Giáo án Mĩ thuật tiểu học tuần 14 (chuẩn kiến thức kĩ năng)

Bài 14:

VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾT

Ở HÌNH VUÔNG

 I/ MỤC TIÊU:

-HS nhận biết vẻ đẹp của trang trí hình vuông.

-Biết cách vẽ màu vào các họa tiết hình vuông.

II/ CHUẨN BỊ :

- GV: Tranh ảnh viên gạch có trang trí hinøh vuông

 -HS : Vở vẽ, bút chì, bút màu

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG :

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật tiểu học tuần 14 (chuẩn kiến thức kĩ năng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu và nêu vấn đề: -Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu hình ảnh các con vật và gợi ý: + Tên các con vật. + Hình dáng bên ngoài và các bộ phận + Sự khác nhau giữa các con vật. - HS tả lại đặc điểm của từng con vật. HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ con vật. - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ. + Vẽ các bộ phận chính trước. + Vẽ tai, chân, đuôi ……… sau. + Vẽ hình vừa với phần giấy. - GV vẽ phác các dáng hoạt động của con vật. - Vẽ màu theo ý thích. HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành. - GV yêu cầu HS chọn con vật và vẽ theo trí nhớ. - GV quan sát HS làm bài, đưa ra những gợi ý khi cần thiết. - GV khuyến khích HS vẽ màu có đậm nhạt. HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá. - GV sắp xếp bài và giới thiệu bài vẽ của con vật theo từng nhóm - Sau đó HS nhận xét về đặt điểm, màu sắc. - GV nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của HS. 5.Tổng kết – dặn dò. Về tập vẽ lại bài. -Chuẩn bị bài sau: Tập nặn tạo dáng tự do. -Nhận xét bài học. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - HS tả đặc điểm các con vật. - HS quan sát. HS lắng nghe. - HS vẽ con vật mà mình thích. Các nhóm sắp xếp bài vẽ theo từng con vật. HS nhận xét. LỚP 4 Bài 14: Vẽ theo mẫu MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT I/MỤC TIÊU : -Hiểu đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu. -Biết cách vẽ hai vật mẫu. -Vẽ được hai đồ vật gần với mẫu. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : SGK , SGV ; 1 vài mẫu có 2 đồ vật ; Vải làm nền cho mẫu vẽ ; Bục để vật mẫu ; Hình gợi ý cách vẽ ; 1 số bài vẽ mẫu có 2 đồ vật của HS các lớp trước 2. Học sinh : SGK ; Mẫu để vẽ theo nhóm ; Vở thực hành ; Bút chì đen , tẩy , màu vẽ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 1. Khởi động : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát , nhận xét -Yêu cầu hs quan sát hình 1 trang 34 SGK: +Mẫu có mấy đồ vật? Gồm các đồ vật nào? +Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào? +Vị trí các đồ vật trước, ở sau? -Trình bày mẫu vài lần theo các hướng và vị trí khác nhau, hỏi đáp về từng mẫu xếp được. Chốt: Khi nhìn ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có hình ảnh về mẫu khác nhau. Mỗi người nên vẽ theo góc nhìn của mình. -Cho hs quan sát mẫu theo nhóm . HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ -Yêu cầu HS quan sát mẫu, nêu cách vẽ: +So sánh chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác khung hình từng vật. +Vẽ trục từng mẫu tìm tỉ lệ của chúng như vẽ một vật. +Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. +Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt hay tô màu. HOẠT ĐỘNG 3:Thực hành -Lưu ý hs vẽ khung hình chung phù hợp khổ giấy; tìm tỉ lệ giữa từng vật với khung hình chung và với nhau. -Hướng dẫn những hs còn lúng túng. HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá - Treo một số bài tốt cho HS tập nhận xét, GV tuyên dương, động viên những bài chưa tốt. 4.Tổng kết – dặn dò. -Về vễ hoàn chỉnh bài, -Chuẩn bị bài sau: Vẽ chân dung - Quan sát tranh và nêu các ý kiến. - Quan sát theo nhóm. - Quan sát theo nhóm và nêu cách vẽ. - HS thực hành không dùng thước kẻ. - HS chọn và tập nhận xét LỚP 5 Bài 14: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU : - Hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật. - Biết cách vẽ đường diềm vào đồ vật Chọn và sắp xếp họa tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí. - Tích cực suy nghĩ , sáng tạo . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK , SGV . - Một số bài vẽ đường diềm ở đồ vật của HS lớp trước . - Hình gợi ý cách vẽ . 2. Học sinh - Sưu tầm ảnh một số đồ vật có trang trí đường diềm . - Vở Tập vẽ, bút chì , thước kẻ , tẩy , màu vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người . - Nhận xét bài nặn kì trước . 3. Bài mới : Vẽ trang trí : Trang trí đường diềm ở đồ vật . HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 1 : Quan sát , nhận xét . - Giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm , các hình SGK , bộ ĐDDH ; đặt các câu hỏi để HS tìm hiểu về vẻ đẹp của đường diềm ở một số đồ vật . - Bổ sung nhận xét : Trang trí đường diềm có thể làm cho đồ vật thêm đẹp . - Gợi ý cho HS nhận ra vị trí đường diềm . - Đặt câu hỏi để HS tìm ra các họa tiết ở đường diềm : + Có thể dùng họa tiết hoa lá , chim thú , hình kỉ hà … để trang trí . + Những họa tiết giống nhau thường được sắp xếp cách đều nhau theo hàng ngang , hàng dọc quanh đồ vật . + Họa tiết khác nhau thì sắp xếp xen kẽ . HOẠT ĐỘNG 2 :Cách trang trí . - Có thể vẽ lên bảng gợi ý cách trang trí đường diềm : + Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm ở đồ vật, kích thước của nó; kẻ 2 đường thẳng hoặc đường cong cách đều + Chia các khoảng cách để vẽ họa tiết + Tìm hình mảng và vẽ họa tiết . + Vẽ màu theo ý thích . HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành . - Góp ý , hướng dẫn thêm cho từng em . HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét , đánh giá . - Lựa chọn một số bài đẹp , chưa đẹp ; gợi HS nhận xét về : bố cục , họa tiết , màu . - Điều chỉnh xếp loại các bài ve.õ - Giáo dục HS tích cực suy nghĩ , sáng tạo . 4. Tổng kết, dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS sưu tầm tranh ảnh về quân đội . - Theo dõi , trả lời . - Theo dõi . - Vẽ vào vở . - Nhận xét , xếp loại theo cảm nhận riêng ; nêu lí do vì sao đẹp hoặc chưa đẹp . Lớp 1 Thủ công Gấp các đoạn thẳng cách đều MỤC TIÊU : - Biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều. - Gấp được các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ. Các nếp gấp có thể chưa thẳng, phẳng. CHUẨN BỊ: - GV : Mẫu gấp các nếp gấp cách đều.Quy trình các nếp gấp. - HS : Giấy màu,giấy nháp,bút chì,bút màu,hồ dán,khăn,vở. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. Ổn định lớp : Hát tập thể. 2. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: GV hướng dẫn để học sinh nhận biết được các đặc điểm của mẫu gấp : cách đều nhau,có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại. - Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu gấp,nêu nhận xét. Hoạt động 2 : Giới thiệu mẫu cách gấp Giáo viên hướng dẫn mẫu cách gấp. - Nếp thứ nhất : Giáo viên ghim tờ giấy màu lên bảng, giáo viên gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu. - Nếp thứ hai : Giáo viên ghim lại tờ giấy,mặt màu ở phía ngoài để gấp nếp thứ hai,cách gấp như nếp một. - Nếp thứ ba : Giáo viên lật tờ giấy và ghim lại mẫu gấp lên bảng,gấp vào 1 ô như 2 nếp gấp trước. GV gọi học sinh nhắc lại cách gấp theo quy trình. Hoạt động 3 : Thực hành Giáo viên nhắc lại cách gấp theo quy trình cho học sinh thực hiện. Giáo viên theo dõi giúp đỡ các em yếu. Hướng dẫn các em làm tốt dán vào vở. Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét về tinh thần học tập; sự chuẩn bị đồ dùng học tập; kĩ năng gấp và đánh giá sản phẩm của HS. - Chuẩn bị: Giấy màu và hồ dán, một sợi chỉ hoặc 1 sợi len để tiết sau gấp cái quạt. Học sinh quan sát mẫu,phát biểu,nhận xét. Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu và ghi nhớ thao tác làm. Học sinh lắng nghe và nhắc lại. Học sinh thực hành trên giấy nháp.Khi thành thạo học sinh gấp thêm giấy màu. Trình bày sản phẩm vào vở. Lớp 2 Thủ công GẤP, CẮT DÁN HÌNH TRÒN I/ MỤC TIÊU : -Biết gấp, cắt, dán hình tròn. -Gấp cắt dán được hình tròn . hình có thể chưa tròn đều và kích thước to , nhỏ tùy thích . Đường cắt có thể mấp mô . II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông. 2.Học sinh : Giấy thủ công, vở. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. -Giới thiệu bài. Trực quan : Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông. Hoạt động 1 :Quan sát nhận xét. Mục tiêu : Học sinh biết quan sát nhận xét hình tròn được cắt bằng cách gấp giấy -GV thao tác trên vật mẫu và hỏi : -Nối điểm O với các điểm M.N.P nằm trên đường tròn. -So sánh độ dài OM, ON, OP ? -Do đặc điểm này mà để vẽ đường tròn ta sử dụng dụng cụ. Khi không dùng dụng cụ ta tạo hình tròn bằng cách gấp, cắt giấy. -So sánh MN với cạnh hình vuông ? -Giáo viên nhắc nhở : Cắt bỏ phần gạch chéo ta sẽ được hình tròn. Hoạt động 2 : Thực hành gấp hình. Mục tiêu : HS biết gấp cắt dán hình tròn -GV hướng dẫn gấp. Bước 1 :Gấp hình. Bước 2 : Cắt hình tròn. Bước 3 : Dán hình tròn (SGV/ tr 219). -Giáo viên theo dõi chỉnh sửa. 3.Củng cố : - Nhận xét tiết học. 4. Dặn dò: – Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. -Gấp cắt dán hình tròn. -Quan sát. -HS thao tác gấp. Cả lớp thực hành. Nhận xét -Độ dài bằng nhau. -4-5 em lên bảng thao tác lại. -Bằng nhau. -HS thực hành. -Hoàn thành và dán vở. -Đem đủ đồ dùng. Lớp 3 TUẦN 14 Thủ công BÀI 8: CẮT, DÁN CHỮ H, U (TIẾT 2) I/ Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H,U. - Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tường đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. II/ Chuẩn bị: -Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U. -Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán. III/ Các hoạt động dạy- học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 3: HS thực hành cắt, dán chữ H, U. - GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ H, U. - GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U theo quy trình. - GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng. - GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng. - GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS. Nhận xét- dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học bài “Cắt, dán chữ V”. - HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán các chữ H, U theo quy trình 3 bước. - HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U. - HS trưng bày sản phẩm. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG DUYỆT CỦA BAN LÃNH ĐẠO

File đính kèm:

  • docMT TUAN 14 CHUAN KTKN.doc
Giáo án liên quan