Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề lẻ - Học kì I - Năm học 2008-2009

Câu 1:

Cho đoạn văn sau đây:

 “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.

 Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

 Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi, và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học ”.

 Hãy đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu ý đúng nhất mà em đã lựa chọn.

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

 A. Đi học B. Tôi đi học

C. Ngày khai trường D. Trong lòng mẹ

2. Đoạn văn trên được viết theo lời của ai?

A. Tác giả B. Nhân vật “tôi”

C. Ông đốc D. Mẹ tôi

3. Câu văn sau đây thuộc kiểu câu nào?

 " Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết".

 A. Câu đơn. B. Câu ghép chính phụ.

 C. Câu ghép đẳng lập. D. Câu đơn đặc biệt.

4. Dấu hai chấm trong câu cuối cùng của đoạn văn có tác dụng gì?

 A . Giải thích cho phần trước nó B .Bổ xung cho phần trước nó

 C. Minh hoạ cho phần trước nó D. Báo trước lời đối thoại

5. Tác giả đoạn văn trên là ai?

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề lẻ - Học kì I - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I ~ Ngữ Văn 8 (2008 – 2009) Thụứi gian : 90 phuựt Đề lẻ A.Phần trắc nghiệm: (3đ) Câu 1: Cho đoạn văn sau đây: “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi, và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học ”. Hãy đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu ý đúng nhất mà em đã lựa chọn. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? A. Đi học B. Tôi đi học C. Ngày khai trường D. Trong lòng mẹ 2. Đoạn văn trên được viết theo lời của ai? A. Tác giả B. Nhân vật “tôi” C. Ông đốc D. Mẹ tôi 3. Câu văn sau đây thuộc kiểu câu nào? " Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết". A. Câu đơn. B. Câu ghép chính phụ. C. Câu ghép đẳng lập. D. Câu đơn đặc biệt. 4. Dấu hai chấm trong câu cuối cùng của đoạn văn có tác dụng gì? A . Giải thích cho phần trước nó B .Bổ xung cho phần trước nó C. Minh hoạ cho phần trước nó D. Báo trước lời đối thoại 5. Tác giả đoạn văn trên là ai? A. Thanh Tịnh B. Hoài Thanh C. Nguyên Hồng D. Nguyễn Đình Thi 6. Cụm từ nào dưới đây không chứa trợ từ ? A. Vuờn nhà tôi có những năm cây buởi. B Cây hồng này có đến mấy năm nay không ra quả. C. Cây cau ấy ở ngay cạnh vườn hoa cúc. D. Chị hãy hoàn thành ngay việc ấy. Câu 2: Khoanh tròn chữ cái đầu câu có nội dung đúng nhất 7.Dòng nào nói đầy đủ nhất nội dung của từ “hiệp sĩ”? A. Là một người có sức mạnh B. Là một người có lòng hào hiệp C. Là người hay bênh vực kẻ yếu trong xã hội D. Cả A, B, C đều đúng Trong các câu sau, câu nào sử dụng phép nói quá ? Chẳng tham nhà ngói ba toà - Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành . Làm trai cho đáng nên trai – Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng Hỡi cô tát nước bên đàng – Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Miệng cười như thể hoa ngâu – Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. Các tác phẩm : "Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc" được sáng tác vào thời kỳ nào? A. 1900 – 1930 B. 1930 – 1945 C. 1945 – 1954 D. 1955 – 1975 Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau ? “ Bác ơi tim Bác mênh mông thế, Ôm cả non sông mọi kiếp người” ! (Tố Hữu) Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ. Nhận xét “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điêu trữ tình, thiết tha “ ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào? A. Trong lòng mẹ B. Tức nước vỡ bờ C. Tôi đi học D. Lão Hạc Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì? Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành A. Sự vất vả B. Cái chết C. Sự nguy hiểm D. Sự xa xôi . II. Phần tự luận: (7đ ) Câu 1: (2đ ): Viết một đoạn văn diễn dịch (8 -> 10 câu) trình bày cảm nhận về 2 câu kết trong bài thơ "Muốn làm thằng cuội" của Tản Đà Câu 2: (5đ ): Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Đáp án đề kiểm tra học kỳ I – Ngữ văn 8 *Đề lẻ Phần trắc nghiệm: (3,0điểm) Mỗi câu 0,25điểm Câu 1: Các ý đúng là : 1, B 2, B 3, B 4, A 5, A 6, D Câu 2: Các ý đúng lầ : 1, D 2, B 3, B 4, C 5, A; 6, B II.Phần tự luận: (7điểm) Câu1: (2đ) Đoạn văn cần đẩm bảo những yêu cầu sau: * Hình thức: Một đoạn văn (8 -> 10 câu) có câu chốt ở cuối đoạn.Các câu trước làm rõ ý cho câu chốt * Nội dung: - Đó là một hình ảnh tưởng tượng nhưng rất kì thú thể hiện cao độ hồn thơ ngông, lãng mạn của Tản Đà. Đêm rằm Trung thu, chú Cuội ở trên cung trăng ngồi tựa lưng chị Hằng nhìn xuống thế gian cười. Cười bởi vì đã thoát khỏi cõi trần thế được sống tự do cùng thiên nhiên khoáng đạt, vì vhế giễu khinh bỉ cái cõi trần gian với những con người tầm thường lố lăng đua chen. Câu 2: (5đ) Bài văn cần đảm bảo những ý sau: * Hình thức (2đ): - Bài văn phân tích nhân vật - Bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài - Diễn đạt lưu loát, chữ viết sạch sẽ, đúng chính tả * Nội dung ( 3đ): - Vị thế của ông giáo giữa làng quê - Là con người chăm chỉ, sống vì lí tưởng đẹp - Nhưng con người "nhiều chữ nghĩa" ấy lại nghèo - Là một người trí thức có trái tim nhân hậu (đồng cảm, xót thương, san sẻ với Lão Hạc bằng tất cả tình người) Ma trận đề thi kiểm tra học kỳ I Môn: Ngữ Văn 8 Đề lẻ Mức độ Nội dung Thông hiểu Nhận biết Vận dụng Tổng Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Tên tác phẩm C1 0,25 1 0,25 Tác giả C5 0,25 1 0,25 G/đoạn sáng tác C9 0,25 1 0,25 Thể loại C11 0,25 1 0,25 Ngôi kể C2 0,25 1 0,25 Lão Hạc C2 5 1 0,25 Muốn làm thằng Cuội C1 2 1 2 Dấu câu C4 0,25 1 0,25 Tự sự C6 0,25 1 0,25 Nghĩa của từ C7 0,25 1 0,25 Nói quá C8,C10 0,5 2 0,5 Câu ghép C10 0,25 1 0,25 Nói giảm nói tránh C12 0,25 1 0,25 Tổng 3 0,75 9 2,25 2 7 14 10

File đính kèm:

  • docDe le Van 8 2008 2009.doc