Nói đến vấn đề giáo dục học sinh phát triển toàn diện thì hiện nay xã hội đề cập rất nhiều. Các biện pháp, phương pháp giáo dục học sinh toàn diện rất nhiều sách báo đã ghi chép. Các nhà tâm lý cũng đã tốn nhiều giấy mực để phân tích tâm sinh lý của các em. Nếu chúng ta - những người làm công tác giáo dục biết lưạ chọn những phương pháp tốt, thích hợp để áp dụng vào công việc giáo dục trẻ thì sẽ có kết quả rất tốt .
Là Phó hiệu trưởng của trường Tiểu học Xuyên Mộc từ niên học 2006 đến nay, tôi rất chú trọng đến việc giáo dục đức tín tự tin cho học sinh. Đặc biệt tìm mối liên quan giữa công tác dạy học vớiø việc giáo dục đức tín tự tin cho học sinh. Tôi đã cố gắng tìm những biện pháp và phương pháp tốt nhất để giáo viên giáo dục các em phát triển toàn diện cả về đức lẫn tài, để các em thể hiện cao nhất năng lực vốn có của mình trong cuộc sống hàng ngày. Qua việc tìm hiểu học hỏi ở sách báo, các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong nghề và những kiến thức học được ở các thầy cô trong trường Sư Phạm, cùng với sự tìm hiểu thực tế và rút tỉa những kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Nay tôi xin viết ra một số phương pháp, biện pháp mà tôi tâm đắc để các Bạn Đồng Nghiệp cùng tham khảo. Vì đây là những ý kiến của riêng tôi, nếu có điều gì chưa thích hợp mong các Bạn góp ý. Tôi rất mong sự tham gia góp ý của các Bạn. Xin chân thành cảm ơn!
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ban giám hiệu với công tác giáo dục đức tính tự tin cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khiếu như vẽ, nhạc, đàn...Khi tập những môn này các em có điều kiện giao lưu, thi đấu cùng các bạn khác từ đó các em sẽ thấy tự tin hẳn lên. Đặc biệt nếu môn các em tập có kết quả cao trong khi đấu. Hiện nay các nhà giáo dục luôn khuyên mọi người rằng : “Để lấy được sự tự tin hãy nên tập võ thuật”.Tất cả các môn sinh võ thuật họ luôn thể hiện đức tín tự tin vào bản thân mình trước đám đông. Do đó tôi thường khuyên và vận động các em học sinh nếu có điều kiện hãy đăng ký tham gia vào câu lạc bộ võ thuật đang mở tại xã nhà.
Nhờ việc hay trò chuyện cùng các em hoặc giao việc nhẹ nhàng cho các em làm tôi thấy các em hay nhút nhát, e lệ ngày càng mạnh dạn hẳn lên không còn rụt rè nhút nhát khi gặp giáo viên hay tổng phụ trách, biết xung phong đi đầu trong các phong trào đội, lớp, trường. Đặc biệt là việc đưa các em vào hoạt động đội nhóm của trường, việc các em tham gia vào các câu lạc bộ phát triển năng khiếu làm cho các em thêm mạnh dạn tự tin thêm.
4. Tổng phụ trách cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm (GVCN):
Để học sinh phát triển được đức tín tự tin một cách tốt nhất tổng phụ trách cần biết kết hợp với giáo viên chủ nhiệm vì nếu các phong trào của đội không có sự giúp đỡ của GVCN sẽ không thành công.
Giáo viên chủ nhiệm còn là người gần gũi với học sinh nhất, hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh. Cho nên TPT cần phải thông qua GVCN để hiểu rõ thêm cá tính từng em một. Từ đó có biện pháp cụ thể cho từng em. Hiện nay với việc đổi mới phương pháp dạy học, học sinh với vai trò chủ động trong học tập ( Như thảo luận nhóm, phân vai đóng hoạt cảnh vv…) Đã phần nào thúc đẩy học sinh hoạt bát, dạn dĩ hơn, thêm phần tự tin vào bản thân. TPT cần tham mưu với GVCN nên tổ chức nhiều hình thức học tập dưới dạng trò chơi ( đội có rất nhiều trò chơi).
VD: Giải bài toán thì nên cho hai đội lên thi, ở hai phần bảng mỗi đội 4 em mỗi em giải một câu em này xong đến em khác độïi nào xong trước là thắng. Hoặc như học bài “Đồ dùng học tập” phần bài tập nên cho 5 học sinh lên bảng mỗi em kể tên một đồ dùng, lần lượt từng em một, ai trả lời sai thì về chỗ, cho đến khi chỉ còn lại một em là người chiến thắng. Hay trò chơi điện giật cũng có thể áp dụng vào rất nhiều vào các môn học.
Yêu cầu GVCN nên cố gắng làm sao trong giờ học nên cho học sinh hoạt động càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là phong trào tự quản trong lớp học.
VD : Kêu lên bảng trả bài cũ, đặt câu hỏi cho các em trả lời vv…
Yêu cầu GVCN nên quan tâm đến các em còn nhút nhát, mấùt bình tĩnh khi được lên bảng. Trong các phong trào đội GVCN cần cho học sinh tham gia đầy đủ. Nhiều GVCN hiện nay không có trách nhiệm với học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức ở lớp cho học sinh xong rồi thì coi như đã hoàn thành trách nhiệm. TPT nên vận động làm sao cho GVCN cùng tham gia các phong trào với các em.
VD : Khi tập tổ chức diễn văn nghệ. Thì mỗi GVCN nên tập cho lớp mình một đến hai tiết mục để cho các em có điều kiện được lên sân khấu, được cơ hội đứng trước đám đông. Để trò và cô gần gũi nhau hơn. Trong cắm trại thì nên tham gia cùng các em . Không nên bỏ các em một mình.
Ngoài việc dạy học GVCN cần phải là một tổng phụ trách của học sinh lớp mình, nên quan tâm các hoạt động vui chơi ngoài giờ, quan tâm trò chuyện, gần gũi với các em.
Chú ý : Việc phối hợp với GVCN là vấn đề nhạy cảm TPT cần tham mưu với BGH ngay từ đầu năm để đặt vấn đề Giáo dục đức tínï tự tin cho các em. BGH cần yêu cầu GVCN phải nhiệt tình đưa các em tham gia phong trào đội đã đề ra.
5. Tổng phụ trách cần phải biết phối hợp với Phụ huynh học sinh (PHHS) :
Ngoài TPT cần phải biết phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện tính tự tin cho học sinh. Hiện nay một số phụ huynh không biết cách giáo dục con cái, thường đánh đập, la mắng khi con em mình làm sai, làm cho các em sợ sệt, làm cho các em mất tự nhiên, khi lần sau được giao làm việc khác, sự sợ sệt, mất bình tĩnh làm ức chế khả năng học tập, lao động ở các em. Nên hướng dẫn phụ huynh nên tạo điều kiện để còn em mình tiếp xúc nhiều với môi trương bên ngoài nhiều chừng nào tốt chứng đó. VD : Sai đi chợ, đi quán mua đồ. Cho các em thường xuyên đếùn những nơi đông người, như hội chợ, xem văn nghệ vv…Có rất nhiều em 11 – 12 tuổi mà không dám ra khỏi nhà đi đâu bố mẹ phải dẫn dắt. Đi thi có mẹ, bố đứng bên ngoài mới làm bài được vv…Do đó TPT thấy có những trường hợp này cần khuyên phụ huynh hãy tập cho con em mình tính độc lập, tự làm việc có như vậy thì sau này khi va chạm trong cuộc sống các em mới đủ bình tĩnh tự tin giải quyết các công việc. Các việc trên có thể thông qua trong các cuộc họp phụ huynh toàn trường, hoặc trong những lần gặp gỡ tâm sự với phụ huynh .
* Lưu ý : Tự tin và tự kiêu luôn đi liền nhau. Khi giáo dục đức tín tự tin cho học sinh trong nhà trường cần lưu ý đến đùng để các em bộc lộù thái độ tự kiêu. Khi các em đạt mộït kết quả cao trong học tập hay trong các phong trào thường một số em trở nên tự kiêu. TPT, GVCN cần chấn chỉnh ngay cho các em, cần cho các em thấy cần phải biết kiêm tốn trước mọi người, tự tin không phải là khoe khoang, là ta đây.
III/ KẾT QUẢ KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRÊN:
Qua việc thực hiện các biện pháp trên để giáo dục đức tính tự tin cho học sinh, đội viên trong trường. Kết quả học sinh trong trường trong năm có sự chuyền biến rõ rệt. Tôi nhận thấy học sinh dạn dĩ hẳn lên. Trong các phong trào các em luôn tham gia sôi nỗi, nhiệt tình. Những lần các em đi thi đấu hay biễu diễn không còn e de,ø sợ sệt như lúc trước. Trong các kì thi thì kết quả không thua sút so với lực học hàng ngày của các em. Nhờ giáo dục cung cấp kiến thức, kĩ năng kĩ xảo và làm tốt công việc giáo dục sự tự tin ở các em mà kết quả các phong trào đạt rất tốt. Như phong trào hội khoẻ phù đổng đạt 5 giải nhất, 2 giải ba môn cờ vua, cờ tướng, đạt giải nhì môn bóng đá ở cấp huyện đứng giải nhất toàn đoàn. Đạt hai huy chương đồng cấp tỉnh môn cờ tướng. Thi viết chữ đẹp tham gia cấp huyện, đạt 1 giải nhất, một giải nhì, 2 giải khuyến khích cấp huyện. Thi khéo tay tham gia câùp huyện, đạt 1 giải nhất cấp huyện. Trong các kì thi kể chuyện sách hè luôn đạt giải nhất, nhì toàn đoàn cấp huyện, thi tỉnh đạt một giải nhì hai giải ba.
Trong các phong trào đội các em tham gia sôi nỗi , nhiệt tình luôn ở hình thức tự quản. Tự bản thân các em cảm thấy đủ tự tin ở bản thân để làm tốt công tác được giao. Như các phong trào phát thanh măng non các em tự biết viết bài, đi thu nhập tin tức và phát thanh hàng tuần như là một phóng viên thực thụ. Phong trào sinh hoạt sao các em đội viên lớp 4 - 5 hướng dẫn cho các em lớp nhi đồng rất tốt, các em rất tự nhiên khi sinh hoạt hướng dẫn các em nhi đồng học tập vui chơi không khác gì một cô giáo. Ngoài ra phong trào học tập, văn nghệ, nghi thức đội, rèn luyện chuyên hiệu cũng được các em thực hiện rất tốt. Kết quả đó có đực là do một phần các em đã có được sự tự tin vào bản thân mình
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I/ KẾT LUẬN :
Thật ra bất cứ hoạt động nào nhà trường cũng đều mang tính giáo dục đức tín tự tin cao. Một bài dạy tập đọc, buổi lao động, buổi nói chuyện, một phong trào hoạt động của đội, của nhà trường đều rèn cho các em sự bình tĩnh, tự tin hơn. Điều quan trọng là giáo viên có biết cách áp dụng để giáo dục học sinh hay không? Trong hoạt động phong trào Đội cũng vậy bất cứ hoạt động nào cũng gây ảnh hưởng lớn đối với các em học sinh. Theo tôi phương pháp hay nhất là chúng ta hãy làm việc hết mình luôn quan tâm đến các em và tự đúc kết lại các kinh nghiệm cho bản thân để năm sau làm tốt hơn năm trước.
Sau đây là những phương pháp, pháp mà tôi thấy có hiệu quả trong phong trào Đội mà tổng phụ trách cần chú ý để giáo dục đức tín tự tin cho học sinh .
Đội nên tổ chức nhiều phong trào ( học tập, thể thao, văn nghệ, sinh hoạt đội nhóm ) để các em tham gia sinh hoạt qua đó các em đựoc hoàn thiện sự bình tĩnh, tự tin trước công việc học tập, khi làm việc và các hoạt động phong trào.
Cần quan tâm nhiều đến những em còn nhút nhát, rụt rè, luôn mất bình tĩnh trước tập thể. Như quan tâm tìm cách gần gũi và thể hiện lòng yêu thương đến các em còn rụt rè nhút nhát bằng cách trò chuyện, giao việc cho các em để các em dạn dĩ lên làm quen với môi trường tập thể. Hướng dẫn các em vào môi trường tập thể, phân công các bạn lôi kéo các em vào phong trào. Cho các em tham gia vào một bộ môn năng khiếu.
Tập cho học sinh biết cách để lấy lại bình tĩnh trước các việc làm quan trọng Như hít thở sâu, tập đếm vv…
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chăm lo, quan tâm đến những em còn nhút nhát, tổ chức nhiều hoạt động vui mà học trong lớp học, luôn tạo điều kiện để các em đóng vai trò chủ động trong giờ học.
Biết phối hợp với phụ huynh chăm lo đến sự tự tin của học sinh
Thật sự ở bài viết này tôi không dám gọi đây là sáng kiến kinh nghiệm mà chỉ gọi là một bài tiểu luận nhỏ thôi!. Vì đây là một vấn đề tôi đã băn khoăn trăn trở trong những năm qua. Những ý kiến trên là một phần nhỏ những suy nghĩ của tôi. Qua thực tiễn có một phần kết quả nhưng chưa được hoàn mỹ cho lắm. Nên việc tìm ra những phương pháp, biện pháp để gíao dục đức tín tự tin cho học sinh trong trường tiểu học là việc dành cho tất cả chúng ta, những người làm công tác giáo dục. Mong tất cả các bạn đọc hãy cùng nghiên cứu bàn luận để đưa ra một giải pháp tối ưu nhất.
IV/ KIẾN NGHỊ :
Ngành giáo dục chúng ta nên quan tâm đến việc rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh. Đặc biệt nên mở một chuyên đề về vấn đề này làm sao để các giáo viên, TPT đều quan tâm tới việc rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh trong nhà trường.
Ví dụ : Để công nhận một giáo viên giỏi cần phải xét đến mặt học sinh của giáo viên đó có thể hiện kiến thức đã lĩnh hội trong giờ học ra một cách có tự tin hay không?.
Cấp huyện, tỉnh nên tổ chức nhiều phong trào cho học sinh các trường tham gia. Trong các giải của huyện yêu cầu trường nào muốn tham gia thì hãy tổ chức cấp trường trước đã
Trên đây là một số vấn đề tôi rút ra trong hoạt động Đội ở trường tiểu học trong những năm qua Mong các bạn cho thêm ý kiến.
Xuyên Mộc ,Ngày 20 tháng 04 năm 2004
Nguyễn Hồng Hà
File đính kèm:
- BGH VOI VIEC GIAO DUC DUC TIN TU TIN CHO HOC SINH.doc