Đề kiểm tra chất lượng đầu năm Năm học: 2013- 2014 Môn: Tiếng Việt

1. Một hôm, Tôm càng đang tập búng càng dưới đáy sông thì thấy một con vật lạ bơi đến. Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.

 Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân, con vật nói:

 - Chào bạn. Tôi là Cá Con.

 - Chào Cá Con. Bạn cũng sống ở sông này sao?

 - Chúng tôi cũng sống ở dưới nước như nhà tôm các bạn. Có loài cá ở sông ngòi, có loài ở hồ ao, có loài ở biển cả.

 2. Thấy đuôi Cá Con lượn nhẹ nhàng, Tôm Càng nắc nỏm khen. Cá Con khoe:

 - Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. Bạn xem này!

Nói rồi, Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng đầu năm Năm học: 2013- 2014 Môn: Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT VĂN LÂM Trường Tiểu học Lương Tài Hä vµ tªn : ............................................................ Lớp: 3 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Năm học: 2013- 2014 Môn: Tiếng Việt Điểm Giáo viên coi ............................................................ Giáo viên chấm ............................................................ A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: 5 điểm Học sinh đọc bài: Tôm Càng và Cá Con II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 5 điểm Em hãy đọc thầm bài đọc sau rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Tôm Càng và Cá Con 1. Một hôm, Tôm càng đang tập búng càng dưới đáy sông thì thấy một con vật lạ bơi đến. Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân, con vật nói: - Chào bạn. Tôi là Cá Con. - Chào Cá Con. Bạn cũng sống ở sông này sao? - Chúng tôi cũng sống ở dưới nước như nhà tôm các bạn. Có loài cá ở sông ngòi, có loài ở hồ ao, có loài ở biển cả. 2. Thấy đuôi Cá Con lượn nhẹ nhàng, Tôm Càng nắc nỏm khen. Cá Con khoe: - Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. Bạn xem này! Nói rồi, Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn. 3. Cá Con sắp vọt lên thì Tôm Càng thấy một con cá to mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con lao tới. Tôm Càng vội búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ. Cú xô làm Cá Con bị va vào vách đá. Mất mồi, con cá dữ tức tối bỏ đi. 4. Tôm Càng xuýt xoa hỏi bạn có đau không. Cá Con cười: - Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi phủ một lớp vẩy. Đó là bộ áo giáp bảo vệ nên tôi có va vào đá cũng không đau. Cá Con biết tài búng càng của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. Cả hai từ đấy kết bạn cùng nhau. Theo TRƯƠNG MĨ ĐỨC, TÚ NGUYỆT (Hoàng Lan dịch) Câu 1: Thấy Cá Con bơi lội giỏi Tôm Càng thế nào? A. Nhìn ngó với thái độ lạnh lùng. B. Tức tối, không phục. C. Khen ngợi và thán phục. D. Ghen tỵ Câu 2: Đuôi Cá Con có ích lợi gì? A. Di chuyển dưới nước. B. Làm đẹp. C. Làm đỏm. Câu 3: Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen? A. Dũng cảm B. Dũng cảm và tốt bụng. C. Búng càng giỏi Câu 4: Cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau: A. Tí hon - Bé xíu B. Ngoan ngoãn – Chăm chỉ C. Chăm chỉ – Lười biếng Câu 5: Khoanh vào chữ cái trước câu kiểu “Ai làm gì ?“ A. Chú Sơn xây bể nước cho nhà em. B. Chú Sơn là người xây bể nước cho nhà em. Câu 6: Từ nào không thuộc nhóm trong nhóm từ sau: A. cao cao B. tròn trĩnh C. thẳng tắp D. chuyên cần Câu 7: Câu nào trong các câu sau sử dụng đúng cách dùng dấu phẩy? A. Con tàu, lắc lư, dềnh lên, dập xuống. B. Con tàu lắc lư, dềnh lên, dập xuống. C. Con tàu, lắc lư dềnh lên dập xuống. Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Trả lời câu hỏi nào? A. Vì Sao? B. Để làm gì? C. Khi nào? Câu 9: Từ nào viết sai chính tả trong các từ sau: A. xà beng B. xà lan C. xà xuống D. sà vào lòng mẹ Câu 10: Từ nào trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ được in đậm trong câu sau: Sóc rất thông minh nên đã thoát được khỏi tay Sói. (minh mẫn, nhanh trí, sáng dạ) A. minh mẫn B. nhanh trí C. sáng dạ A. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả: 5 điểm Giáo viên đọc cho học sinh chép bài Bóp nát quả cam – Sách TV 2, tập 2, trang 127. I. Tập làm văn: 5 điểm Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về mùa hè. Gợi ý: a) Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? b) Mặt trời mùa hè như thế nào? c) Cây trái trong vườn như thế nào? d) Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè? Bài làm BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: 5 điểm II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 C A B C A D B B C B A. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả: 5 điểm - Viết đúng chính tả, trình bày đẹp: 5 điểm. - Viết đúng chính tả, trình bày chưa đẹp thì trừ toàn bài từ 0,25 đến 0,5 điểm. - Mỗi chữ viết sai chính tả trừ 0,5 điểm (mỗi chữ không viết hoa theo đúng cách viết hoặc viết hoa tự do cũng được tính là 1 lỗi). - Mỗi chữ viết thiếu trừ 0,5 điểm. I. Tập làm văn: 5 điểm - Học sinh viết được đoạn văn từ 4 đến 5 câu trở lên, có sự liên kết câu hợp lí giữa câu sau và câu trước được từ 4 đến 5 điểm. - Học sinh viết được đoạn văn từ 4 đến 5 câu trở lên, nhưng không đủ bố cục viết đoạn văn được từ 3 đến 4 điểm. - Lưu ý: + Nếu học sinh viết đoạn văn không dựa vào câu hỏi gợi ý mà đủ bố cục viết đoạn tốt, diễn đạt lô gic thì vẫn cho từ 4 đến 5 điểm. + Nếu học sinh chỉ viết được 2 đến 3 câu, các câu viết được đủ về cấu trúc câu thì cho từ 2 đến 3 điểm. + Bài văn viết lạc đề không cho điểm. + Các câu văn trong đoạn văn chưa thành câu thì không được tính. Toàn bài động viên cho 1 điểm. + Trong đoạn viết có lỗi sai chính tả không quá 3 lỗi thì trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm.

File đính kèm:

  • docDe khao sat chat luong dau nam TV 3(1).doc
Giáo án liên quan