Đề kiểm tra chất lượng môn Vật Lí Lớp 11 - Đề số 15 - Năm học 2012-2013 - Sở giáo dục và đào tạo Đồng Tháp

Câu 1: (2,0 điểm)

Phát biểu nội dung định luật Cu – lông ? Viết biểu thức lực tương tác giữa các điện tích điểm trong một môi trường đồng tính? Giải thích các đại lượng trong công thức?

Câu 2: (1,0 điểm)

Độ mạnh yếu của dòng điện được đặc trưng bởi đại lượng nào? Đơn vị và dụng cụ đo của đại lượng đó là gì?

Câu 3: (1,0 điểm)

Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại? Nêu nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại?

Câu 4: (1,0 điểm)

Điện tích điểm Q = 6,4.10-8 C đặt tại điểm O trong không khí. Tính và vẽ cường độ điện trường tại điểm M cách O 1 khảng r = 30 cm?

Câu 5: ( 1 điểm )

Một bình điện phân chứa dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là

 I = 1A. Tìm lượng Ag bám vào catôt trong thời gian 16 phút 5 giây. Biết Ag có A = 108 ( Đvc ),

n = 1.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng môn Vật Lí Lớp 11 - Đề số 15 - Năm học 2012-2013 - Sở giáo dục và đào tạo Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: VẬT LÝ- Lớp 11 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 16/11/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 02 trang) Đơn vị ra đề: THPT Nha Mân. A. PHẦN CHUNG: Câu 1: (2,0 điểm) Phát biểu nội dung định luật Cu – lông ? Viết biểu thức lực tương tác giữa các điện tích điểm trong một môi trường đồng tính? Giải thích các đại lượng trong công thức? Câu 2: (1,0 điểm) Độ mạnh yếu của dòng điện được đặc trưng bởi đại lượng nào? Đơn vị và dụng cụ đo của đại lượng đó là gì? Câu 3: (1,0 điểm) Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại? Nêu nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại? Câu 4: (1,0 điểm) Điện tích điểm Q = 6,4.10-8 C đặt tại điểm O trong không khí. Tính và vẽ cường độ điện trường tại điểm M cách O 1 khảng r = 30 cm? Câu 5: ( 1 điểm ) Một bình điện phân chứa dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1A. Tìm lượng Ag bám vào catôt trong thời gian 16 phút 5 giây. Biết Ag có A = 108 ( Đvc ), n = 1. B. PHẦN RIÊNG: A. Phần dành cho chương trình cơ bản: Câu 6: ( 1 điểm ) Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau một đoạn 40 cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F = 9.10-5 N. Độ lớn mỗi điện tích là bao nhiêu? Câu 7: ( 1 điểm ) Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V, điện trở trong không đáng kể, mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ mạch ngoài là P = 4,5 W thì điện trở R phải có giá trị bằng bao nhiêu? Câu 8: ( 2 điểm ) Một bóng đèn ghi: 6 V – 3 W, mắc bóng đèn này vào 2 cực của pin có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 0,5 . Tìm điện trở của đèn và cường độ dòng điện định mức của đèn? Cho biết đèn sáng như thế nào? Vì sao? B. Phần dành cho chương trình nâng cao: Câu 6: ( 1 điểm ) Cho 2 điện tích điểm q1 = 4.10-10 C và q2 = -4.10-10 C đặt tại 2 điểm A và B trong không khí, AB = a = 2 cm. Xác định cường độ điện trường tại điểm M? Biết M là trung điểm AB. Câu 7: ( 1 điểm ) Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 2 , mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị bằng bao nhiêu? Câu 8: ( 2 điểm ) Một pin có suất điện động E = 3 V, điện trở trong r = 0,09 . Một bóng đèn ghi: 3 V – 3 W, mắc bóng đèn này vào 2 cực của pin. Cho biết đèn sáng như thế nào? Vì sao? Tìm hiệu suất của nguồn? HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: VẬT LÝ – Lớp 11 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Đơn vị ra đề: THPT Nha Mân Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 (1,0 đ) Định luật Cu – lông: Lực hút hay lực đẩy giữa 2 điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối 2 điện tích đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Biểu thức : Giải thích : k = 9.109 ( N.m2/kg2 ) : Hệ số tỉ lệ q1, q2 : Độ lớn 2 điện tích ( C ) : Hằng số điện môi r: Khoảng cách giữa 2 điện tích ( m ) 1,0 0,5 0,5 Câu 2 (1,0 đ) - Đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện là cường độ dòng điện. - Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe - Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Am pe kế 0,5 0,25 0,25 Câu 3 (1,0 đ) - Bản chất của dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường. - Nguyên nhân: Do sự mất trật tự của mạng tinh thể 0,75 0,25 Câu 4 (1,0 đ) = = 6400 V/m - Vẽ hình: Vì Q > 0. Vẽ E hướng ra xa Q 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5 ( 1 điểm ) = = 1,08 g 0,25 0,5 0,25 Câu 6 * Dành cho cơ bản: ( Do q1 = q2 = q ) => = = 4.10-8 C * Dành cho nâng cao: = 36000 V/m = 36000 V/m Vẽ hình: Nhận xét: cùng phương, cùng chiều Vậy: E = E1 + E2 = 72000 V/m 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7 * Dành cho cơ bản P = RI2 = => R = 8 * Dành cho nâng cao: P = RI2 = ó Biện luận: Để Pmax thì mẫu số min Sử dụng bất đẳng thức Cosi: Dấu bằng xảy ra khi: 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 8 * Dành cho cơ bản: a. b. I Đèn sáng mờ * Dành cho nâng cao: a. => Đèn gần như sáng bình thường. b. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5

File đính kèm:

  • doc[VNMATH.COM]LY 11 HKI-NM.doc