Đề cương sinh học Lớp 12

I. Gen:

1. Khái niệm: Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. Vd: Gen Hb mã hoá chuỗi pôlipeptit , gen t- ARN mã hoá cho phân tử tARN.

2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc (gen mã hóa chuỗi Polipepetit)

Gen cấu trúc mã hoá prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit.

- Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, có trình tự các nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nuclêôtit điều hoà quá trình phiên mã.

- Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá các axit amin. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh). Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (exon) là các đoạn không mã hoá axit amin (itron). Vì vậy, các gen này gọi là gen phân mảnh.

- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

II. Mã di truyền:

1. Khái niệm: Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (mạch gốc) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

2. Đặc điểm:

+ Mã di truyền được đọc từ một điểm theo chiều 3’=>5’, theo từng bộ ba, không gối lên nhau

+ Mã di truyền có tính phổ biến.

+ Mã di truyền có tính đặc hiệu.

+ Mã di truyền có tính thoái hoá.

III. Quá trình nhân đôi ADN:

1. Bước 1:(Tháo xoắn phân tử ADN)

-Nhờ các enzim tháo xoắn 2 mạch phân tử ADN tách nhau dần lộ ra 2 mạch khuôn và tạo ra chạc hình chữ Y ( chạc sao chép).

2. Bước 2:(Tổng hợp các mạch ADN mới)

-2 mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung ( A liên kết với T, G liên kết với X).

-Mạch khuôn có chiều 3’ 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch khuôn có chiều 5’ 3’ thì mạch mới được tổng hợp từng đoạn( Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau.

3. Bước 3:( 2 phân tử ADN được tạo thành)

- Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu( bán bảo toàn) và 1 mạch mới được tổng hợp. (Nguyên tắc bán bảo toàn)

 

doc24 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương sinh học Lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể. 2. Các hình thức biến động số lượng cá thể a. Biến động theo chu kỳ: Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường b. Biến động số lượng không theo chu kỳ: Biến động số lượng cá thể của quàn thể không theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên II. Nguyên nhân gây ra biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 1.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể a. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh ( khí hậu, thổ nhưỡng) b. Do sự thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh (cạnh tranh giữa các cá thể cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt) 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể - Quần thể sống trong môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc làm tăng số lượng cá thể của quần thể - Điều kiện sống thuận lợi " quần thể tăng mức sinh sản + nhiều cá thể nhập cư tới " kích thước quần thể tăng. - Điều kiện sống không tuận lợi " quần thể giảm mức sinh sản + nhiều cá thể xuất cư " kích thước quần thể giảm. 3. Trạng thái cân bằng của quần thể Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. CHƯƠNG VI. QUẦN XÃ SINH VẬT Bài 31: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ I/. Khái niệm về quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau như một thể thống nhất do vậy Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. II/. Một số số đặc trưng cơ bản của quần xã. 1/. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã. Thể hiện qua: Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. * Loài ưu thế và loài đặc trưng - Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh. - Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. 2/. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã - Phân bố theo chiều thẳng đứng - Phân bố theo chiều ngang III/. Quan hệ giữa các loài trong quần xã. 1. Các mối quan hệ sinh thái Gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng - Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại ho các loài khác gồm các mối quan hệ: Cộng sinh, hội sinh, hợp tác - Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loại có hại, gồm các mối quan hệ: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế, cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác 2. Hiện tượng khống chế sinh học Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã Bài 32: DIỄN THẾ SINH THÁI I. Khái niệm về diễn thế sinh thái Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. II. Các loại diễn thế sinh thái 1. Diễn thế nguyên sinh - Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. - Quá trình diễn thế diễn ra theo các giai đoạn sau: + Giai đoạn tiên phong: Hình thành quần xã tiên phong + Giai đoạn giữa:giai đoạn hỗn hợp, gồm các quần xã thay đổi tuần tự + Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn định 2. Diễn thế thứ sinh: - Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật sống. - Quá trình diễn thế diễn ra theo sơ đồ sau: + Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn định + Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự. + Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn đinh khác hoặc quần xã bị suy thoái. III. Nguyên nhân gây ra diễn thế 1. Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. 2. Nguyên nhân bên trong: sự cạnh trang gay gắt giữa các loài trong quần xã. IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái: Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán đước các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. Bài 33: HỆ SINH THÁI I. Khái niệm hệ sinh thái Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh VD: Hệ sinh thái ao hồ,đồng ruộng, rừng Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã – sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của một tổ chức sống. II. Các thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái Gồm có 2 thành phần 1. Thành phần vô sinh ( sinh cảnh ) + Các yếu tố khí hậu + Các yếu tố thổ nhưỡng + Nước và xác sinh vật trong môi trường 2. Thành phần hữu sinh ( quần xã sinh vật ) Thực vật, động vật và vi sinh vật Tuỳ theo chức năng dinh dưỡng trong hệ sinh thái chúng được xếp thành 3 nhóm + Sinh vật sản xuất: + Sinh vật tiêu thụ: + Sinh vật phân giải: III. Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất Gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo 1. Hệ sinh thái tự nhiên: gồm: Trên cạn, Dưới nước 2. Hệ sinh thái nhân tạo: Hệ sinh thái nhân tạo đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người vì vậy con người phải biết sử dụng và cải tạo1 cách hợp lí. Bài 34: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI I- Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật 1. Chuỗi thức ăn - Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. - Trong một chuỗi thức ăn, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau. - Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn: + Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng, sau đến là động vật ăn sinh vật tự dưỡng và tiếp nữa là động vật ăn động vật. + Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ, sau đến các loài động vật ăn sinh vật phân giải và tiếp nữa là các động vật ăn động vật. 2. Lưới thức ăn - Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. - Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. 3. Bậc dinh dưỡng - Tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng. - Trong quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng: + Bậc dinh dưỡng cấp 1 (Sinh vật sản xuất) + Bậc dinh dưỡng cấp 2 (Sinh vật tiêu thụ bậc 1) + Bậc dinh dưỡng cấp 3 (Sinh vật tiêu thụ bậc 2) II. Tháp sinh thái Khái niệm - Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. - Để xem xét mức độ dinh dưỡng ở từng bậc dinh dưỡng và toàn bộ quần xã, người ta xây dựng các tháp sinh thái - Có ba loại tháp sinh thái: Tháp số lượng, Tháp sinh khối, Tháp năng lượng. Bài 35: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN I- Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa - Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. - Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. II- Một số chu trình sinh địa hoá 1/ Chu trình cacbon - Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit ( CO2). - Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quang hợp. - khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường - Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất. 2/ Chu trình nitơ - Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH4+) và nitrat (NO3-). - Các muồi trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học. - Nitơ từ xác sinh vật trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi khuẩn, nấm, - Hoạt động phản nitrat của vi khuẩn trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất, nước và bầu khí quyển. 3/ Chu trình nước - Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông, suối,ao - Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất. III. Sinh quyển 1. Khái niệm Sinh Quyển Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất. 2. Các khu sinh học trong sinh quyển - Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới, - khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng ( đầm, hồ, ao,..)và khu nước chảy ( sông suối). - Khu sinh học biển: + theo chiều thẳng đứng: SV nổi, ĐV đáy,.. + theo chiều ngang: vùng ven bờ và vùng khơi Bài 36: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI I.Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 1. Phân bố năng lượng trên trái đất -Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất -Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy(50% bức xạ) cho quang hợp -Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ 2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái -Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng, tới môi trường. Vật chất được trao đổi qua chu trình sinh địa hóa. - Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm (theo quy luật hình tháp sinh thái) II.Hiệu suất sinh thái -Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái BỘ ĐỀ THAM KHẢO

File đính kèm:

  • docDe cuong sinh hoc 12 tu co ban danh cho hoc sinh yeu va hoc vien dang hoc GDTX.doc