Câu 2: Chế độ “ Ngụ binh ư nông “ thời Lê Sơ là:
A. Cho binh lính luân phiên nhau về làm ruộng ở làng xã lúc thời bình. Lúc có chiến tranh, sẽ huy động tất cả đi chiến đấu.
B. Gửi quân trong dân.
C. Cấp ruộng đất cho binh lính.
D. Một cách rèn luyện quân đội thời bình
Câu 3: Những biểu hiện suy yếu của nhà nước phong kiến ở thế kỉ XVI:
A. Triều đình nhà Lê bất lực, không còn khả năng quản lý đất nước.
B. Nội bộ giai cấp thống trị mâu thuẫn. Chiến tranh phong kiến liên miên.
C. Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 4: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền vào thời gian :
A. Sau khi đánh bại triều Tây Sơn 1802.
B. Nguyễn Ánh được nhà Thanh công nhận là An Nam quốc vương ( 1806 )
C. Nhà Nguyễn cải cách hành chính chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
D. Nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long ( 1815 ).
Câu 5: Luật Hồng Đức những nét tiến bộ nào sau đây:
A. Bảo vệ chủ quyền quốc gia
B. Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.
C. Bảo vệ quyền lợi của triều đình, quan lại, địa chủ phong kiến
D. khuyến khích phát triển kinh tế ( bảo vệ sức kéo trâu bò, chăm lo trị thủy và làm thủy lợi )
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 7 - Học kì 2 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị tỉnh cao bằng
đề kiểm tra 1 tiết học kì II lớp 7
mục tiêu đề kiểm tra
Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần Lịch sử Việt Nam trong học kì II lớp 7 so với yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng.
Từ kết quả kiểm tra, các em học sinh tự đánh giá kết quả học tập, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập cảu bản thân trong thời gian sau.
Giáo viên đánh giá được kết quả giảng dạy, kịp thời điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học.
Về kiến thức:
Kiểm tra nội dung cơ bản trong các chủ đề sau:
1.Đại Việt thời Lê Sơ:
Khởi nghĩa Lam Sơn
Nước Đại Việt thời Lê Sơ.
2.Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII
Sự suy yếu của nhà nước phong kiến
Phong trào Tây Sơn.
3.Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:
Chế độ phong kiến nhà nguyễn
Sự phát triển của văn hóa dân tộc.
4.Những nét lớn trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX:
- Các triều đại phong kiến Việt Nam.
- Các cuộc kháng chiến lớn.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày, viết bài, thực hành bài tập, vận dụng kiến thức...
3. Về thái độ, tư tưởng tình cảm:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, yêu kính những con người đã xả thân vì đất nước.
hình thức đề kiểm tra:
Trắc nghiệm khách quan + Tự luận:
- Trắc nghiệm khách quan : 3 / 10 điểm
- Tự luận : 7 / 10 điểm
thiết lập ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Đại Việt thời Lê Sơ
- Khởi nghĩa lam Sơn
-Nước Đại Việt thời Lê Sơ.
- Lập niên biểu về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Giải thích chế độ ‘Ngụ binh ư nông’
- Đánh giá những nét tiến bộ của luật Hồng Đức.
Số câu: 3
Số điểm: 2,25
Số câu: 1/3
Số điểm : 1
33,33%
Số câu: 1/3
Số điểm: 0,25
33,33%
Số câu: 1/3
Số điểm : 1
33,33%
Số câu: 3
Số điểm: 2,25
2.Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII
- Sự suy yếu của nhà nước phong kiến
- Phong trào Tây Sơn.
- Nêu những biểu hiện suy yếu của nhà nước phong kiến
- Chứng minh rằng chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của đất nước.
- Hãy phân tích những cống hiến to lớn của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc.
Số câu: 3
Số điểm: 5
Số câu: 1/3
Số điểm: 0,5
33,33%
Số câu: 1/3
Số điểm: 1,5
33,33%
Số câu: 1/3
Số điểm: 3
33,33%
Số câu: 3
Số điểm: 5
3.Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:
- Chế độ phong kiến nhà nguyễn
- Sự phát triển của văn hóa dân tộc.
- Cho biết nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền vào thời gian nào.
- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
Số câu: /2
Số điểm: 1,25
Số câu: 1/2
Sốđiểm:0,25
50%
Số câu: 1/2
Số điểm: 1
50%
Số câu: 2
Số điểm: 1,25
4.Những nét lớn trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX:
- Các triều đại phong kiến Việt Nam.
- Các cuộc kháng chiến lớn.
- Kể tên các anh hùng dân tộc tiêu biểu của nước ta từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX.
- Em học tập được gì từ những tấm gương của các vị anh hùng đó.
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Số câu: 1/2
Số điểm: 1
50%
Số câu: 1/2
Số điểm:0,5
50%
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tổng số câu:9
Tổng số điểm : 10
Tỷ lệ : 100%
Tổng số câu: 3+1/2
Tổng số điểm : 2,75
Tỷ lệ : 27,5%
Tổng số câu: 3
Tổng số điểm : 2,75
Tỷ lệ : 27,5%
Tổng số câu: 2 + 1/2
Tổng số điểm : 4,5
Tỷ lệ : 45%
Tổng số câu:9
Tổng số điểm : 10
Tỷ lệ : 100%
IV. biên soạn câu hỏi theo ma trận:
đề bài
Phần I : Trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: Nối các thông tin chính xác ở cột A với các sự kiện ở cột B
Thời gian ( Cột A )
Nối ( Đáp án )
Sự kiện ( Cột B )
1 . 1418
a . Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn
2 . 1424
b . Lê Lợi lên ngôi hoàng đế
3 . 1426
c . Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
4 . 1427
d . Chiến thắng Nghệ An
e . Chiến Thắng Chi Lăng – Xương Giang
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 2: Chế độ “ Ngụ binh ư nông “ thời Lê Sơ là:
Cho binh lính luân phiên nhau về làm ruộng ở làng xã lúc thời bình. Lúc có chiến tranh, sẽ huy động tất cả đi chiến đấu.
Gửi quân trong dân.
Cấp ruộng đất cho binh lính.
Một cách rèn luyện quân đội thời bình
Câu 3: Những biểu hiện suy yếu của nhà nước phong kiến ở thế kỉ XVI:
Triều đình nhà Lê bất lực, không còn khả năng quản lý đất nước.
Nội bộ giai cấp thống trị mâu thuẫn. Chiến tranh phong kiến liên miên.
Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 4: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền vào thời gian :
Sau khi đánh bại triều Tây Sơn 1802.
Nguyễn ánh được nhà Thanh công nhận là An Nam quốc vương ( 1806 )
Nhà Nguyễn cải cách hành chính chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
Nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long ( 1815 ).
Câu 5: Luật Hồng Đức những nét tiến bộ nào sau đây:
Bảo vệ chủ quyền quốc gia
Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.
Bảo vệ quyền lợi của triều đình, quan lại, địa chủ phong kiến
khuyến khích phát triển kinh tế ( bảo vệ sức kéo trâu bò, chăm lo trị thủy và làm thủy lợi )
Phần II Tự luận:
Câu 1: -Chứng minh rằng chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của đất nước?
Câu 2 : Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX?
Câu 3: Hãy phân tích những cống hiến to lớn của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc?
Câu 4: Kể tên các anh hùng dân tộc tiêu biểu của nước ta từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX.Em học tập được gì từ những tấm gương của các vị anh hùng đó?
V. xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm:
Phần I Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm
Câu 1: Nối các thông tin chính xác ở cột A với các sự kiện ở cột B ( 1 điểm )
Thời gian ( Cột A )
Nối ( Đáp án )
Sự kiện ( Cột B )
1. 1418
1 - a
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn
2. 1424
2 – d
b. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế
3. 1426
3 – c
c. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
4. 1427
4 - e
d. Chiến thắng Nghệ An
e. Chiến Thắng Chi Lăng – Xương Giang
- Lựa chọn đáp án đúng:
Câu
2
3
4
5
Đáp án, thang điểm
A ( 0,25 đ )
D( 0,5 đ )
A( 0,25 đ )
B, D( 1 đ )
Phần II Tự luận: 7 điểm
Câu 1: -Chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của đất nước. ( 1,5 điểm )
Học sinh chứng minh được:
- Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lợi gây chiến liên miên.
- Đất nước bị chia cắt, khối đại đoàn kết toàn dân rạn nứt.
- Nhân dân hai miền đói khổ, bị li tán, chịu thảm cảnh“Nhồi da nấu thịt, cốt nhục tương tàn”
=> Mọi nguồn lực của đất nước chỉ phục vụ cho cuộc tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn phong kiến, không thể tập trung để phát triển đất nước.
Câu 2 : Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. ( 1 điểm )
- Khả năng lao động sáng tạo của nhân dân.
- Truyền thống yêu nước, hiếu học, ham hiểu biết
- Những biến động của đời sống kinh tế – xã hội
- Một số chính sách tiến bộ của chính quyền phong kiến
Câu 3: Hãy phân tích những cống hiến to lớn của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc. ( 3 điểm )
- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nat Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm – Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
- Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước....
Câu 4: Kể tên các anh hùng dân tộc tiêu biểu của nước ta từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX.Em học tập được gì từ những tấm gương của các vị anh hùng đó. ( 1,5 điểm )
- Nhớ và kể tên được một số anh hùng tiêu biểu như: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.....
- Học sinh thể hiện được nhận thức đúng đắn của bản thân về sự biết ơn, kính trọng, noi gương......
File đính kèm:
- Ma tran de kiem tra- Cao Bang(1).doc