Đề khỏa sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tân Trường

Câu 1 (2,0 điểm):

Cho đoạn văn: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.”

a. Đoạn văn trích từ văn bản nào, của ai? Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt nào? Vị trí tác giả chọn để quan sát cảnh là ở đâu?

b. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 2 (3,0 điểm)

a. Phép tu từ nào được dùng trong các thành ngữ sau: chậm như rùa; nhanh như cắt; xanh như tàu lá; đẹp như tiên.

b.Hãy xác định thành phần chính của câu văn sau:

Mùa xuân của Hạ Long là mùa của sương mù và cá nục.

c. Ta vẫn nghe nói: Thấy thơm thơm; nghe mệt; nói chua như dấm; thơm điếc cả mũi,

- Những cách nói sau đây có phải là ẩn dụ không, đó là ẩn dụ loại nào?

- Hãy đặt một câu văn có dùng một trong những cách nói trên?

Câu 3 (5,0 điểm)

Hãy viết bài văn tả về bố (mẹ) của em.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khỏa sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tân Trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 0 2014 MÔN: Ngữ văn 6 THỜI GIAN: 90 phút (không kể giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn văn: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.” a. Đoạn văn trích từ văn bản nào, của ai? Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt nào? Vị trí tác giả chọn để quan sát cảnh là ở đâu? b. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 2 (3,0 điểm) a. Phép tu từ nào được dùng trong các thành ngữ sau: chậm như rùa; nhanh như cắt; xanh như tàu lá; đẹp như tiên. b.Hãy xác định thành phần chính của câu văn sau: Mùa xuân của Hạ Long là mùa của sương mù và cá nục. c. Ta vẫn nghe nói: Thấy thơm thơm; nghe mệt; nói chua như dấm; thơm điếc cả mũi, - Những cách nói sau đây có phải là ẩn dụ không, đó là ẩn dụ loại nào? - Hãy đặt một câu văn có dùng một trong những cách nói trên? Câu 3 (5,0 điểm) Hãy viết bài văn tả về bố (mẹ) của em. --- Hết --- Họ và tên học sinh:; Số báo danh: TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: Ngữ văn 6 Câu/ý/điểm Nội dung cần đạt, biểu điểm Điểm Câu 1 2,0đ a/ 1,5d - Nêu đúng tên văn bản, tên tác giả (có thể ghi tên bút danh của tác giả cũng được), được 1,0 điểm. Gợi ý: Văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân (bút danh: Thanh Hà; Nhất Lang; Tuấn Thừa Sắc) - Nêu đúng phương thức biểu đạt, nêu được vị trí quan sát cảnh, được 0,5 điểm: Gợi ý: Phương thức miêu tả; Vị trí quan sát ở bãi đá đầu mũi đảo. 1.5đ b/ 0,5đ Nêu được nội dung đoạn, trình bày dưới dạng câu văn đúng ngữ pháp, được 0,5 điểm: Gợi ý: Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển đẹp lộng lẫy, kì vĩ. 0,5đ Câu 2 3,0 đ a/ 0,5đ Nêu được phép so sánh được dùng trong các thành ngữ đó, được 0,5 điểm. 0,5đ b/ 0,5đ Xác định đùng hai thành phần chính của câu văn, được 0,5 điểm. Gợi ý: Mùa xuân của hạ Long// là mùa của sương mù và cá nục. 0,5đ c/ 1,5 đ - Nêu được các cách nói đó là ẩn dụ, được 0,5 điểm - Nêu được đó là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, được 0,5 điểm - Đặt được 1 câu đúng ngữ pháp (có đủ thành phần chính), trong câu có dùng 1 cách nói ẩn dụ đã cho, được 0,5 điểm Gợi ý: Con thấy thơm thơm rồi mẹ ạ. 1,5đ Câu 3 5,0đ Bài văn đạt các yêu cầu sau: * Hình thức: Kiểu bài tả người nói chung, tả bố hoặc mẹ. Bài viết có bố cục, có trình tự tả từ hình dáng đến hoạt động tính cách, ấn tương về đối tượng. Các đặc điểm phải phù hợp với tuổi tác, nghề nghiệp của người được tả. Biết dùng từ, viết câu, dựng đoạn và sử dụng các phép tu từ hợp lý. Lời văn có cảm xúc. * Nội dung: Bài miêu tả phải đạt các nội dung cụ thể: - Nêu được đối tượng, cảm nhận khái quát của người viết về đối tượng. - Đặt đối tượng được tả vào thời gian, không gian, nghề nghiệp, mối quan hệ nhất định để tả. - Tả được các nét tiêu biểu: ngoại hình, hoạt động, tính cách - Nêu ấn tượng sâu sắc nhất của người viết (1 Kỉ niệm sâu sắc) với đối tượng. * Biểu điểm: - Điểm 5: bài viết đạt các yêu cầu ở mức hoàn hảo. - Điểm 4: bài văn đạt được các yêu cầu ở mức cao. - Điểm 3: bài văn đạt được các yêu cầu, viết còn sơ sài. - Điểm 2: bài viết đạt được các yêu cầu, viết sơ sài, lủng củng, chưa khoa học. - Điểm 1: bài văn nêu được dối tượng, tả được vài đặc điểm, viết chưa rõ ràng, chưa thành bài văn. - Điểm 0: Chưa biết làm văn tả người, hoặc chủ yếu kể. Lưu ý: Giáo viên chấm có thể thống nhất điểm cho từng phần, có thể cho điểm lẻ 0,25 cho từng ý, hoặc cộng thêm 0,25 điểm cho câu văn hay, hình ảnh, biểu cảm. (Cộng không quá 1 lần/bài văn). 5,0đ

File đính kèm:

  • docDE VAN KHAO SAT GIUA KI 2HAY.doc