Đề cương ôn thi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 2 - Năm hoc 2013-2014

 1/ Văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam :

 Bài 1: Tinh thần yêu nước cũa nhân dân ta :

 * Tác giả: Hồ Chí Minh

 * Thể loại: văn bản đề nghị

 * Ý nghĩa văn bản: truyền thống yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta cần

 được giữ gìn và phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới.

 * Nghệ thuật của văn bản :

 -Xây dựng luận điểm ngắn gọn,dễ hiểu;luận cứ toàn diện chân thật ;lập luận chặt chẽ

 -Từ ngữ có tác dụng gợi,hình gợi cảm

 -Sử dụng nghệ thuật liệt kê;mô hình ''từ .đến ''.

 Bài 2:Đức tính giản dị của Bác Hồ :

 * Tác giả :Phạm Văn Đồng

 * Thể loại :văn bản dề nghị

 * Ý nghĩa văn bản:

 - Bài văn ca ngợi về phẩm chất cao đẹp ,đức tính giản dị của Bác Hồ

 - Là một bài học về việc học tập,rèn luyện,noi theo tấm gương của Bác Hồ

 * Nghệ thuật của văn bản :

 -Dẫn chứng cụ thể,chính xác,phong phú,lí lẽ sâu sắc có sức thuyết phục

 -Lập luận chặt chẽ ,hợp lí

 *Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ:

 a. Giản dị trong đời sống :

 -Bữa cơm có vài ba món

 -Nhà ở giản dị

 -Tỉ mỉ, yêu quí, trân trọng mọi người.

 b.Giản dị trong lời ăn tiếng nói, bài viết:

 -Bác nói những câu ngắn gọn, dễ nhớ dễ thuộc, có sức tập hợp, lôi cuốn mọi người.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 2 - Năm hoc 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 -2014 Môn:NGỮ VĂN 7 ****************************** I/PHẦN VĂN BẢN 1/ Văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam : Bài 1: Tinh thần yêu nước cũa nhân dân ta : * Tác giả: Hồ Chí Minh * Thể loại: văn bản đề nghị * Ý nghĩa văn bản: truyền thống yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới. * Nghệ thuật của văn bản : -Xây dựng luận điểm ngắn gọn,dễ hiểu;luận cứ toàn diện chân thật ;lập luận chặt chẽ -Từ ngữ có tác dụng gợi,hình gợi cảm -Sử dụng nghệ thuật liệt kê;mô hình ''từ ...đến ''. Bài 2:Đức tính giản dị của Bác Hồ : * Tác giả :Phạm Văn Đồng * Thể loại :văn bản dề nghị * Ý nghĩa văn bản: - Bài văn ca ngợi về phẩm chất cao đẹp ,đức tính giản dị của Bác Hồ - Là một bài học về việc học tập,rèn luyện,noi theo tấm gương của Bác Hồ * Nghệ thuật của văn bản : -Dẫn chứng cụ thể,chính xác,phong phú,lí lẽ sâu sắc có sức thuyết phục -Lập luận chặt chẽ ,hợp lí *Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ: a. Giản dị trong đời sống : -Bữa cơm có vài ba món -Nhà ở giản dị -Tỉ mỉ, yêu quí, trân trọng mọi người. b.Giản dị trong lời ăn tiếng nói, bài viết: -Bác nói những câu ngắn gọn, dễ nhớ dễ thuộc, có sức tập hợp, lôi cuốn mọi người. Bài 3:Ý nghĩa văn chương : *Tác giả :Hoài Thanh *Thể loại :văn bản nghị luận *Ý nghĩa văn bản :bài văn thể hiện quang niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương *Nghệ thuật của văn bản: -Luận điểm rõ ràng ,được chứng minh cụ thể ,có sức thuyết phục -Dẫn chứng đa dạng , cụ thể -Diễn đạt bằng lời văn giản dị , giàu hình ảnh và giàu cảm xúc *Công dụng của văn chương: -Văn chương sáng tạo ra sự sống -Văn chương có sức mạnh tác động tới nhân cách con người, giúp con người có tình cảm và giàu lòng vị tha. -Văn chương tạo ra những tình cảm chưa có, luyện những tình cảm đả có 2/ Truyện hiện đại Việt Nam : Bài 1 : Sống chết mặc bay * Tác giả: Phạm Duy Tốn * Thể loại: Văn xuôi * Nghệ thuật văn bản: - Xây dựng tình huống tương phản – tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngăn gọn nhưng rất sinh động. - Ngôi kể khách quan - Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả khắc họa chân dung nhân vật sinh động. * Ý nghĩa văn bản: - phê phán tố cáo tính bàn quang vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra tai nạn lớn cho nhân dân bởi viên quan phụ mẩu – đại diện nhà cầm quyền thời pháp thực; đồng cảm sót sa với tình cảnh thê thảm của nhân dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. * Thái độ của tác giả: - Thể hiện sự đồng cảm thương sót người dân trong quạng nạng do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền gây ra. - Lên án thái độ tàn nhẫn của bọn quan lại trước hoàn cảnh cuộc sống “ nghìn sầu muôn thảm ” của người dân . Bài 2 : Vây bót *Tác giả :Khương Minh Ngọc *Thể loại :Truyện kí *Ý nghĩa văn bản: Thể hiện tính cách ngoan cường, mưu trí của anh hùng Huỳnh Văn Đảnh. *Nghệ thuật của văn bản : Kể chuyện mang tính đậm chất Nam Bộ:bình dị, mộc mạc. *Tính ngoan cường và mưu trí của Đảnh được thể hiện: -Tính tỏ chức, kĩ luật cao:Anh chấp hành lệnh đảng triệt để, nghiêm chỉnh -Chiến thực linh hoạt, chủ động:Cầm chân bọn quân tiếp viện, siết chặt vòng vây bót Triêm Đức. -Phối hợp chặt chẽ với nhân dân:vận động bà con chuyển lúa gạo, heo gà ra xa không để giặc cướp đoạt. 3/ Văn bản nhật dụng: Bài 1: Ca Huế trên sông Hương * Tác giả: Hà Ánh Minh * Thể loại: bút kí Nguồn gốc của ca Huế: Có 2 dòng nhạc chính: làng điệu dân ca và nhã nhâc cung đình. * Vẻ đẹp của con người xứ Huế: Tâm hồn người Huế qua các điệu dân ca: thanh lịch, tao nhã, kính đáo và giàu tình cảm. Những người nghệ sĩ xứ Huế biểu diễn trên thuyền rất tài ba, điêu luyện . * Nghệ thuật văn bản: Viết theo thể bút kí Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thám đậm chất thơ. Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động. * Ý nghĩa văn bản: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là di sản văn hóa của dân tộc. II/PHẦN TIẾNG VIỆT 1/Rút gọn câu : *Câu rút gọn là gì ? Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ các thành phần của câu ,tạo thành câu rút gọn. *Việc lược bỏ một số thành phần câu nhằm mục đích gì? - Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích như sau : -Làm cho câu gọn hơn,vừa thông tin được nhanh,vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước . -Ngụ ý hành động ,đặc điểm trong câu nói là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) *Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì? -Không làm cho người nghe ,người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói -Không biến câu nói thành một câu cộc lốc,khiếm nhã *Đặt câu và nêu tác dụng của câu rút gọn : Vd:Ngày mai,bạn có đi chơi không ? -Không.(Rút gọn CN) =>Làm cho câu gọn hơn;vừa thông tin được nhanh;tránh lặp lại những từ đã xuất hiện ở câu trước. Ai đang học bài ở nhà ? - Bạn Lan. (rút gọn VN) 2.Câu đặc biệt *Câu đặc biệt là gì ? Câu dặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. *Tác dụng của câu đặc biệt? Câu đặc biệt thường dùng để : -Nêu lên thời gian,nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn ; Vd: Mợt đêm mùa xuân.(Thời gian) Ngoài sân.(Nơi chốn) -Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng; Vd: Hai chiếc...Ba chiếc...Bốn chiếc...Nhiều quá! -Bộc lộ cảm xúc Vd: Trời ơi!(Bất ngờ,ngạc nhiên...) -Gọi đáp Vd:Tâm ơi!(Gọi) Dạ.(Đáp) 3/Thêm trạng ngữ cho câu *Đặc điểm của trạng ngữ về ý nghĩa và hình thức -Về ý nghĩa,trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian,nơi chốn,nguyên nhân,mục đích,phương tiện,cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. -Về hình thức: +Trang ngữ có thể đứng ở đầu câu,cuối câu hay giữa câu; +Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. *Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì ? Trong một số trường hợp,để nhấn mạnh ý,chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống,cảm xúc nhất định,người ta có thể tách trạng ngữ,đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu,thành những câu riêng. *Đặt câu : { Vào buổi sáng,trên những cành cây},các chú chim hót véo von. =>{...}là trạng ngữ. 4.Các dấu câu:dấu chấm lửng,dấu chấm phẩy,dấu gạch ngang *Công dụng: -Dấu chấm lửng: +Tỏ ý còn nhiều sự vật,hiện tượng chưa liệt kê hết; +Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng,ngắt quãng; +Làm giãn nhịp điệu câu văn,chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước,châm biếm. -Dấu chấm phẩy: +Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; +Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. -Dấu gạch ngang: +Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích,giải thích trong câu; +Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; +Nối các từ nằm trong một liên danh. 5.Chương trình địa phương : Tự xem trong sách CTĐP. II.TẬP LÀM VĂN Tự xem thêm ở SGK *Đề bài tham khảo : Đề 1:Ít lâu nay , một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn :Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. =>Dàn ý: a/Mở bài:Việc học tập rất quang trọng trong cuộc sống của mỗi con người.Đây chính là việc phải thực hiện suốt đời và nhất là khi còn trẻ . b/Thân bài: -Giải thích từ học tập,là việc tiếp thu kiến thức qua sự hướng dẫn của thầy cô,qua sách báo và các phương tiện khác. -Kiến thức học bao la , xã hội không ngừng phát triển nên con người phải học suốt đời. -Thực tế cho thấy những người miệt mài học tập đều thành đạt.Nêu dẫn chứng để chứng minh. -Học tập say mê giúp ta vượt qua khó khăn,thành đạt trong cuộc sống. c/Kết bài:Còn trẻ phải chịu khó học tập thì lớn lên mới có thể làm được việc có ích,làm được việc lớn,góp phần xây dựng cho xã hội và đất nước. Đề 2:Rừng có vai trò quang trọng với con người. Do đó,con người cần bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh điều đó. =>Dàn ý: a/Mở bài: -Rừng là tài nguyên vô giá,đem lại lợi ích cho cuộc sống con người. -Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta . b/Thân bài:Tập trung chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. -Rừng đem lại nhiều lợi ích cho con người : +Rừng cung cấp nhiều lâm sản quý +Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu,ngăn lụt,... +Rừng là kho tàng thiên nhiên phong phú,đa dạng +Rừng với những cảnh đẹp đẽ là nơi để con người thư giản tinh thần,bồi bổ tâm hồn. -Bảo vệ rừng chính là bào vệ cuộc sống. +Phê phán ý thức kém trong việc bảo vệ rừng của một số người=>hậu quả...(dẫn chứng) +Bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên , bảo vệ môi trường sống của con người. +Mỗi người phải có ý thức tự bảo vệ,giữ gìn và phát huy rừng. c/Kết bài: -Bảo vệ môi trường là vấn đề quang trọng đặt lên hàng đầu hiện nay của thế giới,trong đó có việc bảo vệ rừng. -Mỗi người chúng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây gây rừng để đất nước ngày càng tươi đẹp. ********HẾT********

File đính kèm:

  • docngu van.doc