Đề kiểm tra chất lượng môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I

I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

1- Kiến thức:

 HS nắm được các kiến thức cơ bản, có hệ thống thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu kiến thức đã học ở các chương: Động vật nguyên sinh, ruột khoang, các ngành giun, chân khớp.

2- Kỹ năng:

 Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng làm bài kiểm tra và tổng hợp kiến thức theo hình thức tự luận

3- Thái độ:

 GD ý thức yêu thích bộ môn

II-MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Huyện CHIÊM HOÁ Trường THCS Hoà An ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC LỚP 7 Thời gian làm bài: 45’ ( Không kể thời gian giao đề) I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1- Kiến thức: HS nắm được các kiến thức cơ bản, có hệ thống thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu kiến thức đã học ở các chương: Động vật nguyên sinh, ruột khoang, các ngành giun, chân khớp. 2- Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng làm bài kiểm tra và tổng hợp kiến thức theo hình thức tự luận 3- Thái độ: GD ý thức yêu thích bộ môn II-MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng thấp Vận dụng cao Ngành động vật nguyên sinh C1,2 1 C3 1 3 2 Ngành ruột khoang C4 2 1 2 Các ngành giun C5 2 1 2 Ngành chân khớp C6 2 C7 2 2 4 Tổng 3 3 2 4 1 2 1 1 7 10 III- ĐỀ BÀI: Câu hỏi 1(0,5 điểm): Nêu những biểu hiện của người bị mắc bệnh sốt rét? Câu hỏi 2(0,5 điểm): Nêu những biểu hiện của người bị mắc bệnh kiết lỵ? Câu hỏi 3(1 điểm): Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập? Câu hỏi 4(2 điểm): Trình bày cấu tạo trong của thủy tức? Câu hỏi 5(2 điểm): Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với lối sống trong đất? Câu hỏi 6(2 điểm): Cơ thể nhện có mấy phần? vai trò của mỗi phần của cơ thể? Câu hỏi 7(2 điểm): Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào? VI- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1(0,5 điểm): Người bị sốt rét da tái xanh vì máu thiếu hồng cầu do nhiều hồng cầu bị phá hủy. Câu 2(0,5 điểm): Người bị mắc bệnh kiết lỵ đi ngoài ra máu do thành ruột bị tổn thương vì bị đứt mạch máu. Câu 3(1 điểm): Hồng cầu trong máu người làm nhiệm vụ vận chuyển oxy tới tế bào để oxy hóa các chất hữu cơ có trong thành phần tế bào sinh ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Khi bị sốt rét hàng loạt hồng cầu bị phá hủyà Tế bào cơ thể bị thiếu oxy dẫn đến cơ thể bị thiếu năng lượng nên điều hòa thân nhiệt bị rối loạn, nhiệt độ cơ thể lên cao nhưng người vẫn bị rét run cầm cập. Câu 4(2 điểm) Cấu tạo trong của thủy tức: Thành cơ thể có 2 lớp.(0,25điểm): + Lớp ngoài: Gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ, tế bào sinh sản.(0,75điểm) + Lớp trong: Gồm tế bào mô cơ-tiêu hóa.(0,25điểm) Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.(0,25điểm) Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa(gọi là ruột túi) .(0,5điểm) Câu 5(2 điểm) Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với lối sống trong đất là: Cơ thể hình giun.(0,25điểm) Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển.(0,5điểm) Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.(1điểm) Da trơn có chất nhầy.(0,25điểm) Câu 6(2 điểm) Cơ thể nhện gồm 2 phần: Đầu- ngực và bụng.(1điểm) + Đầu ngực: Là trung tâm của vận động và dinh dưỡng.(0,5điểm) + Bụng: Là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.(0,5điểm) Câu 7(2 điểm) Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh thành các nhánh nhỏ và kết thúc đến các tế bào.(1điểm) Khác hẳn với tôm sông, thuộc lớp giáp xác chúng hô hấp bằng mang.(1điểm) HẾT Tổ chuyên môn duyệt Họ và tên giáo viên ra đề Lý Đình Dũng Cán bộ quản lý duyệt Phòng GD&ĐT Huyện CHIÊM HOÁ Trường THCS Hoà An ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC LỚP 7 Thời gian làm bài: 45’ (Không kể thời gian giao đề) I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1- Kiến thức: HS nắm được các kiến thức cơ bản, có hệ thống thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu kiến thức đã học ở các chương: Ngành động vật có xương sống, sự tiến hóa của động vật, động vật và đời sống con người. 2- Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức đã học và kĩ năng làm bài kiểm tra theo hình thức tự luận 3- Thái độ: GD ý thức yêu thích bộ môn II-MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng thấp Vận dụng cao Ngành động vật có xương sống C1 3 C2 2 C5 1 3 6 Sự tiến hóa của động vật C3 2 1 3 Động vật và đời sống con người C4 2 1 2 Tổng 1 3 2 4 1 2 1 1 5 10 III- ĐỀ BÀI: Câu hỏi 1(3 điểm): Nêu cấu tạo hệ hô hấp của chim bồ câu có đặc điểm hoạt động thích nghi với đời sống bay? Câu hỏi 2(2 điểm): Trình bày đặc điểm chung của lớp thú? Câu hỏi 3(2điểm): Các cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn của động vật có sự tiến hóa như thế nào? Câu hỏi 4(2 điểm): Những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến giảm sút độ đa dạng sinh học? Câu hỏi 5(1 điểm): Nhà bạn An có một bể kính dung tích 1m3 nuôi cá chép. Năm 2010 bố bạn An thả nuôi trong bể 20 con cá chép cảnh, quan sát khi cả 20 con cá nổi lên mặt nước dung tích nước đúng 1m3. Khi cả 20 con cùng lặn xuống đáy bể thì bạn An thấy mức nước trong bể có sự thay đổi. Qua đó bạn An muốn hỏi các bạn: Khi cả 20 con cá cùng lặn xuống đáy bể thì mức nước trong bể tăng hay giảm? sự chênh lệch đó làm mức nước trong bể bằng bao nhiêu cm3 (biết thể tích bóng hơi của cả 20 con cá làm thay đổi 10cm3 mức nước trong bể. Thể tích nước hư hao coi như không có). IV- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1(3 điểm): - Hệ hô hấp ở chim bồ câu gồm phổi và hệ thống túi khí. Phổi chim có nhiều ống khí thông với hệ thống túi khí.(1điểm) - Sự phối hợp hoạt động của các túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều khiến trong phổi không có khí đọng tận dụng được lượng oxy trong không khí hít vào đặc biệt là trong khi bay lượng oxy cần cao.(1,5điểm) - Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và làm giảm ma sát nội quan khi bay.(0,5điểm) Câu 2(2 điểm):-Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, có bộ lông mao bao phủ cơ thể.(0,75điểm) - Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.(0,25điểm) - Tim 4 ngăn với 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn cơ thể.(0,5điểm) - Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.(0,25điểm) - Thú là động vật hằng nhiệt.(0,25điểm) Câu 3(2 điểm): Trong quá trình tiến hóa của động vật, các hệ cơ quan được hình thành và hoàn chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hóa đó là sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lý phức tạp(1điểm). Cụ thể: Hệ hô hấp: Từ chỗ chưa phân hóa, hoặc hô hấp bằng da đến hình thành phổi chưa hoàn chỉnh, rồi hình thành hệ thống ống khí, túi khí, đến phổi hoàn chỉnh(0,5điểm). Hệ tuần hoàn: Từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa; từ chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất đến chỗ tim đã phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất(0,5điểm). Câu 4(2 điểm) Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là: Nạn phá rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.(1điểm) Sự săn bắt buôn bán động vật hoang dại cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy đặc biệt là việc khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.(1điểm) Câu 5(1 điểm) Khi cả 20 con cùng lặn xuống đáy bể thì mức nước trong bể giảm.(0,25điểm) Sự chênh lệch đó làm mức nước trong bể giảm xuống còn: 100.000 cm3- 10cm3= 99.990 cm3. (0,75điểm) HẾT Tổ chuyên môn duyệt Họ và tên giáo viên ra đề Lý Đình Dũng Cán bộ quản lý duyệt

File đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC LỚP 7.doc