Đề tài Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở trường Tiểu học Hương Vĩnh, Hương Khê, Hà Tĩnh

Quản lý là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội nói chung và của các tổ chức nói riêng. Mác nói: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo đẻ điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chúng phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng".

Quản lý giáo dục là một điều kiện cơ bản để hoạt động giáo dục đạt được mục đích đã định.

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở trường Tiểu học Hương Vĩnh, Hương Khê, Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn cho bản thân qua các hình thức như: Bồi dưỡng thương xuyên theo chu kỳ. Tham gia các lớp học nâng chuẩn. Học tập kinh nghiệp của đồng nghiệp qua hình thức dự giờ thăm lớp, dạy thể hiện, tập trung nghiên cửu lài liệu, sách giáo khoa và các tài liệu khác. 2.3.3. Tăng cường chỉ đạo xây dựng nề nếp lớp học - Chỉ đạo nghiên cứu các văn bản pháp quy, quy chế của Nhà nước và của ngành giáo dục về nề nếp dạy học. - Chỉ đạo xây dựng và thực hiện các nội quy của nhà trường về nề nếp dạy học. - Chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch về dạy học đã được xây dựng. - Chỉ đạo nề nếp sinh hoạt chuyên môn. - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức sinh hoạt theo kế hoạch tạo thành những mắt xích quan trọng guồng máy vận hành chung của trường. Đặc biệt quan tâm đến việc dây dựng tập thể sư phạm vững vàng, ổn định, đoàn kết thống nhất làm nền tảng cho sự thành công của mọi hoạt động trong trường. - Xây dựng khuôn viên nhà trường xanh - sạch - đẹp tạo khung cảnh và môi trường sư phạm thuận lợi cho việc dạy và học. - Xử lý tốt các vụ việc, tình hình nảy sinh trong qúa trình dạy học. - Tổ chức kiểm tra đánh giá thực hiện nề nếp: Có thể kiểm tra thường xuyên theo định kỳ, kiểm tra đột xuất, hoặc kiểm tra thông qua các phong trào thi đua. 2.3.4. Tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên Để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp, người quản lý chỉ đạo giáo viên chú ý đến hai vấn đề đó là: Nội dung và phương pháp * Về phương pháp: Chỉ đạo giáo viên phải chú ý đổi mới phương pháp dạy học trong từng tiết dạy, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của từng học sinh. Nói cách khác là dạy học theo hướng tập trung vào học sinh. * Về nội dung: Cần chỉ đạo phương hướng chính trị của bài giảng. Đây là yếu tố hàng đầu, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Mặc dù toàn bộ hệ thống kiến thức đẫ được thể hiện trong sách giáo khoa, tài liệu, song người làm công tác quản lý cùng cần căn cứ vào đặc điểm, loại hình nhà trường và trình độ nhận thức của học sinh mà cụ thể hoá nội dung với những yêu cầu: Nội dung phải cơ bản, hiện đại, vững chắc và tinh giản, tránh tuỳ tiện, cắt xén hoặc ôm đồm kiến thức. 2.3.5. Quản lý quy chế chuyên môn gắn liền với công tác thi đua - Đây là biện pháp quản lý hoạt động dạy học hết sức quan trọng nhằm loại bỏ tư tưởng cầm chừng, bình quân chủ nghĩa, thói quen bao cấp, đồng thời nhằm đánh giá một cách khách quan trung thực chất lượng, hiệu quả dạy học của giáo viên và học sinh, nó giúp người hiệu trưởng quản lý công việc một cách nhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả cao. - Ngay từ đầu năm học, khi xây dựng kế hoạch dạy học, đồng chí hiệu trưởng phải đưa ra tiêu chí thi đua cho từng nội dung của hoạt động dạy học. Đề ra các mức độ khen thưởng, kỷ luật cụ thể để thực hiện. - Cho từng cá nhân giáo viên, tổ chuyên môn đăng ký thi đua theo từng nội dung. - Cuối kỳ, cuối năm dựa vào các nội dung và các tiêu chí thi đua để đánh giá, xếp loại. - Công tác thi đua khen thưởng phải thực hịên nghiêm túc, kịp thời và công bằng nhằm động viên khích lệ sự phấn đấu của từng cá nhân. 2.3.6. Tăng cường quản lý phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động dạy học - Làm tốt công tác tham mưu, huy động mọi nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở, vật chất trường lớp khang trang, có đầy đủ các phòng chức năng, phòng máy: mua sắm trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng ... nhằm phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy. - Quản lý việc sử dụng và bảo quản các phưng tiện dạy học nhằm phát huy được tác dụng của các phương tiện dạy học. 2.3.7. Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học. đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận động "Hai không" do bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động thì việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá lại càng phải chú trọng và thực hiện nghiêm túc hơn. Để bảo đảm việc kiểm tra đánh giá được khách quan, chính xác, việc kiểm tra phải được tiến hành theo nhiều biện pháp đa dạng hỗ trợ cho nhau như: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chủ đề, chủ điểm, kiểm tra chéo hoặc đối chứng, kiểm tra đột xuất hay có báo trước, tạo mọi cơ hội để cho các tổ chuyên môn tự kiểm tra đánh giá trong nội bộ, từng giáo viên dự giờ kiểm tra lẫn nhau để tự mình đánh giá chính mình.. KẾT LUẬN 1. Kết luận Đất nước ta chuyển sang thể kỷ 21, sự nghiệp giáo dục đòi hỏi ngày càng cao. Hiện nay hàu hết các trường Tiểu học đã và đang phấn đấu dạt chuẩn giai đoạn 2. Trước tình hình nhiệm vụ của nhà trường đòi hỏi ban giám hiệu, giáo viên học sinh trong các nhà trường phải tích cực học hỏi, nổ lưc cao, năng động sáng tạo, thường xuyên vận dụng những hiểu biết của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là chức năng vai trò của người hiệu trưởng trong công tác quản lý chỉ đạo đơn vị.Trong những năm qua tôi đã áp dụng được một số giải pháp quản lý chỉ đạo đạt kết quả tốt, xây dựng đơn vị đi lên về mọi mặt, tạo được lòng tin trong nhân dân, giáo viên và học sinh. Để kinh nghiệm quản lý chỉ đạo xây dựng nâng cao chất lượng toàn diện trong trường tiểu học, trong thời gian tới bản thân tôi sẽ tiếp tục học tập, nghiên cứu bổ sung kinh nghiệm ngày càng phong phú và hiệu quả hơn, góp phần đưa sự nghiệp gíao dục nói chung, trường tiểu học Hương Vĩnh nói riêng ngày càng phát triển cao hơn, ngang tâm vói sự nghiêp đổi mới. 2. Kiến nghị Để công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường của đồng chí hiệu trưởng đạt hiệu quả cao, góp phần đưa phong trào giáo dục ở trường tiểu học Hương Vĩnh ngày càng được nâng cao hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đặt ra, tôi có một số kiến nghị như sau: * Đối với hiệu trưởng: Tiếp tục thực hiên tốt hơn nữa các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học và cần có các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt hơn các biện pháp được coi là chưa thành công trong việc quản lý dạy học. * Đối với giáo viên: Luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, quan tâm đến việc cải tiến phưng pháp dạy học. Cần phát huy hết những truyền thống cũng như phẩm chất cao đẹp của nhà giáo trong sự nghiệp trồng người; Làm việc tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. * Đối với học sinh: Các em học sinh phải luôn có ý thức tự phấn đấu học tập, rèn luyện, luôn chủ động, tích cực tự giác trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Cần phát huy tinh thần đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. * Đối với phụ huynh: Ngoài vấn đề quan tâm đầu tư về vật chất cho con cái học tập, phụ huynh cần phải biết phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là cần lĩnh hội được nhiệm vụ học tập của con mình và cách giúp đỡ con mình hoàn thành nhiệm vụ đó. Ngoài ra phụ huynh cần đóng góp thêm kinh phí để mua thêm cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác dạy và học. * Đối với chính quyền địa phương: Cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện và phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu cho công tác giảng dạy trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời cần có chính sách quan tâm động viên kịp thời đội ngũ giáo viên học sinh trong quá trình giảng dạy và học tâp.Tuyên truyền vận động và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. * Đối với phòng giáo dục: Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác chỉ đạo tực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hàng năm, thông qua nhiều hình thức khác nhau ở các nhà trường. Đồng thời chỉ đạo tổ chức công tác hội thảo, hội giảng... nhằm giúp cán bộ giáo viên được có cơ hội học tập, trao đổi lẫn nhau. Ngoài ra cần có chính sách động viên người học và người dạy, hỗ trợ kinh phí và các điều kiện dạy học để giáo viên có điều kiên nâng cao trình độ, phát huy hết năng lực của mình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. * Đối với Sở giáo dục và đào tạo: Tập trung hơn nữa việc chỉ đạo công tác tự học, tự bồi dưỡng.Tham mưu vơi các cấp Đảng ủy chính quyền để có các chủ trương, chính sách để các trường có cơ sở thực hiện. Đầu tư thêm trang thiết bị, các phương tiện dạy học hiện đại cho các nhà trường nhằm thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG VĨNH Hương vĩnh, ngày tháng năm 2009 HIỆU TRƯỞNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục- Đào tạo. Điều lệ trường tiểu học. 2. Bộ giáo dục- Đào tạo. Quản lý giáo dục- Quản lý nhà trường. Tài liệu dùng cho các lớp cao học quản lý. 3. Bộ giáo dục- Đào tạo. Quản lý chuyên môn ở trường tiểu học theo chường trình và sách giáo khoa mới (Tài liệu dùng cho CBQL). Nhà xuất bản Giáo dục năm 2000 4. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ, Đại cương về khoa học quản lý 5. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 -2010. Nhà xuất bản Giáo dục 6. Trần Kiểm, Khoa học quản lý. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2005 7. Luật Giáo dục năm 2005. Nhà xuất bảnTư pháp 8. Hà Thế Ngữ. Giáo dục học. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Trường Đại học Hà Tĩnh. Đề cương bài giảng nghiệp vụ quản lý Giáo dục 2008 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3 1.1 Một số khái niệm cơ bản 3 1.2. Một số vấn đề lý luận về quản lí trường tiểu học 8 Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 23 2.1. Vài nét về tình hình địa phương và nhà trường 23 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học Hương Vĩnh 25 2.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của giáo viên ở người hiệu trưởng. 38 KẾT LUẬN 43 PHỤ LỤC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho giáo viên trường tiể học Hương Vĩnh) Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học trường tiểu học Hương Vĩnh đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đè sau: 1. 2 3 4 Để hoạt động dạy học có đạt kết quả tốt, Anh,(Chị) có ý kiến đề xuất gì? xin anh,(Chị) vui lòng cho biết đôi điều về bản thân Hộ tên:............................................................................................. Tuổi............ Trình độ................. Hiện đang dạy lớp nào............ Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docde tai QLGD sam.doc
  • docbia, trang 2-5.doc
Giáo án liên quan