Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 10 - Đề số 1

Câu 1: Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 2.Cơ quan tương tự là những cơ quan

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau,có hình thái tương tự.

B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 3.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh

 A.sự tiến hoá đồng quy. B.sự tiến hoá song hành.

C.phản ánh nguồn gốc chung. D. sự tiến hoá phân li.

Câu 4.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

A.sự tiến hoá phân li. B.sự tiến hoá song hành.

C.nguồn gốc chung. D.sự tiến hoá đồng quy

Câu 5 . Hai cơ quan tương đồng là

A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan

B. mang của loài cá và mang của các loài tôm.

C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi.

D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.

Câu 6. Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là

A. cơ quan thoái hoá B. Cơ quan tương tự

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 10 - Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRA 1 TIẾT MÔN:SINH THỜI GIAN:45 PHÚT Các em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ? A. Rái cá trong hồ. B. Khuẩn lam trong hồ. C. Ếch nhái ven hồ. D. Ba ba ven sông. Câu 2: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: A. tăng dần đều. B. đường cong chữ S. C. giảm dần đều. D. đường cong chữ J. Câu 3: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: A.đường cong chữ J. B. đường cong chữ S C.tăng dần đều. D.giảm dần đều. Câu 4. Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là: A.tôm nước lợ B. cây tràm C.cây mua D.bọ lá Câu 5. Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào? A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Trảng cỏ B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Trảng cỏ C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Trảng cỏ D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Trảng cỏ Câu 6: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh. D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh. Câu 7.Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở: A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh. D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh Câu 8: Diễn thế nguyên sinh A. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. B. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái. D. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng,... của con người. Câu 9.Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào à Tôm à Cá rô à Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là: A.sinh vật tiêu thụ bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. B.sinh vật tiêu thụ bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 C.sinh vật tiêu thụ bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. D.sinh vật tiêu thụ bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 Câu 10.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A.sự tiến hoá đồng quy. B.sự tiến hoá song hành. C.phản ánh nguồn gốc chung. D. sự tiến hoá phân li. Câu 11.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh A.sự tiến hoá phân li. B.sự tiến hoá song hành. C.nguồn gốc chung. D.sự tiến hoá đồng quy Câu 12 . Hai cơ quan tương đồng là A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan B. mang của loài cá và mang của các loài tôm. C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. Câu 13. Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là A. cơ quan thoái hoá B. Cơ quan tương tự C. sự phát triển phôi giống nhau D. cơ quan tương đồng Câu 14. Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học. B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học. C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học. D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học. Câu 15. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. hình thành chất hữu cơ phức tạp. B. hình thành các tế bào sơ khai. C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. Câu 16. Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học B. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học Câu 17. Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất A. H2 B. N2 , C. O2 D. NH3 Câu 18. Sự sống đầu tiên xuất hiện trong môi trường A. khí quyển nguyên thủy. B. trong nước đại dương C. trong lòng đất. D. trên đất liền. Câu 19. Đặc điểm nào sau đây là minh chứng rằng trong tiến hóa thì ARN là tiền thân của axitnuclêic mà không phải là ADN? A. ARN chỉ có 1 mạch B. ARN có loại bazơnitơ Uaxin C. ARN nhân đôi mà không cần đến enzim D. ARN có khả năng sao mã ngược Câu 20. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là A. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh. B. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh. C. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh. D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh Câu 21. Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là A. cambri => ocđôvic => silua => đêvôn => cacbon => pecmi B. cambri => silua => đêvôn => pecmi => cacbon => ocđôvic C. cambri => silua => cacbon => đêvôn => pecmi => ocđôvic D. cambri => silua => pecmi => cacbon => đêvôn => ocđôvic Câu 22. Ý nghĩa của hoá thạch là A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. Câu 23. Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người? A. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng C. Mấu lồi ở mép vành tai D. Chi trước ngắn hơn chi sau Câu 24. Đặc điểm nào sau đây là cơ quan lại tổ ( lại giống ) ở người? A. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng. B. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú C. Mấu lồi ở mép vành tai D. Chi trước ngắn hơn chi sau Câu 25. Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là: A. Homo erectus và Homo sapiens B. Homo habilis và Homo erectus C. Homo neandectan và Homo sapiens D. Homo habilis và Homo sapiens Câu 26: Trong lịch sử phát sinh loài người, loài nào sau đây xuất hiện gần đây nhất: A. Homo neanderthalensis. B. Homo erestus. C. Homo habilis. D. Homo sapiens. Câu 27: Hệ thống di truyền tín hiệu (Hệ thống di truyền thứ 2) ở loài người là: A. Chữ viết và tiếng nói. B. Khả năng tư duy trừu tượng. C. Ý thức. D. Sự di truyền của bộ NST. Câu 28: Trong Chi Homo loài nào sau đây xuất hiện đầu tiên: A. Homo neanderthalensis. B. Homo erestus.C. Homo habilis. D. Homo sapiens. Câu 29: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng sinh học phân tử. C. Bằng chứng phôi sinh học. D. Bằng chứng địa lí sinh học Câu 30. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng? A. Chịu được ánh sáng mạnh B. Lá xếp nghiêng. C. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng. D. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu. Câu 31. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng? A. Mọc dưới bóng của cây khác. B. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. C. Lá nằm ngang. D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ. Câu 32. Giới hạn sinh thái là: A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 33. Nơi ở của các loài là: A. địa điểm sinh sản của chúng. B. địa điểm thích nghi của chúng. C. địa điểm dinh dưỡng của chúng. D. địa điểm cư trú của chúng. Câu 34. Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường? A. Lưỡng cư. B. Cá xương. C. Bò sát. D. Thú. Câu 35. Có các loại môi trường phổ biến là: A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong. B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài. C. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn. D. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. Câu 36. Có các loại nhân tố sinh thái nào: A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh. Câu 37. Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi C. giới hạn sinh thái. D. khoảng chống chịu Câu 38. Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. nơi ở. B. giới hạn sinh thái. C. sinh cảnh. D. ổ sinh thái. Câu 39: Cơ quan tương đồng là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 40.Cơ quan tương tự là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau,có hình thái tương tự. B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

File đính kèm:

  • docde sinh 10 kt 1 tiet.doc