có nhiều cố gắng tìm kiếm các biện pháp phù hợp với thực tế nhà trường song do thời gian có hạn nên trong quá trình nghiên cứu còn có một số biện pháp chưa có điều kiện đi sâu, người viết sẽ tiếp tục nghiên cứu trong quá trình công tác ở trường tiểu học Văn Hải 4 Thành phố Phan Rang -TC. Hy vọng đề tài thực sự mang tính chiến lược lâu dài của trường tiểu học Văn Hải 4 Thành phố Phan Rang -TC nói riêng và của các trường tiểu học khác trong thành phố Phan Rang -TC nói chung. II. Một số kiến nghị. 2.1. Với sở GD&ĐT Ninh Thuận ; Phòng GD Phan Rang. - Thường xuyên kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ ở các trường trực thuộc để kịp thời uốn nắn điều chỉnh những lệch lạc về chuyên môn, đặc biệt về đổi mới phương pháp dạy học. - Hàng năm nên chú trọng công tác bồi dưỡng bổ túc kiến thức cho đội ngũ giáo viên trong toàn tỉnh, mà nòng cốt là những giáo viên giỏi. - Tổ chức các hội nghị chuyên đề trao đổi kinh nghiệm giữa các trường tiểu học trong tỉnh. - Tăng tính tự chủ của Hiệu trưởng đặc biệt là quyền lựa chọn, tiếp nhận giáo viên. - Tăng cường hơn nữa điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại cho các đơn vị trường học. 2.2 Đối với địa phương - Chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục của phường về CSVC trường lớp. 2.3 Với trường tiểu học Văn Hải 4 Thành phố Phan Rang -TC. - Tiếp tục củng cố xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. - Tổ chức cho giáo viên đi học tập trao đổi kinh nghiệm với trường bạn. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, theo học các lớp cao đẳng, đại học tại chức. - Quan tâm tạo điều kiện phát triển Đảng trong nhà trường. PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX. 2. Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 3. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII. 5. Luật Giáo dục - NXB - CTQG - 2005 6. Báo cáo tổng kết năm học 2008- 2009 và Kế hoạch năm học 2009 - 2010 của Trường Tiểu học Văn Hải 4 Thành phố Phan Rang –TC.

File đính kèm:

  • docTIỂU LUẬN HUYNH THI VAN.doc
Giáo án liên quan