Kế hoạch bài dạy Môn: Khoa học Tuần: 24 Tiết: 48 Lớp: 5

I.MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh biết:

+ HS nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn tiết kiệm điện

+ Rèn cho HS kỹ năng quan sát, tìm thông tin để giải đáp.

+ Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm năng lượng.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Hình minh họa SGK tr98,99.

- Học sinh: Xem bài trước, SGK.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3146 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Môn: Khoa học Tuần: 24 Tiết: 48 Lớp: 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY ********* Môn: Khoa học Tuần: 24 Tiết: 48 Lớp: 53 Ngày soạn: 12/02/2012 Ngày dạy: 17/02/2012 Tên bài dạy: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN Người dạy: Hà Thị Diễm Trang_Nhóm 3 I.MỤC TIÊU: - Giúp học sinh biết: + HS nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn tiết kiệm điện + Rèn cho HS kỹ năng quan sát, tìm thông tin để giải đáp. + Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm năng lượng. II.CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Hình minh họa SGK tr98,99. - Học sinh: Xem bài trước, SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định lớp. - Kiểm tra kiến thức cũ: Lắp mạch điện đơn giản (Tiết 2) + Tiết trước chúng ta học bài gì? + Thế nào là vật dẫn điện? Cho ví dụ? + Thế nào là vật cách điện? Cho ví dụ? - Bài mới: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện. Hoạt động 2: Luyện tập-Thực hành * Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. 1) Một số biện pháp phòng tránh bị điện giật - Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo gợi ý: + Dựa vào tranh ảnh SGK, thảo luận tình huống có thể gây điện giật. Từ đó liên hệ bản thân các biện pháp tránh điện giật. + Thấy dây điện bị đứt ta nên làm gì? + Thấy người bị điện giật ta phải làm gì? - Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 98. Giáo viên: Cắm phích điện vào ổ cắm khi phích cắm bị ẩm hay khi tay còn ướt cũng có thể bị điện giật. Ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ điện (vì vừa làm hỏng ổ điện và dây điện, vừa có thể bị điện giật) 2) Thực hành - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang99 và trả lời câu hỏi SGK - GV giải thích: 12V đọc là 12 vôn.Vôn là đơn vị đo độ mạnh của dòng điện. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm. + Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V? + Nêu vai trò của cầu chì và của công tơ điện. - GV cho HS quan sát cầu chì và nêu: Khi dây chì bị chảy phải mở cầu dao điện, tìm xem chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập đó và thay cầu chì khác. Không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng. 3) Việc tiết kiệm điện - Yêu cầu HS thảo luận nhóm + Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm? + Liên hệ bản thân: Tìm hiểu xem ở gia đình bạn có những thiết bị, máy móc gì sử dụng điện? Việc sử dụng có hợp lý chưa hay còn để lãng phí? + Vậy làm thế nào để tiết kiệm điện? - Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK trang99 Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Nội dung bài học cho ta biết điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ghi vào vở và chuẩn bị trước bài ôn tập Năng lượng và vật chất. - Hát. - …HS trả lời. - …Vật liệu dẫn điện: sắt, đồng, nhôm,… - …Vật liệu cách điện: nhựa, sứ, gỗ,… - HS thảo luận nhóm đôi và trình bày. - Hình 1: Hai bạn nhỏ đang chơi thả diều nơi có đường dây điện đi qua. Một bạn đang cố kéo khi chiếc diều bị mắc vào đường dây điện. Việc làm này rất nguy hiểm vì có thể làm đút dây điện, dây điện có thể vướng vào người gây chết người. - Hình 2: Một bạn nhỏ đang sờ tay không vào ổ điện và người lớn kịp thời ngăn lại. Việc làm này rất nguy hiểm đến tính mạng vì điện có thể truyền qua lỗ cắm điện trên phích điện truyền sang người gây chết người. -…nên báo ngay cho người lớn biết và tránh xa chỗ nguy hiểm đó. -…ngắt nguồn điện, dùng gậy để kéo dây điện ra khỏi người bị giật. - 3 HS đọc mục “bạn cần biết” - Lắng nghe. - HS nối tiếp đọc câu hỏi và thông tin, lớp đọc thầm. - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi và trình bày -…vật dùng điện có thể bị hỏng -…+Cầu chì thường dùng để ngắt điện phòng hiện tượng chập điện hay sự cố khác về điện. …+Công tơ điện dùng để đo năng lượng điện đã dùng, được thể hiện bằng số điện. Từ đó tính được số tiền điện cần phải trả. - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi và trình bày -…điện được làm ra từ các nhà máy thủy điện hoặc nhiệt điện nên phải sử dụng nguồn năng lượng nước, than hay dầu mỏ mà những nguồn nguyên liệu này là vô tận, vì thế chúng ta phải tiết kiệm điện. Tiết kiệm điện là tiết kiệm tiền. - Sử dụn máy bơm nước, đèn học, quạt điện, máy lạnh, tủ lạnh. - HS tiếp nói nêu: +Chỉ dùng điện khi thật cần thiết +Nếu không dùng nữa thì tắt ngay Thực hiện: ra khỏi phòng cần tắt toàn bộ thiết bị điện. - 3HS đọc mục bạn cần biết. -…chú ý sử dụng các thiết bị điện thế nào cho an toàn và tránh sử dụng lãng phí, cần tiết kiệm điện. - Lắng nghe – ghi nhớ – thực hiện.

File đính kèm:

  • docan toan va tranh lang phi khi su dung dien.doc.doc