Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 0,022 m3 = . cm3
A. 22 B. 220 C. 2200 D. 22000
Bài 2: Tìm 64% của 50 ?
A. 30 B. 32 C. 12.8
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Toán + Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Họ và tên: ......................................................................................................
Phần I : (4 điểm )
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 0,022 m3 = ………. cm3
A. 22 B. 220 C. 2200 D. 22000
Bài 2: Tìm 64% của 50 ?
A. 30 B. 32 C. 12.8
Bài 3: Hình nào dưới đây đã được tô đậm 50% diện tích?
d.
c.
b.
a.
Bài 4: Viết 2 dưới dạng số thập phân:
A. 2,4 B. 2,04 C. 3,004 D. 3,04
Bài 5: Không mét khối tám phần nghìn mét khối được viết là:
A. 0,8 m3 B. 0,008m3 C. 0,08m3 D. 0,80m3
Bài 6: Một hình tròn có đường kính 6cm. Diện tích của hình tròn đó là bao nhiêu?
A. 18,84cm2 B. 28,26cm2 C. 113,04cm2 D. 9,42cm2 Bài 7: Một cái thùng hình hộp chữ nhật, đáy vuông, cạnh đáy dài 1,8 m và chiều cao 1,2 m.
a. Diện tích xung quanh của cái thùng là:
A. 8,64 m2 B. 9,64 m2 C. 3,888 m2 D. 86,54 m2
b. Diện tích toàn phần của cái thùng là:
A. 15,32 m2 B. 16,12 m2 C. 15,12 m2 D. 18,42 m2
c. Cái thùng đó có thể tích là:
A. 3,88 m3 B. 3,888 m3 C. 4,888 m3 D. 4,898 m3
Bài 8. Diện tích của phần không bị tô đậm trong hình bên là: …………………..
14cm
6,3cm
6,7cm
Phần II : (6 điểm)
Bài 1: Tính : (2 điểm)
23 giờ 64 phút + 8 giờ 18 phút 9 năm 3 tháng – 4 năm 11 tháng
……………………………........ .. ………………………………..............
5 ngày 7 giờ 7 4 giờ 33 phút : 3
……………………………….. …………………………………………..
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a/ 0,58 cm2 = …………….m2 c/ 3giờ =…………………..phút
b/ 240000mm3 =………….dm3 d/ 12,6 giờ =…………phút
Bài 3: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn bằng 140 m, đáy bé bằng 100 m. Chiều cao bằng một nửa số trung bình cộng của 2 đáy. Người ta trồng lúa trên đó. Biết rằng cứ 100m2 thu được 50 kg. Hỏi sản lượng thóc đã thu được trên thửa ruộng đó là bao nhiêu tấn?
Bài giải
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......
Bài 4: Hai thành phố A và B cách nhau 135km. Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 35 km/giờ, cùng lúc đó ô tô đi ngược chiều với xe máy từ thành phố B đến thành phố A với vận tốc 55km/giờ. Hỏi sau bao lâu ô tô và xe máy gặp nhau?
Bài giải
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………….......
ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Họ và tên: ......................................................................................................
I .Đọc thầm bài văn sau:
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm... Theo Nguyễn Hoàng ĐạiII.Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “ như hình với bóng”?A. Con đêB. Đêm trăng thanh gió mát.C. Tết Trung thu.Câu 2: Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn ?A. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.B.Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
Câu 3: Hình ảnh con đê được tác giả miêu tả như thế nào?A. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà.B. Quanh co uốn lượn theo sườn núi.C. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng manh quanh làng.Câu 4: Nội dung bài văn này là gì?A. Kể về sự đổi mới của quê hương.B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.C. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường.Câu 5: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ tuổi thơ”?A. trẻ em
B. thời thơ ấu
C. trẻ conCâu 6: Từ “ chúng” trong câu văn: “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai?A. Trẻ em trong làng.B. Tác giả.C. Trẻ em trong làng và tác giả.Câu 7: Câu “ Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy quan hệ từ?A. Hai quan hệ từ.B. Ba quan hệ từ.C. Bốn quan hệ từ.Câu 8: Các vế trong câu ghép : " Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy." được nối với nhau bằng cách nào?A. Nối trực tiếp.B. Nối bằng từ có tác dụng nối.
C. Nối bằng cặp từ chỉ quan hệ .
Câu 9 : Hai câu cuối của bài văn liên kết với nhau bằng cách nào ?
A. Thay thế từ
B. lặp từ
C. từ nối
Câu 10 : Câu “ Từ lúc chập chững biết đi , mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê” là câu ghép ?
A. Đúng
B. Sai
File đính kèm:
- de kiem tra giua ki 2.doc