1. Nêu 2 ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ?Thế nào là dòng điện xoay chiều? Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
2. Sơ lược cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều?
3. Nêu cấu tạo và hoạt động của MBT?Tại sao không dùng dòng điện một chiều để chạy MBT?
4. Trình bày thí nghiệm vận hành máy biến thế?
5. Biện pháp làm giảm hao phí địên năng do toả nhiệt trên đường dây tải điện? Biện pháp nào tốt hơn? Vì sao?
6. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi tia sáng truyền từ không khí sang nước? Và ngựơc lại? Vẽ hình hiện tượng khúc xạ a/s.
7. Nêu đặc điểm của TKHT? TKPK? Các khái niệm: trục chính; quang tâm; tiêu điểm; tiêu cự ?
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi môn Vật Lí Lớp 9 - Học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có các cuộn dây có số vòng theo tỉ lệ nào ? Cuộn dây nào mắc vào hai đầu máy phát điện ?
Công suất hao phí sẽ giảm bao nhiêu lần ?
( n2 = 20n1 ; 400lần)
Bài 2: Một vật AB có độ cao h = 2cm đặt vuông góc với trục chính của một TKHT tiêu cự f = 12cm và cách TK một khoảng d = 2f.
Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi TK đã cho.
Tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh đến TK.
Bài 3: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự f = 20cm. Điểm A nằm trên trục chính, cách TK một khoảng d = 15cm.
Ảnh của AB qua TKHT có đặc điểm gì?
Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và độ cao của vật.Biết độ cao của ảnh là h’= 8cm.
Bài 4. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một TKHT, cách TK 12cm, A nằm trên trục chính. TK có tiêu cự f = 9cm. Vật AB cao 1cm.
Vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ.
Dựa vào hình vẽ hãy tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật.
Bài 5: Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một TKPK, cách TK 12cm, A nằm trên trục chính. TK có tiêu cự f = 9cm. Vật AB cao 1cm.
Vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ.
Dựa vào hình vẽ hãy tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật.
Bài 1. Đặt vật AB vuông góc với thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 17cm, thì thấy ảnh A'B' của AB là ảnh thật
và cao bằng vật. Hãy xác định vị trí của vật và ảnh so với thấu kính.
Bài 2. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 30cm, thì thấy ảnh A'B' của
AB là ảnh thật và cao gấp 2 lần vật. Hãy xác định vị trí của vật và ảnh so với thấu kính
Bài 3. Đặt vật AB vuông góc với thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính 28cm thì thấy ảnh là thật
và cao bằng nửa vật. Hãy xác định tiêu cự của thấu kính.
Bài 4. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 40cm. Nhìn qua thấu
kính ta thấy ảnh A'B' cao gấp 2 lần AB.
Hãy cho bíêt ảnh A'B' là ảnh thật hay ảnh ảo? Tại sao?
Xác định vị trí của vật và của ảnh.
Bài 5. Vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho ảnh thật A'B' cao bằng vật và cách vật 64cm. Hãy xác định tiêu cự của thấu kính.
Bài 6. Đặt vật AB trước một thấu kính và cách thấu kính một khoảng 30cm thì ảnh A'B' của AB chỉ cao
bằng nửa vật. Hãy tính tiêu cự của thấu kính.
Bài 7. Qua thấu kính hội tụ, vật AB cho ảnh A'B'=2AB.
ảnh A'B' là ảnh thật hay ảnh ảo?
Biết tiêu cự của thấu kính là 24cm. Hãy xác định các vị trí có thể có của vật AB.
Bài 8. Đặt vật AB vuông góc với thấu kính phân kì sao cho A nằm trên trục chính và cách thấu kính 30cm thì ảnh cách thấu kính 18cm.
Tính tiêu cự của thấu kính.
b) Biết AB = 4,5cm. Tìm chiều cao của ảnh.
Bài 9. Đặt vật AB trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25cm, Cho ảnh A'B'. Biết rằng khi dịch chuyển vật lại gần thấu kính một khoảng 5cm thì ảnh A'B' có độ cao bằng vật. Xác định vị trỉ ảnh ban đầu của vật.
Bài17. Vật AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự
f = 16cm . Biết ảnh A'B' chỉ cao bằng 1/ 3 vật AB. Xác định vị trí của vật và của ảnh.
Bài 18. Vật AB cao 8cm đặt trước thấu kính phân kì và cách thấu kính 16cm cho ảnh A'B' = 2cm.
Tính tiêu cự của thấu kính.
Muốn ảnh A'B' cao 6cm thì phải dịch chuyển vật theo chiều nào và dịch đi bao nhiêu cm?
Bài 19. Một người được chụp ảnh đứng cách máy ảnh 6cm. Ngời ấy cao 1,72m. Phim cách vật
kính 6,4cm. Hỏi ảnh của người ấy trên phim cao bao nhiêucm?
Bài 20. Dùng máy ảnh để chụp ảnh của vật cao 140, đặt cách máy 2,1m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh cao 2,8cm.
Tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.
Tính tiêu cự của thấu kính đã dùng làm vật kính của máy ảnh.
Bài 6: Một cột điện cao 6m khi đặt cách máy ảnh 4m thì cho ảnh có chiều cao 3cm. Tính:
Khoảng cách từ ảnh đến vật lúc chụp ảnh.
Tiêu cự của vật kính.
Bài 7: Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ.
Tính số bội giác của kính lúp.
Muốn có ảnh ảo lớn gấp 3 lần thì người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu?
Tính khoảng cách từ ảnh đến vật.
Bài 8: Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 5cm để quan sát vật nhỏ cao 0,5cm, vật đặt cách kính 3cm.
Tính số bội giác của kính lúp.
Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp và cho biết ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?
Tính khoảng cách từ ảnh đến kính. Ảnh của vật đó cao bao nhiêu?
.
Bài 9. Hình vẽ dưới đây cho trục chính xx’ của một TK, S là một điểm sáng, S’là ảnh của S tạo bởi TK đó.
S
.•
x x’
S’
S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?
Đây là loại thấu kính gì?
Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O, tiêu điểmF, F’ của TK đã cho.
.
Bài 10: Hình vẽ dưới đây cho trục chính xx’ của một TK, S là một điểm sáng, S’là ảnh của S tạo bởi TK đó.
.
S
S’
x x’
S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?
Đây là loại thấu kính gì?
Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O, tiêu điểmF, F’ của thấu kính đã cho.
Bài 11. Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự 12cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 8cm. Vật AB cao 6mm.
Dựng ảnh A’B’ của AB.
Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ lớn của ảnh?
(Áp dụng cho TKHT và thấu kính phân kỳ)
Bài 12. Mắt của 1 người quan sát có điểm cực viển cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt 12,5cm.
Mắt của người này bị tật gì? Giới hạn nhìn rõ của mắt là bao nhiêu?
Để khắc phục người này phải đeo kính loại gì? Có tiêu cự bằng bao nhiêu?
Sau khi đeo kính người này có thể nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Bài 13: Mội người bị viễn thị muốn chửa được tật này phải đeo kính gì? Kính phải thoả mản điều kiện gì? Nếu kính đeo có tiêu cự f = 50cm, ngưòi đó nhìn rõ được vật cách mắt 25 cm. Hỏi nếu không đeo kính, mắt nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
III/ Một số kiến thức cơ bản:
1 Công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện: P =
Để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây này.
2.Máy biến thế
Gồm hai cuộn dây sơ cấp n1 và thứ cấp n2 đặt cách điện với nhau trong cùng một lõi thép kĩ thuật.
Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì ở cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện xoay chiều: =
Nếu n1 < n2 thì máy có tác dụng tăng thế.
Nếu n1 > n2 thì máy có tác dụng hạ thế.
CHƯƠNG III. QUANG HỌC
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
- Khi tia sáng đi từ không khí sang môi trường trong suốt rắn, lỏng thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
- Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm) theo.
- Khi góc tới bầng 00 thì góc khúc xạ bằng 00 (tia sáng truyền thẳng)
Thấu kính hội tụ
- Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
- Một chùm tia tới song song với trục chính cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
3 tia sáng đặc biệt cần nhớ:
Tia tới qua quang tâm cho tia ló đi thẳng.
Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm.
Tia tới đi qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính
F O F’
Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Vật ở rất xa thấu kính cho ảnh thật là một điểm nằm tại tiêu điểm.
Để dựng ảnh A'của một điểm sáng A, ta vẽ 2 trong số 3 tia đặc biệt (ở trên) xuất phát từ điểm A, giao điểm của hai tia ló (hay đường kéo dài) là ảnh A'.
Để dựng ảnh A'B' cảu AB qua thấu kính ( AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính) ta chỉ dựng ảnh B' của B rồi hạ vuông góc xuống trục chính .
Thấu kính phân kì.
- Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.
- Chùm tia tới song song với trục chính cho chùm tia ló phân kì.
2 tia sáng đặc biệt cần nhớ.
- Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm .
- Tia tới đi qua quang tâm tiếp tục đi thẳng.
5. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì.
- Vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
- Khi vật đặt ở rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật là một điểm nằm tại tiêu điểm.
Cách vẽ ảnh qua thấu kính tương tự như cách vẽ ảnh như cách vẽ ảnh qua thấu kính hội tụ.
Máy ảnh.
- Mỗi máy ảnh đều có vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.
- Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.
- Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
Mắt
- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim.
- Ảnh của mà ta nhìn thấy là ảnh thật hiện trên màng lưới.
- Quá trình điều tiết là quá trình thể thuỷ tinh co giãn để phồng lên hay dẹt xuống để ảnh trên màng lưới được rõ nét.
- Điểm xa nhất mà mắt nhìn rõ được gọi là điểm cực viễn Cv, điểm gần nhất mà mắt nhìn rõ được là điểm cực cận Cc.
8. Mắt cận
- Mắt cận thị nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì.
- Kính cận thích hợp với mắt thì tiêu điểm trùng với điểm cực viễn.
9. Mắt lão
- Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ.
- Kính lão thích hợp với mắt có tiêu điểm trùng với điểm cực cận.
10. Kính lúp
- Là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Vật cần quan sát được đặt trong khoảng tiêu cự để cho ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo.
Ví dụ 3. Đặt vật sáng AB trước thấu kính hội tụ như hình vẽ
Hãy vẽ ảnh của AB qua thấu kính . Ảnh thu được là ảnh thật hay ảnh ảo ?
F A O F'
Ví dụ 4. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ f = 18cm, cách thấu kính một khoảng d = 36cm.
a) Xác định vị trí và tính chất của ảnh. ( Ảnh thật hay ảnh ảo ? cùng chiều hay ngược chiều ? lớn hơn hay nhỏ hơn vật?)
b) Chứng tỏ rằng chiều cao của ảnh và của vật bằng nhau.
Ví dụ 5. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụcó tiêu cự f = 20cm, sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d. Hãy xác định tính chất (thật hay ảo) của ảnh trong các trường hợp : a) d = 30cm. b) d = 10 cm.
File đính kèm:
- DE CUONG KII LY 9doc.doc