Đề cương ôn thi Sinh học Lớp 8

Câu 1: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

- Thận gồm khoảng 2 triệu đơn vị chức năng thận có nhiệm vụ lọc máu và tạo thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng thận gồm cầu thận (búi mao mạch), nan cầu thận và ống thận.

Câu 2: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu.

- Gồm 3 quá trình:

+ Quá trình lọc máu ở cầu thận: máu tới cầu thận với áp lực lớn tạo lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ mao mạch vào nan cầu thận (trừ các tế bào máu và protêin có kích thước lớn) tạo ra nước tiểu đầu qua nan cầu thận.

+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và các chất cần thiết cho cơ thể.

+ Quá trình bài tiết tiếp: các chất thừa, chất thải được bài tiết tiếp để tạo thành nước tiểu chính thức.

Câu 3: Cấu tạo, chức năng của da.

• Cấu tạo của da

- Gồm 3 lớp:

+ Lớp biểu bì: gồm tầng sừng, tầng tế bào sống.

+ Lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông, bao lông, cơ co chân lông, dây thần kinh, mạch máu.

+ Lớp mỡ dưới da: Chứa mỡ dự trữ.

• Chức năng của da:

- Bảo vệ cơ thể nhờ các tuyến nhờn, tầng sừng các sắc sắc tố da.

- Điều hòa thân nhiệt: nhờ sự co dãn các lớp mao mạch dưới da, các tuyến mồ hôi, lớp mỡ dưới da.

- Tiếp nhận các kích thích của môi trường: nhờ vào các thụ quan.

- Bài tiết: Nhờ tuyến mồ hôi, tuyến nhờn.

- Tạo vẻ đẹp cho cơ thể.

Câu 4: Vị trí các vùng chức năng của vỏ não

- Vỏ não có các vùng cảm giác, vùng vận động, vùng vị giác, thính giác (phản xạ có điều kiện) ở người còn có thêm vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) và vùng hiểu tiếng nói chữ viết.

Câu 5: Cấu tạo của tai gồm:

- Tai ngoài, tai giữa, tai trong

- Tai ngoài gồm:

+ Vành tai: hứng sóng âm.

+ Ống tai: hướng ống tai vào màng nhĩ

+ Màng nhĩ: Khuếch đại âm

- Tai giữa.

+ Chuỗi xương tai: truyền và khuếch đại âm

+ Vòi nhĩ: cân bằng áp suất hai bên vòi nhỉ.

- Tai trong gồm:

+ Bộ phận tiền đình và các ống khuyên tai: thu nhận thông tin về vị trí và chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ Ốc tai thu nhận sóng âm

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi Sinh học Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI SINH HỌC Câu 1: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. Thận gồm khoảng 2 triệu đơn vị chức năng thận có nhiệm vụ lọc máu và tạo thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng thận gồm cầu thận (búi mao mạch), nan cầu thận và ống thận. Câu 2: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu. Gồm 3 quá trình: + Quá trình lọc máu ở cầu thận: máu tới cầu thận với áp lực lớn tạo lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ mao mạch vào nan cầu thận (trừ các tế bào máu và protêin có kích thước lớn) tạo ra nước tiểu đầu qua nan cầu thận. + Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và các chất cần thiết cho cơ thể. + Quá trình bài tiết tiếp: các chất thừa, chất thải được bài tiết tiếp để tạo thành nước tiểu chính thức. Câu 3: Cấu tạo, chức năng của da. Cấu tạo của da Gồm 3 lớp: + Lớp biểu bì: gồm tầng sừng, tầng tế bào sống. + Lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông, bao lông, cơ co chân lông, dây thần kinh, mạch máu. + Lớp mỡ dưới da: Chứa mỡ dự trữ. Chức năng của da: Bảo vệ cơ thể nhờ các tuyến nhờn, tầng sừng các sắc sắc tố da. Điều hòa thân nhiệt: nhờ sự co dãn các lớp mao mạch dưới da, các tuyến mồ hôi, lớp mỡ dưới da. Tiếp nhận các kích thích của môi trường: nhờ vào các thụ quan. Bài tiết: Nhờ tuyến mồ hôi, tuyến nhờn. Tạo vẻ đẹp cho cơ thể. Câu 4: Vị trí các vùng chức năng của vỏ não Vỏ não có các vùng cảm giác, vùng vận động, vùng vị giác, thính giác(phản xạ có điều kiện) ở người còn có thêm vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) và vùng hiểu tiếng nói chữ viết. Câu 5: Cấu tạo của tai gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong Tai ngoài gồm: + Vành tai: hứng sóng âm. + Ống tai: hướng ống tai vào màng nhĩ + Màng nhĩ: Khuếch đại âm Tai giữa. + Chuỗi xương tai: truyền và khuếch đại âm + Vòi nhĩ: cân bằng áp suất hai bên vòi nhỉ. Tai trong gồm: + Bộ phận tiền đình và các ống khuyên tai: thu nhận thông tin về vị trí và chuyển động của cơ thể trong không gian. + Ốc tai thu nhận sóng âm Câu 6: Cấu tạo của cầu mắt: Màng cứng: phía trước là màng giác bảo vệ cầu mắt và cho ánh sáng đi qua. Màng mạch: có nhiều sắc tố giữ cho cầu mắt hoàn toàn tối (lòng đen) trong cùng là màng lưới. Môi trường trong suốt gồm thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh. Câu 7: nêu chức năng của trụ não, não trung gian, tiểu não và đại não. Chức năng của trụ não: Là trung khu điều khiển điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng (tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, hô hấp) Chất trắng truyền xung thần kinh lên xuống. Não trung gian Điều khiển hoạt động trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. Tiểu não: Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể. Câu 8: nguyên nhân, cách khắc phục các tật cận thị, viễn thị Nguyên nhân cách khắc phục Cận thị - Bẩm sinh do cầu mắt dài - Do không giữ đúng khoản cách khi đọc sách, báo => thể thủy tinh quá phồng Đeo kính mặt lõm (kính cận) Viễn thị -Bẩm sinh do cầu mắt ngắn -do thể thủy tinh bị lão hóa(người già) - Đeo kính mặt lồi (kính viễn) Câu 9:So sánh PXCĐK và PXKĐK  Phản xạ không điều kiện là những phản xạ:  + Tự nhiên, bẩm sinh mà có.  + Không dễ bị mất đi.  + Mang tính chủng thể, di truyền.  + Số lượng hạn chế  + Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất định => Cung phản xạ đơn giản.  + Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được gọi là những bản năng.  - Phản xạ có điều kiện là những phản xạ:  + Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.  + Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.  + Mang tính cá nhân, không di truyền.  + Số lượng kh hạn định + Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời. Câu 10: Phân biệt tuyến nôi tiết với tuyến ngoại tiết: Tuyến ngoại tiết chất tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động (tyến nước bọt) Tuyến nội tiết chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích. Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết gọi là hooc môn Câu 11: vai trò của hooc môn do tyến giáp và tyến tụy tiết ra. tuyến giáp: Vai trò tiết hooc môn Têrôsin có vai trò quan trọng trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào Cùng tuyến cận giáp có vai trò điều hòa, trao di693 canxi, photpho trong máu. Tuyến tụy: -Vai trò các hooc môn tuyến tụy: . tiết insulin biến đổi glucozơ (đường) thành Glucozen (đường dự trữ) khi lượng đường trong máu tăng. . khi lượng dường trong máu giảm tiết glucagon biến glucozen thành glucozơ Câu 12:

File đính kèm:

  • docsinh.doc