Đề tài Áp dụng dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3

1.Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của dạy phép nhân trong việc dạy môn Toán trong tiểu học.

 Việc dạy học ở các trường tiểu học nước ta có một quá trình phát triển lâu.Chương trình môn Toán ở bậc Tiểu học gồm có 5 tuyến kiến thức chính là: Số đại số, các yếu tố hình học, đo các đại lượng, giải toán.Trong đó số lớn nhất trọng tâm đóng vai trò “cái trục chính” mà bốn mạch chuyển động chung quanh nó, phụ thuộc vào nó.Các biện pháp tính, của phép nhân và dãy tính.Trong ba mảng kiến thức này thì mảng các biện pháp tính là quan trọng nhất, đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân , chia đóng vai trò hết sức chủ đạo, nó là trọng tâm của tuyến kiến thức số học, đại số và là hạt nhân của toàn bộ chương trình tiểu học.

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bài tập “Đặt tính rồi tính, tính giá trị biểu thức” học sinh làm tốt.Thế nhưng với những dạng bài tập cần suy luận hay cần dựa vào mối quan hệ giữa các phép tính, dựa vào các tính chất của phép nhân để giải thì học sinh làm chưa tốt.Đây cũng là lỗi do sự lạm dụng sách giáo khoa và vở bài tập nên học sinh thường làm việc như một cái máy.Bài nào khác dạng đi một chút là không làm được phải hỏi ý kiến của giáo viên. II.VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1.Những ưu điểm Qua điều tra và trực tiếp giảng dạy ở lớp 3, chúng tôi thấy học sinh làm tốt các bài tập về phép nhân trong sách giáo khoa.Kết quả đạt được là cao, song đối với các bài toán có yêu cầu nâng cao hơn, các em vẫn lúng túng.Đây là điều dễ hiểu vì mức độ yêu cầu của các bài toán trong sách giáo khoa khá đơn giản trong khi thực tế hàng ngày có những bài toán không phải là dễ. 2.Những mặt còn tồn tại - Bắt nguồn từ phía sách giáo khoa, với nội dung bài tập và mức độ yêu cầu chưa cao nên việc khắc sâu, củng cố các dạng toán chưa thật hiệu quả, tư duy của học sinh chưa được chú ý đúng mức.Bởi thế các em sẽ gặp nhiều khó khăn khi gặp các bài tập nâng cao hoặc những bài Toán diễn ra trong thực tế hàng ngày. - Bắt nguồn từ phía giáo viên, một số đông chí còn mang nặng dạy học theo phương pháp cổ truyền nên học sinh tiếp nhận kiến thức giải các bài toán riêng lẻ mà chưa có phương pháp tổng quát để áp dụng cho các bài toán khác nhau. CHƯƠNG IV MỘT SỐ Ý KIÊN ĐỀ XUẤT CỦA CÁ NHÂN 1.Như trên đã nói, chương trình Tiểu học hiện nay đang có xu hướng giảm tải kiến thức, đó là điều hợp lý.Song trong bất kỳ một lớp học nào cũng có đầy đủ các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu, trong đó số học sinh khá giỏi là chủ yếu, nên chăng sách giáo khoa cần tăng cường những bài toán có yêu cầu cao hơn đối với học sinh khá giỏi ? 2.Mỗi bài dạy của giáo viên trên lớp có một đặc điểm riêng, đặc trưng riêng: Bởi thế giáo viên phải chú ý đến những đặc trưng này thì mới có thể có những bài dạy tốt. Khi dạy các tiết lý thuyết, giáo viên cần đặt mình vào vị trí của những học sinh.Điều quen thuộc của thầy giáo có thể lại là điều hết sức mới mẻ đối với trò.Tuy nhiên không một kiến thức mới nào lại không khởi nguồn từ những điều các em đã biết, bởi cái mới luôn là sự kế thừa của cái đã có trước đó.Hãy dựa vào những gì đã có để xây dựng tình huống có vấn đề làm xuất hiện ở học sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới.Không nên dạy theo cách truyền dạt kiến thức một chiều mà hãy suy nghĩ để có những gợi ý, những câu hỏi hợp lý lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học.Nên tăng cường những câu hỏi mà học sinh phải phán đoán, suy luận, lựa chọn và giải thích.Khi học sinh trả lời, đừng bỏ qua câu trả lời, nhiều khi chính những câu trả lời đó lại là một hướng để ta khai thác bài học.Nếu có thể hãy hướng dẫn cho mọi học sinh tranh luận với nhau mà thầy giáo là trọng tài.Mọi kiến thức đều sẽ bị lãng quên nếu chúng không được sử dụng.Vì vậy vừa giảng vừa luyện tập và cuối cùng đừng quên củng cố nội dung trước khi sang một phần mới. Sau bất cứ bài học lý thuyết nào cũng có bài học để học sinh luyện tập vận dụng kiến thức đã học.Một số giáo viên biến giờ luyện tập thành giờ chữa bài tập, đây là một sai lầm.Tiết luyện tập tốt là tiết dạy học sinh cách suy nghĩ giải toán.Khi dạy các tiết luyện tập chúng ta không nên đưa quá nhiều bài tập chỉ nên đưa ra khối lượng bài tập, chỉ nên đưa ra khối lượng vừa đủ để có điều kiện khắc sâu, củng cố các kiến thức được vận dụng và phát triển năng lực tư duy cần thiết trong giải toán.Hãy liên kết các bài tập thành từng nhóm bài có liên quan và giúp học sinh tìm ra đặc trưng của nhóm bài cũng như sự khác nhau giữa các nhóm.Đừng nóng vội mà hãy để thời gian cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi và giúp đỡ các em khai thác bài toán trên những phương diện khác nhau. Tiếp theo là với tiết ôn tập.Trong tiết này chúng ta hãy cố gắng tìm được sự liên kết các kiến thức ấy với nhau đồng thời chọn ra những bài tập có tính tổng hợp liên quan nhiều đến kiến thức để qua đó mà củng cố, khắc sâu mà nâng cao kiến thức cho học sinh. Vận dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau để đánh giá tình hình học tập của học sinh. 3.Dạy học là một nghệ thuật, nghệ thuật ấy đạt đến đỉnh cao khi người thầy dạy cho học sinh biết cách học một cách sáng tạo.Muốn vậy phải khai thác tiềm năng học toán của các em.Hãy hướng dẫn các em nghiên cứu bài học bằng cách xem trước bài và ghi lại những thắc mắc, những điều chưa lý giải được để đến lớp với những câu hỏi có sẵn trong đầu. Toán học là một môn thể thao trí tuệ.Giáo viên hãy tổ chức cho các em “chơi” một cách sáng tạo, để tìm ra những điều lý thú trong đó .Như vậy có nghĩa là mỗi bài chúng ta không nên dừng lại ở việc tính ra kết quả, tìm ra đáp số mà còn yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm tòi các cách giải khác nhau. Ví dụ như bài toán sau: Tìm một số biết rằng số đó nhân với 4 được bao nhiêu đem cộng với 4 thì được kết quả cuối cùng là 7744. Cách giải thứ nhất: Gọi số cần tìm là X Theo đầu bài, ta có X x 4 + 4 = 7744 X x 4 = 7744 – 4 X x 4 = 7740 X = 7740 : 4 X = 1935 Cách giải thứ hai: Áp dụng phương pháp giải từ cuối ta có lời giải như sau: Trước hết ta lập hồ sơ diễn đạt bài toán dưới dạng x 4 + 4 7744 : 4 - 4 Số trước khi cộng với 4 là 7744 – 4 = 7740 Số cần tìm là 7744 : 4 = 1935 Vậy số cần tìm là 1935 Qua hai cách giải khác nhau giáo viên cho học sinh có thể so sánh để thấy được cách giải nào hay, dễ hiểu hơn.Học sinh dễ dàng thấy cách giải thứ hai là hay hơn với bài toán này. Như vậy chúng ta thấy rằng từ một bài toán, chúng ta đã giúp đỡ học sinh tìm ra nhiều điều lý thú, góp phần tích cực trong việc tạo hứng thú và phát triển tư duy cho học sinh. PHẦN III. THỰC NGHIỆM I.Mục đích thực nghiệm: Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài là áp dụng dạy học tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3 chương trình Toán xuất phát từ thực trạng dạy phép nhân và từ những đề xuất đã nêu ra, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài, sự hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cũng như giúp học sinh tính nhân, chia chính xác, biết suy nghĩ tìm tòi phát triển trước những đề Toán gặp phải. II.Nội dung thực nghiệm: Chúng tôi đã tiến hành dạy 2 tiết thực nghiệm. Tiết 1: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (Tiết 113) Tiết 2: Luyện tập (Tiết 114) III.Hình thức – Phương pháp tổ chức thực nghiệm Trong 2 giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng các hình thức tổ chức, phương pháp sau đây: Phương pháp vấn đáp – gợi mở. Phương pháp thực hành luyện tập. Phương pháp dạy học nêu vấn đề. Các hình thức tổ chức dạy học đã được sử dụng: Dạy học theo lớp. Dạy học theo nhóm. Dạy học bằng phiếu học tập. Tổ chức trò chơi học tập. IV.Thời gian và địa điểm thực nghiệm: Địa điểm: Lớp 3a Trường Tiểu học Định Tăng. Thời gian dạy: Tiết 1: Từ 7 giờ25 phút cho đến 8 giờ 5 phút ngày 17-2-2010. Tiết 2: Từ 8 giờ 5phút cho đến 8 giờ 45 phút ngày 24-2-2010. V.Kết quả thực nghiệm: Căn cứ vào tiến trình dạy, kết quả thu và chấm bài của học sinh cho thấy.Đa số học sinh đều tiếp thu tốt, hiểu bài và vận dụng nhanh, thực hiện phép tính tốt, trình bày khoa học, sạch đẹp. Kết quả như sau: Tổng số học sinh: Học sinh Loại điểm Tiết dạy Điểm 9- 10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Số bài Tỉ lệ Số bài Tỉ lệ Số bài Tỉ lệ Số bài Tỉ lệ Tiết 1 11 46 8 33,3 4 16,6 1 4,1 Tiết 2 15 62,5 6 25 3 12,5 0 0 PHẦN IV. KẾT LUẬN I.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO BẢN THÂN VÀ CHO ĐỒNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH LÀM ĐỀ TÀI Trong quá trình làm đề tài: “Áp dụng dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3”, tôi đã học và tìm hiểu nội dung dạy học phép nhân cho học sinh lớp 3; các phương pháp dạy học tích cực để dạy nội dung này.Điều này rất có ích cho tôi trong công tác dạy học.Bản thân tôi rút ra được một kinh nghiệm như sau: Muốn dạy tốt môn Toán, giúp học sinh hiểu, làm tốt các bài tập, trước hết giáo viên phải hiểu và nắm chắc các kiến thức và kỹ năng dạy các biện pháp tính đồng thời phải biết hướng khai thác để giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo trong học Toán.Giáo viên không nắm vững nội dung dạy học khi lên lớp sẽ lúng túng, hướng dấn học sinh không mạch lạc làm cho hoạt động suy nghĩ của các em luẩn quẩn và gây mất niềm tin ở các em. Muốn có giờ dạy học tốt, giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề mến trẻ, không ngại khó, ngại khổ mà phải đào sâu suy nghĩ, tích cực sáng tạo, tìm tòi cái mới để dạy.Có được như vậy mới tất yếu bài giảng sẽ thành công. Để đảm bảo mục tiêu của giáo viên hiện đại, trong quá trình dạy học người giáo viên cần phải dạy cho học sinh các kỹ năng quan sát, phân tích, đặt vấn đề và lập kế hoạch giải quyết vấn đề, rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, tinh thần say mê dưới sự gợi mở của thầy. Trong đánh giá, việc chấm tay đôi với học sinh hoặc để cho học sinh tự chấm bài mình, được chấm bài bạn là một điều hết sức quan trọng. Trong quá trình ấy người giáo viên sẽ trực tiếp chỉ ra cho học sinh được cái hay, cái được trong khi làm các bài tập toán.Đồng thời cũng là cơ hội để các em tự đánh giá nhận xét kết quả làm việc của mình, của bạn.Dùng điểm số để khuyến khích sáng tạo, tích cực của học sinh. Dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.Chính vì vậy, trong dạy học người giáo viên phải luôn luôn tôn trọng nhân cách của trẻ, không được gây ức chế cho học sinh bởi nếu có thì sẽ không bao giờ phát triển hết khả năng và sức sáng tạo của các em.Hãy giữ gìn tâm sự để trở thành người bạn lớn mà các em có thể chia sẻ mọi vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. II.Triển vọng nghiên cứu sau đề tài Kết quả sau đề tài có thể được sử dụng để nghiên cứu dạy học các phép tính nhân nói chung trong sách Toán lớp 3. Trên đây là một số kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồnh chí để sáng kiết của tôi ngày một tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Định Tăng ngày 22/03/2010 Người viết Nguyễn Thị Quế

File đính kèm:

  • docskkn mon toan lop 3.doc
Giáo án liên quan