Câu 1: Sau khi thanh nhựa sẫm màu cọ xát với vải khô thì:
A.Thanh nhựa mang điện dương, vải khô mang điện âm.
B.Thanh nhựa mang điện âm, vải khô mang điện âm.
C.Thanh nhựa mang điện dương, vải khô mang điện dương.
D.Thanh nhựa mang điện âm, vải khô mang điện dương.
Câu 2: Khi 2 vật nhiễm điện đẩy nhau, ta có thể kết luận:
A.Chúng đều nhiễm điện âm.
B.Chúng đều nhiễm điện dương.
C.Một vật nhiễm điện dương, 1 vật nhiễm điện âm.
D.Cả 2 câu A và B.
Câu 3: Electron là hạt:
A.Mang điện dương. B.Mang điện âm.
C.Không mang điện. D.Cả A và B.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Vật Lí Lớp 7 - Tiết 27 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ............................. KIỂM TRA 1 TIẾT- MÔN VẬT LÝ 7.
Lớp : 7/ ..... Tiết 27
I.Phần trắc nghiệm: (4đ).
1.Chọn ý đúng nhất trong các câu dưới đây: (3đ).
Câu 1: Sau khi thanh nhựa sẫm màu cọ xát với vải khô thì:
A.Thanh nhựa mang điện dương, vải khô mang điện âm.
B.Thanh nhựa mang điện âm, vải khô mang điện âm.
C.Thanh nhựa mang điện dương, vải khô mang điện dương.
D.Thanh nhựa mang điện âm, vải khô mang điện dương.
Câu 2: Khi 2 vật nhiễm điện đẩy nhau, ta có thể kết luận:
A.Chúng đều nhiễm điện âm.
B.Chúng đều nhiễm điện dương.
C.Một vật nhiễm điện dương, 1 vật nhiễm điện âm.
D.Cả 2 câu A và B.
Câu 3: Electron là hạt:
A.Mang điện dương. B.Mang điện âm.
C.Không mang điện. D.Cả A và B.
Câu 4: Dòng điện có thể đi qua môi trường:
A.Dung dịch muối đồng . B.Nước cất.
C.Thuỷ tinh D.Cả A, B, và C.
Câu 5: Đồ dùng nào sau đây có ứng dụng tác dụng từ của dòng điện?
A.Ti-vi. B.Đèn LED.
C.Chuông điện. D.Ấm điện.
Câu 6: Tác dụng nào sau đây được ứng dụng để chế tạo bóng đèn bút thử điện?
A.Tác dụng nhiệt. B.Tác dụng phát sáng.
C.Tác dụng từ. D.Tác dụng hoá học.
2.Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống dưới đây: (1đ).
Vật trung hoà về điện, nếu thu thêm electron thì nhiễm điện..........(1).......;
nếu ..........(2).......electron thì nhiễm điện ...........(3)...........
Khi 2 vật cọ xát với nhau, nếu bị nhiễm điện thì chúng mang điện tích .......(4).....
II.Phần tự luận: (6đ).
Câu 1: Dòng điện trong kim loại là gì? Trong mạch điện, các electron tự do dịch
chuyển trong dây dẫn theo chiều nào? (1,5đ).
Câu 2:Lấy mỗi tác dụng của dòng điện dưới đây 2 ví dụ ứng dụng: (1đ).
- Tác dụng phát sáng:
- Tác dụng từ:
Câu 3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi bằng khăn bông khô
thì vẫn thấy có bụi vải bám vào mặt gương.Giải thích tại sao? (1,5đ).
Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện có: nguồn điện gồm 2 pin mắc nối tiếp, 1 khoá K,
1 bóng đèn đang sáng.Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch? (2đ).
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM.
I.Phần trắc nghiệm: (4đ).
1.Chọn ý đúng: (3đ). Mỗi câu đúng: 0.5đ.
Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: B
2.Điền vào chỗ trống: (1đ). Mỗi từ đúng: 0.25đ.
(1): Âm (2): Mất (3): Dương (4): Trái dấu, khác loại.
II.Phần tự luận: (6đ).
1.- Nêu định nghĩa dòng điện trong kim loại đúng như SGK. (1đ).
- Chiều ngược với chiều qui ước của dòng điện.(Từ cực âm qua các dụng cụ điện
đến cực dương của nguồn điện). (0.5đ).
2.- Tác dụng phát sáng: Mỗi ví dụ đúng 0.25đ. Nếu nêu 3 ví dụ, đúng 2 thì cho 0.25đ.
- Tác dụng từ : Tương tự như trên.
3.Khi lau, vải khô cọ xát với mặt gương, 0.5đ.
mặt gương bị nhiễm điện, 0.5đ.
nên hút chặt các vụn vải bám vào nó 0.5đ.
4.- Vẽ đúng toàn bộ mạch điện. 1.5đ.
Nếu thiếu 1 nguồn điện hoặc thiếu 1 thiết bị điện trừ 0.5đ.
- Vẽ đúng chiều dòng điện. 0.5đ.
File đính kèm:
- hay.doc