1Nội dung: Lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim, lớp thú, chương VII và chương VIII
2. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Nêu được tập tính, cấu tạo ngoài và trong của ếch đồng, thằn lằn bóng, so sánh thằn lằn bóng với ếch đồng, thấy được vai trò của bò sát.
- Phân tích đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp thích nghi đời sống bay lượn của chim bồ câu.
- Nêu được tiến hoá của thỏ so với ngành khác.
* Kĩ năng :
- Nhận biết đại diện của các bộ thuộc lớp thú SS sự khác nhau giữa bò sát và lưỡng cư.
*Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống trong sạch.
3. Ma trận:
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC 7
1Nội dung: Lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim, lớp thú, chương VII và chương VIII
2. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Nêu được tập tính, cấu tạo ngoài và trong của ếch đồng, thằn lằn bóng, so sánh thằn lằn bóng với ếch đồng, thấy được vai trò của bò sát.
- Phân tích đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp thích nghi đời sống bay lượn của chim bồ câu.
- Nêu được tiến hoá của thỏ so với ngành khác.
* Kĩ năng :
- Nhận biết đại diện của các bộ thuộc lớp thú SS sự khác nhau giữa bò sát và lưỡng cư.
*Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống trong sạch.
3. Ma trận:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Lớp lưỡng cư (3 tiết)
1 đ = 10%
Cấu tạo tim,
Cơ, tập tính:3 câu
0,75 đ = 66,7%
So sánh thằn lằn với ếch về cấu tạo ngoài :1 câu
0,25 đ = 33,33%
Lớp bò sát (3 tiết)
0,5 đ = 5%
Hệ hô hấp :1 câu
0,25 đ = 50%
Vai trò của bò sát : 1 câu
0,25 đ = 50%
Lớp chim (4 tiết)
2 đ = 20%
Đặc điểm chung của lớp chim
2 đ = 100%
Lớp thú (7 tiết)
4 đ = 40%
Đại diện các bộ ở lớp thú: 1 câu(TL)
1 đ = 33,33%
Sự tiến hoá hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh: 1 câu(TL)
3 đ = 66,7%
Sự tiến hoá của động vật
1 đ = 10%
Cây phát sinh giới động vật : 1 câu
1 đ = 100%
Động vật và đời sống con người
1,5 đ = 15%
Biện pháp duy trì đa dạng sinh học(1câu,TL)
1,5 đ = 100%
Tổng số : 11 câu
10 đ = 100%
7 câu
5 đ = 50%
3 câu
3,5 đ = 35%
1 câu
1.5 đ = 15%
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn : Sinh học 7
NH : 2012 -2013
A. Trắc nghiệm:(3,5đ)
Mỗi câu đúng 0,25 đ
Câu 1
Câu 2
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
C
D
A
B
C
D
D
C
B
A
Mỗi câu đúng 0,25 đ
Câu 3
1
2
3
4
hình thành
thay đổi
điều kiện sống
họ hàng
B.Tự luận:(6,5đ)
Câu 1 (2 đ). Nêu những đặc điểm chung của lớp chim. (mỗi ý 0,25đ)
- Chim là động vật có xương sống thích nghi cao với sự bay lượn và điều kiện sống khác nhau. Chúng có những đặc điểm chung sau:
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
- Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
- Là động vật hằng nhiệt
- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
Câu 2 (3 đ).
- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí. (1đ)
- Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.(1đ)
- Hệ thần kinh: Bộ não phát triển, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não phát triển liên quan đến hoạt động phong phú và phức tạp ở thỏ. (1 đ)
Câu 3 (1,5 đ).
* Những lợi ích của đa dạng sinh học: sự đa dạng sinh học đáp ứng mọi yêu cầu về các mặt trong đời sống của con người, mang lại giá trị kinh tế lớn có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của đất nước:(0,5đ)
* Bảo vệ đa dạng sinh học:
- Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi (0,25)
- Cấm săn bắt, buôn bán động vật trái phép, nhất là những loài thú quý hiếm (0,25 đ)
- Tổ chức những khu dự trữ, bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ và gây giống các loài động vật quý hiếm có giá trị (0,25 đ )
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường (0,25 đ).
NỘI DUNG ĐỀ.
Họ và tên:...
Lớp 7/
KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN SINH HỌC 7
(Thời gian 45 phút)
ĐIỂM
A. Trắc nghiệm:(3,5 đ)
Câu 1(1,5 đ). Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất với các câu hỏi sau:
1/ Ở ếch cơ phát triển nhất là :
A. Cơ đầu B. Cơ bắp chân và cơ đầu C. Cơ đùi và cơ bắp chân D. Cơ đùi
2/ Trong tự nhiên ếch đồng có tập tính kiếm ăn vào lúc:
A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Buổi chiều D. Ban đêm
3/ Các loài bò sát nào có nhiều lợi ích cho nông nghiệp:
A. Rắn, thằn lằn B. Đồi mồi, ba ba C. Rùa, ba ba D. Ba ba, trăn
4/ Tim ếch được chia làm mấy ngăn?
A. Hai ngăn B. Ba ngăn C. Ba ngăn, có vách hụt ở tâm D. Bốn ngăn
5/ Cấu tạo của thằn lằn bóng khác ếch đồng là:
A. Mắt có mí cử động được. B. Tai có màng nhỉ.
C. Da khô có vảy sừng bao bọc. D. Bốn chi đều có ngón.
6/ Cơ quan hô hấp của thằn lằn là:
A. Mang B. Da C. Da và phổi D. Phổi
Câu 2(1đ). Nối cột A với cột B và ghi vào phần làm bài.
A
B
1. Bộ móng guốc
2. Bộ ăn sâu bọ
3. Bộ gặm nhấm
4. Bộ ăn thịt
A. Báo gấu
B. Chuột đồng, sóc, nhím
C. Chuột chù, chuột chũi
D. Tê giác, Hươu
E. Vượn, gôrila
Nối: 1 với......., 2 với........, 3 với........, 4 với.........
Câu 3(1đ). Chọn một cụm từ cho sẵn và Điền vào mỗi chỗ trống ....... trong nội dung đoạn sau:
(Họ hàng, thích nghi, thay đổi, điều kiện sống, hình thành, phát triển)
- Giới động vật từ khi được .......................................đã có cấu tạo thường xuyên .....................Theo hướng thích nghi với những thay đổi của...........................Các loài động vật đều có quan hệ ......................... với nhau.
B. Tự luận:(6,5 đ)
Câu 1(2đ). Trình bày đặc điểm đặc điểm chung của lớp chim.
Câu 2(3đ). Nêu đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh của thỏ (một đại diện của lớp Thú) thể hiện sự hoàn thiện với các lớp động vật có xương sống đã học?
Câu 3(1,5đ). Cho biết những lợi ích của đa dạng sinh học và các biện pháp cần thiết để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học?
BÀI LÀM:
B.Tự luận:
File đính kèm:
- de kiem tra Hoc ky 22014.doc