Câu 1. Rễ cây hấp thụ những chất nào ?
A. Nước cùng các ion khoáng B. Nước cùng các chất dinh dưỡng
C. Nước và các chất khí D. O2 và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước
Câu 2. Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là
A. lá ,thân , rễ B. lá , thân C. rễ ,thân D. rễ
Câu 3. Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. thẩm thấu B. thẩm tách C. Chủ động D. Nhập bào
Câu 4. Rễ cây trên cạn khi ngập lâu trong nước sẽ chết do:
A. bị thừa nước B. bị thối C. bị thiếu nước D. thiếu dinh dưỡng
Câu 5. Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:
A. Tế bào lông hút. B. Tế bào nội bì C. Tế bào biểu bì D. Tế bào vỏ.
Câu 6. Đặc điểm nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước?
A. Phát triển nhanh, mạnh về bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất. B. Có khả năng ăn sâu và rộng.
C. Có khả năng hướng nước. D. Trên rễ có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút.
Câu 7. Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào?
A. Con đường qua thành tế bào - không bào. B. Con đường qua chất nguyên sinh – gian bào.
C. Con đường qua không bào – gian bào. D. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào.
Câu 8. Nước không có vai trò nào sau đây?
A. làm dung môi hòa tan các chất B. Đảm bảo hình dạng của tế bào
C. đảm bảo sự thụ tinh kép xảy ra D. ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi môn Sinh học 11 - Học kì 1 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế?
- Năng suất sinh học là khối lượng chất khô được tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây
- Năng suất kinh tế là khối lượng chất khô được tích luỹ trong cơ quan kinh tế (cơ quan lấy chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người).
BÀI 12. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Câu 1. Hô hấp ở thực vật là gì?
- Hô hấp là quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào sống. Trong đó, phân tử cacbohydrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần tích lũy trong ATP.
Câu 2. Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí ?
- Hô hấp hiếu khí tích lũy được nhiều năng lượng hơn.
- Từ một phân tử glucozo được sử dụng trong hô hấp : phân giải hiếu khí / phân giải kị khí =
38/2 = 19 lần
PHẦN RIÊNG
BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI 1 (NC). TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
Câu 1. Nêu các đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước ở rễ.
Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.
Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn
Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.
Câu 2. Trình bày hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò của nó.
Hiện tượng rỉ nhựa: cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân bị cắt. Đó là những giọt nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.
Hiện tượng ứ giọt: úp cây trong chuông thủy tinh kín, sau một đêm, ta sẽ thấy các giọt nhựa ứ ra ở mép lá. Không khí trong chuông thủy tinh đã bão hòa hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khi khổng đã ứ thành các giọt ở mép lá.
* Vai trò: Hai hiện tượng trên thể hiện tính hút và đẩy nước chủ động của rễ cây.
BÀI 2 (NC). TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT (tiếp theo)
Câu 1: Nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá.
- Tạo ra lực hút nước
- Điều hòa nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước.
- Tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp.
Câu 2: Hãy trình bày con đường thóat hơi nước ở lá và đặc điểm của chúng
- Con đường qua khí khổng
+ Vận tốc lớn
+ Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
- Con đường qua bề mặt lá – qua lớp cutin:
+ Vận tốc nhỏ
+ Không được điều chỉnh.
BÀI 3 (NC). TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT
Câu 1. Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo những cách nào? Sự khác nhau giữa các cách đó? - Có 2 cách: hấp thụ thụ động và hấp thụ chủ động. - Sự khác nhau:
Hấp thụ thụ động
Hấp thụ chủ động
- Cùng chiều građien nồng độ (từ nồng độ cao đến nồng độ thấp)
- Không cần ATP
- Có thể cần hoặc không cần chất mang.
- Ngược chiều građien nồng độ
- Cần ATP
- Cần chất mang
Câu 2. Nêu vai trò của các nguyên tố đại lượng: P, K, S
- P: thành phần của axit nuclêic, ATP, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
- K: hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.
- S: thành phần của prôtêin.
BÀI 4 (NC). TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT ( tiếp theo)
Câu 1. Nêu vai trò của nitơ trong đời sống thực vật.
- Vai trò cấu trúc: nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic,) cấu tạo nên tế bào, cơ thể.
- Vai trò điều tiết: tham gia thành phần các enzim, hoocmôn Ò điều tiết các quá trình sinh lí, hóa sinh trong tế bào, cơ thể
Câu 2. Nêu quá trình cố định nitơ khí quyển và vai trò của nó
- Nhờ vi khuẩn tự do (Azotobacter, Nostoc,....) và vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium,)
- Điều kiện: + Có các lực khử mạnh
+ Được cung cấp ATP
+ Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza
+ Thực hiện trong điều kiện kị khí.
- Sơ đồ tổng quát: 2H 2H 2H
NºN NH=NH NH2-NH2 NH3
- Vai trò: là nguồn cung cấp nitơ quan trọng cho thực vật.
BÀI 5 (NC). TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT ( tiếp theo)
Câu 1. Hãy trình bày ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đất đến qúa trình hấp thụ các chất khoáng và nitơ.
- Ánh sáng: ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng và nitơ do ánh sáng liên quan chặt chẽ với quá trình quang hợp và trao đổi nước của cây.
- Nhiệt độ: khi tăng nhiệt độ đến một giới hạn nhất định đã làm tăng sự hấp thụ các chất khoáng và nitơ do nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của hệ rễ.
- Độ ẩm đất: hàm lượng nước tự do trong đất nhiều sẽ giúp cho việc hòa tan nhiều ion khoáng và các ion này dễ dàng hấp thụ theo dòng nước. Độ ẩm đất cao sẽ giúp cho hệ rễ sinh trưởng tốt, tăng diện tích tiếp xúc của rễ với các hạt keo đất, làm cho quá trình hút bám trao đổi các chất khoáng và nitơ giữa rễ và đất được tăng cường.
Câu 2. Giải thích tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng
- pH của đất khoảng 6 – 6,5 là phù hợp cho việc hấp thụ tốt phần lớn các chất khoáng. Đất có pH axit thường ít các nguyên tố dinh dưỡng vì các nguyên tố này bị các H+ thay thế trên bề mặt keo đất và khi ở dạng tự do dễ bị rửa trôi.
BÀI 7 (NC). QUANG HỢP
Câu 1. Nêu vai trò của quá trình quang hợp
- Tạo chất hữu cơ
- Tích lũy năng lượng
- Giữ trong sạch bầu khí quyển
Câu 2. Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp.
- Lá có dạng bản mỏng, luôn hướng về phía có ánh sáng.
- Cấu trúc phù hợp với chức năng quang hợp: chứa các tế bào mô giậu có mang lục lạp thực hiện chức năng quang hợp, có mạch dẫn nước và muối khoáng, có khí khổng để trao đổi khí.
BÀI 8 (NC). QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT
Câu 1. Nêu vai trò của pha sáng trong quang hợp
- Pha sáng là pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng ôxi vào khí quyển.
Câu 2. Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa các chu trình cố định CO2 của ba nhóm thực vật
- Giống nhau:
+ Đều có các giai đoạn: cố định CO2, khử CO2 và tái sinh chất nhận CO2.
+ Giai đoạn khử CO2 đều được tiến hành giống nhau và đều tiến hành theo chu trình Canvin để tạo chất hữu cơ cho quang hợp
+ Có sự tham gia xúc tác của hệ enzim và chất chuyển điện tử.
Điểm so sánh
C3
C4
CAM
Chất nhận CO2 đầu tiên
RiDP (Ribulôzơ 1,5 diphôtphat).
PEP (phôtpho enol pyruvat).
PEP.
Enzim cố định CO2
Rubisco.
PEP-cacboxilaza
và Rubisco.
PEP-cacboxilaza
và Rubisco.
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên
APG (axit
phôtpho glixeric)
AOA (axit oxalo axetic).
AOA ® AM
Chu trình Canvin
Có.
Có.
Có.
Không gian thực hiện
Lục lạp tế bào mô giậu.
Lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch.
Lục lạp tế bào mô giậu.
Thời gian
Ban ngày.
Ban ngày.
Cả ngày và đêm
Năng suất sinh học
Trung bình
Cao
Thấp
- Khác nhau:
BÀI 9 (NC) . ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và nồng độ CO2.
- Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hoà thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hoà trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng.
- Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hoà thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hoà trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
- Thành phần quang phổ: Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
BÀI 10 (NC). QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
Câu 1. Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?
- Phân tích thành phần hoá học các sản phẩm cây trồng có: C chiếm 45%, O chiếm 42%, H chiếm 6,5%. Tổng 3 nguyên tố này chiếm 90 - 95% (lấy từ CO2 và H2O thông qua quá trình quang hợp) còn lại là các nguyên tố khoáng ® Quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
Câu 2. Nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng dựa trên những hiểu biết về quang hợp.
- Các biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng:
+ Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn, tạo giống mới.
+ Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật.
+ Tăng hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn, tạo giống và các biện pháp kĩ thuật.
+ Chọn cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải, hoặc trồng vào vụ thích hợp
BÀI 11 (NC). HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Câu 1. Hô hấp là gì và vai trò của nó?
- Hô hấp là quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng cho mọi quá trình sống của cây.
- Vai trò: + Năng lượng giải phóng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể. + Một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt để duy trì thân nhiệt thụân lợi cho các phản ứng enzim. + Hình thành các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.
Câu 2. Nêu các giai đoạn hô hấp xảy ra ở thực vật.
+ Hô hấp hiếu khí (có oxi phân tử) xảy ra theo các giai đoạn: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi vận chuyển điện tử
+ Lên men (không có oxi phân tử): Đường phân và phân giải kị khí (tạo các sản phẩm còn nhiều năng lượng: Rượu etilic, axit lactic).
Bài 12 (NC). ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÔ HẤP
Câu 1: Giải thích mối liên quan giữa hô hấp với nhiệt độ môi trường, giữa hô hấp và hàm lượng nước trong cây.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu ® cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản ứng enzim tăng); nhiệt độ tăng quá nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp giảm.
- Hàm lượng nước: nước là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra, nước tham gia trực tiếp vào quá trình ôxi hóa nguyên liệu hô hấp, do đó hàm lượng nước trong cây ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp.
Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể, cơ quan hô hấp. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cuờng độ hô hấp càng cao và ngược lại.
Câu 2: Sự thay đổi nồng độ O2 và CO2 trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào?
- Nồng độ O2: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nồng độ O2.
+ Nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng.
+ Nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí là dạng hô hấp không có hiệu quả năng lượng, rất bất lợi cho cây trồng.
- Nồng độ CO2: CO2 là sản phẩm của qua trình hô hấp. Các phản ứng đêcacbôxi hóa để giải phóng CO2 là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng CO2 trong môi trường cao sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế.
File đính kèm:
- trac nghiem sinh 10.doc