A. Phần trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
* Khoanh tròn ý em cho là đúng.
Câu 1(0,25 điểm). Dân tộc Kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số cả nước:
A. 76% B. 86% C. 86,2% D. 96%
Câu 2(0,25 điểm). Dân tộc nào thường sống trên các vùng núi cao:
A. Dân tộc Thái C. Dân tộc Tày
B. Dân tộc Mông D. Dân tộc Việt
Câu 3 (0,25 điểm): Năm 2003 dân số nước ta là:
A. 90,8 triệu người B. 89 triệu người C. 80,9 triệu người D. 98,8 triệu người
Câu 4: (0,25 điểm) Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long C. Tây Nguyên
B. Đồng bằng sông Hồng D. Duyên hải Nam Trung Bộ
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết theo phân phối chương trình địa 9 giữa học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n(70%)+ Trắc nghiệm khách quan(30%).
III. Bước 3. Lập ma trận đề kiểm tra.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Địa lí dân cư
Cộng đồng các dân tộc VN- Phân bố dân cư- Sự gia tăng dân số
- Phân tích dân cư và
nguồn lao động...
Số câu: 6
Số điểm: 3 =30%
5 câu
2 điểm=66,7%
1 câu
1 điểm=33,3%
Địa lí kinh tế
Phân tích sự phát triển & phân bố nông nghiệp
Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu KT ngành chăn nuôi
Phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu KT ngành chăn nuôi
Số câu: 2
Số điểm:7=70%
1 câu
4 điểm=11%
1/2 câu
2 điểm=44,5%
1/2 câu
1 điểm=44,5%
8 câu
10 điểm=100%
5 câu
2 điểm= 20%
1 câu
4 điểm= 40%
1,5 câu
3 điểm= 30%
0,5 câu
1 điểm=10%
IV. Bước 4. Thiết kế câu hỏi theo ma trận.
A. Phần trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
* Khoanh tròn ý em cho là đúng.
Câu 1(0,25 điểm). Dân tộc Kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số cả nước:
A. 76% B. 86% C. 86,2% D. 96%
Câu 2(0,25 điểm). Dân tộc nào thường sống trên các vùng núi cao:
A. Dân tộc Thái C. Dân tộc Tày
B. Dân tộc Mông D. Dân tộc Việt
Câu 3 (0,25 điểm): Năm 2003 dân số nước ta là:
A. 90,8 triệu người B. 89 triệu người C. 80,9 triệu người D. 98,8 triệu người
Câu 4: (0,25 điểm) Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long C. Tây Nguyên
B. Đồng bằng sông Hồng D. Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 5(1 điểm). Dựa vào dấu hiệu ở cột bên trái hãy chỉ ra tên gọi của các khái niệm
Các dấu hiệu của khái niệm
Tên khái niệm
1. Số cư dân trung bình sinh sống trên 1 đơn vị diện tích lãnh thổ ( Đơn vị: ng/ km2)
…………………………..
2. Dân cư sống quây tụ ở 1 nơi 1 vùng
………………………….
Câu 6(1 điểm). Điền từ thích hợp vào dấu (……) cho đoạn văn sau:
Người lao động có nhiều …………............. trong sản xuất, có khả năng tiếp thu KHKT. Hạn chế về…………........................và trình độ.
B. Phần tự luận (7 điểm).
Câu 7(4 điểm). Hãy phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta ?
Câu 8 (3 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
100,0
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100,0
62,8
17,5
17,3
2,4
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
b. Từ biểu đồ, nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của nước ta.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
A. Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1. Ý C: (0,25 điểm) Câu 3. Ý C: (0,25 điểm)
Câu 2. Ý B: (0,25 điểm) Câu 4. Ý B: (0,25 điểm)
Câu 5. (1 điểm)
1- Mật độ dân số: (0,5 điểm) 2 – Quần cư: (0,5 điểm)
Câu 6: (1 điểm) - mỗi ý 0,5 điểm
a. Kinh nghiệm
b. Thể lực
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: (4 điểm).
Nhân tố đất ( 1điểm)
- Gồm 2 nhóm đất chính.
+ Đất phù sa: Chiếm 3 triệu ha, tập trung ở 2 đồng bằng lớn: ĐB Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long thích hợp trồng lúa nước
+ Đất Feralit: Chiếm 16 triệu ha, phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi (chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm.
b. Nhân tố khí hậu ( 1 điểm)
- Nhiệt đới gió mùa ẩm: Thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển quanh năm, năng suất cao trồng nhiều vụ trong năm
- Phân hoá rõ theo chiều Bắc- Nam, độ cao: Nuôi trồng các giống cây, vật nuôi ôn đới và nhiệt đới
c. Nhân tố nước (1 điểm)
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Nguồn nước ngầm dồi dàoà Đảm bảo nước tưới trong mùa khô
d. Nhân tố sinh vật (1 điểm)
- Phong phú và đa dạng là cơ sở thuần dưỡng lai tạo nên các cây trồng và vật nuôi có chất lượng tốt thích nghi cao với các điều kiện sinh thái ở nước ta.
Câu 2. Vẽ biểu đồ (3 điểm)
- Vẽ biểu đồ đúng, đủ, đẹp (2 điểm).
- Nhận xét: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi nước ta có xu hướng thay đổi: Tỉ trọng giá trị gia súc, gia cầm và phụ phẩm chăn nuôi giảm; tỉ trọng giá trị sản phẩm trứng, sữa có xu hướng tăng.(1điểm)
- Nhìn chung sự thay đổi giá trị sản xuất ngành chăn nuôi còn chậm.
-----------------------------------------------
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT THEO PPCT ĐỊA 9 GIỮA HỌC KỲ II
I. Bước 1. Xác định mục tiêu
Kiến thức:
1. Thông qua giờ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học song hai nội dung vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2. Nắm được 1 số kiến thức cơ bản như: Biết xử lí số liệu vẽ và phân tích biểu dân số thành thị và nông thôn của TP HCM từ 1995 – 2002. Nhận thức đúng vai trò của mỗi vùng kinh tế trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
3. Biết vận dụng những kiến thức đã học để vận dụng vào thực tế để vẽ biểu đồ- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và có ý thức với bộ môn.
Đối tượng là HS TB; TB – Khá.
Mục tiêu là phân loại HS.
II. Bước 2. Hình thức kiểm tra.
Đề kiểm tra tự luận(70%)+ Trắc nghiệm khách quan(30%).
III. Bước 3. Lập ma trận đề kiểm tra.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Vùng Đông Nam Bộ.
(4 tiết)
- Nhận biết được một số đặc điểm tự nhiên và tài nguyên TN của vùng.
- Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội đối với sự phát triển kinh tế của vùng ĐNB
- - Biết xử lí số liệu, vẽ biểu đồ dân số thành thị và nông thôn của TP HCM từ 1995 – 2002.
- Phân tích biểu đồ dân số thành thị và nông thôn của TPHCM từ 1995 – 2002.
Số câu: 5
Số điểm: 6,5 =65%
3 câu
1,5 điểm= 23%
1 câu
2 điểm= 31%
2/3 câu
2 điểm=31%
1/3 câu
1 điểm= 15%
Vùng ĐB Sông
Cửu Long
(3 tiết)
- Nhận biết được một số đặc điểm tự nhiên và tài nguyên TN của vùng
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên TN của vùng, những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Số câu: 4
Số điểm: 3,5=35%
3 câu
1,5 điểm=43%
1 câu
2 điểm=57%
9 câu
10 điểm=100%
6 câu
3 điểm= 30%
2 câu
4 điểm= 40%
2/3 câu
2 điểm= 20%
1/3 câu
1 điểm=10%
IV. Bước 4. Thiết kế câu hỏi theo ma trận.
A. Phần trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu trong các câu em cho là đúng.
Câu 1(0,25 điểm): Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm khí hậu ở vùng Đông Nam Bộ?
A. Nóng ẩm quanh năm B. Mùa khô kéo dài 4-5 tháng.
C. Phân hóa theo độ cao D. Thời tiết ít biến động.
Câu 2(0,25 điểm): Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ?
A. Cây cao su B. Cây cà phê
C. Cây hồ tiêu D. Cây điều.
Câu 3(0,25 điểm): Vùng đồng bằng Sông Cửu Long có khí hậu:
A. Ôn hòa B. Nhiệt đới
C. Xích đạo D. Cận xích đạo.
Câu 4(0,25 điểm): Đồng bằng Sông Cửu Long dẫn đầu cả nước về:
A. Diện tích đất nông, lâm nghiệp. B. Sản lượng thủy sản.
C. Diện tích rừng D. Sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 5(1 điểm): Điền cụm từ thích hợp vào ô (…..)
Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở (1)………..............Vì ở đây là những nơi có vị trí (2)………...........................…, nguồn lao động dồi dào có (3)…………..............................và cơ sở hạ tầng tương đối tốt như: Cảng biển, (4)…………......................................................................................
Câu 6 (1 điểm): Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau cho thích hợp.
Những thế mạnh của đồng bằng Sông Cửu Long để phát triển ngành thủy sản là:
a. Hệ thống sông Mê Công và kênh rạch chằng chịt.
b. Vùng biển ấm, rộng nhiều bãi tôm, cá nhất cả nước.
c. Kết cấu hạ tầng toàn diện.
d. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển
B. Tự luận:
Câu 7 (2 điểm):
- Đông Nam Bộ có những thuận lợi gì về mặt dân cư xã hội đối với phát triển kinh tế?
Câu 8 (3 điểm):
a. Dựa vào bảng số liệu sau:
Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh (nghìn người)
Năm
Vùng
1995
2000
2002
Nông thôn
1174,3
845,4
855,8
Thành thị
3466,1
4380,7
4623,2
b. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Nêu nhận xét.
Câu 9 (2 điểm):
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội?
C. Hướng dẫn chấm và thang điểm
A. Trắc nghiệm khách quan
* Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu trong các câu em cho là đúng.
Câu 1: ý C ( 0,25 điểm) Câu 3: ý D ( 0,25 điểm)
Câu 2: ý A ( 0,25 điểm) Câu 4: ý B ( 0,25 điểm)
Câu 5: Điền cụm từ thích hợp vào ô (…..) ( 1 điểm - mỗi ý đúng 0,25 điểm)
(1) Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
(2) Thuận lơi.
(3) Tay nghề cao.
(4) Sân bay, đường giao thông
Câu 6: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau cho thích hợpà ( 1 điểm - mỗi ý đúng 0,25 điểm)
ý a
đúng(Đ)
ý c
sai(S)
ý b
đúng(Đ)
ý d
đúng(Đ)
B. Trắc nghiệm tự luậnCâu 7: (2 điểm): Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi:
- Đông dân, lực lượng lao động dồi dào, nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn. (0,5 điểm)
- Là khu vục có súc hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước. (0,25 điểm)
- Người dân năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.(0,25 điểm)
- Có nhiều tiêu trí phát triển dân cư, xã hội cao hơn cả nước. (0,5 điểm)
Ví dụ: + Tỉ lệ người biết chữ là: 92,1% cao hơn so với cả nước
+ Thu nhập bình quân: 527,8 nghìn đồng, cao hơn cả nước.
- Có nhiều di tích văn hoá để phát triển du lịch. (0,5 điểm)
Câu 8: Vẽ biểu đồ. (3 điểm)
a. Xử lí số liệu: (0,5 điểm)
Năm
Vùng
1995
2000
2002
Nông thôn
25,3
16,2
15,6
Thành thị
74,7
83,8
84,4
b. Vẽ biểu đồ: ( 1,5 điểm)
Biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm từ 1995 - 2002.
c. Nhận xét: (1 điểm)
- Dựa vào biểu đồ ta thấy: Số dân thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên rất nhanh từ 1995 - 2002 tăng lên là 9,7%. Số dân nông thôn giảm. Với tốc độ dân thành thị tăng nhanh như vậy, hiện nay tỉ lệ dân thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh đang dẫn đầu cả nước.
Câu 9: (2 điểm)
* Thuận lợi:
- Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: Đồng bằng rộng, đất phù sa, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú, đa dạng. (HS tự nêu dẫn chứng cụ thể) (1điểm)
* Khó khăn:
- Lũ lụt, diện tích đất mặn, đất phèn lớn; thiếu nước ngọt trong mùa khô. (1 điểm)
File đính kèm:
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỊA 9.DOC