Đề cương ôn thi tốt nghiệp Lịch sử THPT - Năm học 2009-2010

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam:

a. Tư sản Việt Nam: Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam mua hàng của người VN, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp, tập hợp thành Đảng Lập hiến (1923), đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với chúng, ngoài ra còn nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ “quân chủ lập hiến”, nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao “trực trị”

b. Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức: đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, lập Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên, ra đời báo Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Hữu Thanh, Tiếng Dân, nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).

c. Công nhân: các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát, ở Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

- Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tạicảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Michelle của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (8/1925) với yêu sách đòi tăng lương 20% và phải cho những công nhân bị thải hồi được trở lại làm việc đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân .

 

doc42 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp Lịch sử THPT - Năm học 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùc Cộng hoà XHCN Việt Nam . * Ý nghĩa - Là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam. - Thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ. - Tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lãnh vực khác. - Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 2. Mở rộng quan hệ quốc tế : - 20/9/1977 : Việt Nam gia nhập LHQ (hội viên thứ 149). - Là thành viên của hơn 20 tổ chức quốc tế khác. Câu 45: Trình bày đường lối đổi mới đất nước của Đảng 1986-2000 ? 1. Nguyên nhân đổi mới a. Chủ quan Sau 10 năm thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội. - Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” - Để khắc phục sai lầm, đưa đất nướcvượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. b. Khách quan - Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng KHKT. - Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác => Đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới. 2. Nội dung đường lối đổi mới - Đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12.1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001). - Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. * Về kinh tế: - Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường - Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ - Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. * Về chính trị : - Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. - Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. - Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Câu 46: Những thành tựu đạt được trong cơng cuộc đổi mới đất nước của Đảng 1986-2000 ? 1. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) a. Đại hội VI (12/1986) mở đầu công cuộc đổi mới. - Khẳng định tiếp tục đường lối chung cách mạng XHCN và đường lối xây dựng kinh tế – xã hội chủ nghĩa. - Nhận thức đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là thời kỷ lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đầu tiên. - Nhiệm vụ, mục tiêu: Tâïp trung sức người, sức của thực hiện Ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn vậy thì nông-lâm-ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu. Nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật. b. Thành tựu * Kinh tế: - Về lương thực thực phẩm: Đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1990 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. - Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể. - Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô vàhình thức. Từ 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn – 1989), dầu thô, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu. - Kiềm chế được một bước lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990) - Ý nghĩa: Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản liù của Nhà nước. đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội. * Chính trị: Thực hiện dân chủ hóa xã hội theo quan điểm "lấy dân làm gốc". => Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. 2. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 – 1995) a. Đại hội VII (6/1991) : tiếp tục đổi mới, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu; khắc phục các khó khăn, yếu kém và điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới. - Thông qua “ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000” - Nhiệm vụ, mục tiêu: + Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. + Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với nội dung cao hơn và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa. b. Thành tựu và hạn chế * Thành tựu - Kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP tăng bình quân 8,2%/năm, công nghiệp tăng 13,3%/năm, nông nghiệp là 4,5%/năm. - Tài chính, tiền tệ: lạm phát giảm còn 12,7% (1995). Tỷ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế. - Trong 5 năm xuất khẩu đạt 17 tiû USD, nhập khẩu 21 tỉ USD. Quan hệ mậu dịch mở rộng với hơn 100 nước. - Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, bình quân 50%/năm. Cuối 1995, vốn đăng kí cho các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD. - Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới. - Thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện - Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố. - Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào hoạt động của cộng đồng quốc tế, quan hệ với hơn 160 nước. Ngày 11.07.1995, Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 28.07.1995, Việt Nam gia nhập ASEAN. 3. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 – 2000) a. Đại hội VIII (6/1996) đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, nhấn mạnh: “Nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” - Nhiệm vụ, mục tiêu: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần., phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy nội bộ từ nền kinh tế. b. Thành tựu: - GDP tăng bình quân 7%/năm, công nghiệp 13,5%/năm, nông nghiệp là 5,7%. - Nông nghiệp: phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế – xã hội (lương thực bình quân đầu người năm 2000 là 444 kg) - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Xuất khẩu tăng bình quân 21%/năm với ba mặt hàng chủ lực là gạo (thứ hai thế giới), cà phê (thứ ba thếù giới) và thủy sản; nhập khẩu tăng 13,3%/năm; vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5 lần so với 5 năm trước. - Doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000 có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ. - Năm 2000, có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài - Giáo dục: năm 2000 phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, tiếp tục phổ cập THCS - Số người có việc làm tăng 1,2 triệu người/năm. - Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. * Khó khăn và hạn chế - Kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất, chất lượng thấp, giá cao. Hiệu quả sức cạnh tranh thấp. - Kinh tế Nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thế chưa mạnh. - Hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. - Tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp. => Đảng và nhân dân ta phải tiếp tục phấn đấu vươn tới đỉnh cao mới theo con đường XHCN vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

File đính kèm:

  • docLsVn122.doc