ĐỀ 1
Câu 1 (2 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:
Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng,
quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.
Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu.
a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.
b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật .
c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.
Câu 3 ( 2 điểm) Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
a) Tôi đang học bài thì Nam đến.
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.
c) Cả nhà rất yêu quý tôi.
d) Anh chị tôi đều học giỏi.
34 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề ôn tập thi môn Tiếng Việt lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
3. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh.
4. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng.
5. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời.
6. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.
Có thể sắp xếp các câu trên theo thứ tự nào sau đây để liên kết các câu tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh?
A. (1)-(5)-(3)-(4)-(6)-(2) B. (1)-(2)-(3)-(4)-(5)-(6)
C. (1)-(2)-(5)-(6)-(3)-(4) D. (1)-(2)-(6)-(3)-(5)-(4)
Câu 6: Trong câu: “Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.”, dấu phẩy thứ nhất có thể thay thế bằng dấu câu nào?
A. Dấu chấm lửng B. Dấu chấm phẩy C. Dấu chấm D. Dấu hai chấm
Câu 7: Dấu phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?
“Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.”
A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép
B. Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
C. Đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
D. Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ với chủ ngữ và vị ngữ
Câu 8: Trong câu: “Trời thu xanh thăm thẳm, nắng cuối thu lấp lánh, long lanh, dát vàng trên những chiếc lá trải dài trên mặt đất.” có bao nhiêu từ láy?
A. 1 từ B. 4 từ C. 3 từ D. 2 từ
Câu 9: Trong câu : “Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “ Mổng!” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc.” Từ “chăm chắm” trong câu trên có nghĩa là gì?
A. Trông coi, săn sóc tỉ mỉ, kỹ lưỡng B. Chú ý, tập trung cao độ vào công việc
C. Ở tư thế ngay ngắn, nghiêm trang D. Siêng năng làm việc
Câu 10: Chủ ngữ của câu: “Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.” là gì?
A. Thảo quả B. Thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp
C. Thảo quả lan tỏa D. Dưới bóng râm của rừng già
Câu 11: Điền cặp từ hô ứng nào vào các chỗ chấm (...) trong câu: “Khi bản công-xéc-tô chấm dứt, cả nhà hát dậy lên tiếng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt.” cho hợp lý?
A. vừa... đã... B. vừa.... vừa... C. chưa.... đã... D. càng... càng...
Câu 12: Từ “vạt” trong hai câu: “Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.” và “Vạt áo chàm thấp thoáng nhuộm xanh cả nắng chiều.” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. từ đồng nghĩa B. từ đồng âm C. từ trái nghĩa D. từ nhiều nghĩa
Câu 13: Từ “rồi” trong câu: “Các con tàu hình khối vuông dài lao vun vút lên trước, rồi lùi lại sau.” là từ loại gì ?
A. tính từ B. động từ C. quan hệ từ D. danh từ
Câu 14: Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?
A. Gần nhà xa ngõ B. Lên thác xuống ghềnh
C. Nước chảy đá mòn D. Ba chìm bảy nổi
Câu 15: Trong câu: “Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu.” có mấy động từ?
A. 1 động từ B. 3 động từ C. 2 động từ D. 4 động từ
Câu 16: Trong đoạn thơ sau, những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng?
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu."
(Hữu Thỉnh)
A. Nhân hoá B. So sánh
C. So sánh và nhân hóa D. Không có biện pháp nghệ thuật
Câu 17: Từ “xanh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ?
A. Mặt xanh như tàu lá. B. Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
(Đoàn Thị Điểm)
C. Vào vườn hái quả cau xanh D. Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu Xanh trời xanh của những ước mơ
(Ca dao) (Tố Hữu)
Câu 18: Câu nào dưới đây được đặt dấu gạch chéo ( / ) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?
A. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích rực lên / sặc sỡ.
B. Những chiếc nấm / to bằng cái ấm tích rực lên sặc sỡ.
C. Những chiếc nấm to / bằng cái ấm tích rực lên sặc sỡ.
D. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích / rực lên sặc sỡ.
Câu 19: Các vế trong câu ghép: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Quan hệ điều kiện - kết quả B. Quan hệ nguyên nhân - kết quả
C. Quan hệ tương phản D. Quan hệ tăng tiến
Câu 20: Câu nào dưới đây là câu kể Ai là gì? có đại từ làm chủ ngữ?
A. Tôi nhìn con cười trong hai hàng nước mắt.
B. Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
C. Tôi chẳng cần làm lụng gì nữa.
D. Một mùa xuân mới lại đến.
-----------------------------------------------
Em h·y khoanh trßn vµo ch÷ c¸i ®Æt tríc c©u tr¶ lêi ®óng nhÊt cho mçi c©u hái sau ®©y:
C©u 1 :
Từ nào chỉ sắc độ thấp ?
A.
vàng vọt
B.
vàng vàng
C.
vàng hoe
D.
vàng khè
C©u 2 :
Chủ ngữ của câu: “Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.” là gì ?
A.
Những chùm hoa
B.
Trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông
C.
Những chùm hoa khép miệng
D.
Trong sương thu ẩm ướt
C©u 3 :
Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng ?
A.
Cây ngay không sợ chết đứng.
B.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
C.
Thẳng như ruột ngựa.
D.
Thuốc đắng dã tật.
C©u 4 :
Trong đoạn văn: “Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả lá phượng ?
A.
So sánh
B.
Nhân hóa
C.
So sánh và nhân hóa
D.
Điệp từ
C©u 5 :
Câu : “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì ?
A.
thán phục
B.
ngạc nhiên
C.
đau xót
D.
vui mừng
C©u 6 :
Câu nào là câu khiến ?
A.
Mẹ về rồi.
B.
Mẹ đã về chưa ?
C.
Mẹ về đi, mẹ !
D.
A, mẹ về !
C©u 7 :
Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây có nghĩa là ở giữa ?
A.
trung nghĩa
B.
trung thu
C.
trung kiên
D.
trung hiếu
C©u 8 :
Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào ?
A.
Tính từ
B.
Động từ
C.
Danh từ
D.
Đại từ
C©u 9 :
Câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích ?
A.
Vì danh dự của cả lớp, chúng em phải cố gắng học thật giỏi.
B.
Vì bị cảm, Minh phải nghỉ học.
C.
Vì rét, những cây hoa trong vườn sắt lại.
D.
Vì không chú ý nghe giảng, Lan không hiểu bài.
C©u 10 :
Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa ?
A.
mênh mông - chật hẹp
B.
mập mạp - gầy gò
C.
mạnh khoẻ - yếu ớt
D.
vui tươi - buồn bã
C©u 11 :
Nhóm từ nào dưới đây không phải là từ ghép ?
A.
mây mưa, râm ran, lanh lảnh,
chầm chậm.
B.
lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng,
vùng vẫy.
C.
máu mủ, mềm mỏng, máy may,
mơ mộng.
D.
bập bùng, thoang thoảng, lập lòe,
lung linh.
C©u 12 :
Trật tự các vế câu trong câu ghép: “Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiêu ngạo.” có quan hệ như thế nào?
A.
kết quả - nguyên nhân
B.
nguyên nhân - kết quả
C.
điều kiện - kết quả
D.
nhượng bộ
C©u 13 :
Câu: “Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc.” có cấu trúc như thế nào ?
A.
Chủ ngữ - vị ngữ
B.
Trạng ngữ, vị ngữ - chủ ngữ
C.
Vị ngữ - chủ ngữ
D.
Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ
C©u 14 :
Dấu hai chấm trong câu: “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo dài tứ thân và áo dài năm thân.” có tác dụng gì ?
A.
Báo hiệu một sự liệt kê.
B.
Để dẫn lời nói của nhân vật.
C.
Báo hiệu bộ phận đứng trước giải thích cho bộ phận đứng sau.
D.
Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
C©u 15 :
Dòng nào dưới đây chưa phải là câu ?
A.
Ánh nắng vàng trải nhẹ xuống cánh đồng vàng óng.
B.
Chiếc đồng hồ treo tường trong thư viện trường em.
C.
Trên mặt biển, đoàn thuyền đánh cá lướt nhanh.
D.
Cánh đồng rộng mênh mông.
C©u 16 :
Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình” ?
A.
thái bình, thanh thản, lặng yên.
B.
bình yên, thái bình, hiền hoà.
C.
thái bình, bình thản, yên tĩnh.
D.
bình yên, thái bình, thanh bình.
C©u 17 :
Từ “đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ?
A.
Các bạn không nên đánh nhau.
B.
Bác nông dân đánh trâu ra đồng.
C.
Sáng nào, bố cũng đánh thức em dậy tập thể dục.
D.
Các bạn không nên đánh đố nhau.
C©u 18 :
Dòng nào dưới đây chứa toàn các từ ghép cùng kiểu ?
A.
bánh bò, bánh chưng, bánh tét, bánh trái, bánh ít.
B.
trà Quan Âm, trà tàu, trà sen, trà đắng, trà thuốc.
C.
nước mưa, nước sông, nước suối, nước khoáng, nước non.
D.
kẹo sô- cô- la, kẹo mạch nha, kẹo đậu phộng, kẹo cứng, kẹo mềm.
C©u 19 :
Hai câu: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” được liên kết với nhau bằng cách nào ?
A.
Dùng từ ngữ nối.
B.
Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối.
C.
Lặp lại từ ngữ.
D.
Dùng từ ngữ thay thế.
C©u 20 :
Từ nào không dùng để chỉ màu sắc của da người ?
A.
hồng hào
B.
xanh xao
C.
đỏ ối
D.
đỏ đắn
ĐỀ BÀI:
Quê hương em có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử. Hãy tả một trong những cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
File đính kèm:
- TUYEN CHON DE THI OLYMPIC TIENG VIET LOP 5.doc