Đề cương ôn thi lớp 5

Bài 1: Phòng bệnh sốt xuất huyết

Câu 1: Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì ?

+ Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là một loại vi rút gây ra.

Câu 2:Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào ?

+ Muỗi vằn hút máu người bệnh trong đó có chứa vi rút gây bệnh sốt xuất huyết sau đó lại hút máu người lành truyền vi rút gây bệnh sang cho người lành.

Câu 3:Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào ?

+ Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể chết người trong vòng 3 – 5 ngày.Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em.

Câu 4:Nêu những việc nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết ?

- Cách phòng bệnh sốt xuất huyết là :

+ Quét dọn,làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở.

+ Đi ngủ phải mắc màn.

+ Bể nước, chum nước phải có nắp đậy hoặc thả cá.

+ Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.

- Khi mắc bệnh sốt xuất huyết cần:

+ Đi đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Uống thuốc nghỉ nghơi theo yêu cầu của bác sĩ hoặc cán bộ y tế.

+ Nằm trong màn cả ngày và đêm để tránh lây bệnh sang người khác.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng và hợp kim của đồng. + Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí thường bị xỉn màu nên thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để đánh bóng, lau chùi làm cho đồ dùng bằng đồng sáng bóng trở lại. Câu 3: Nêu tính chất của đồng? + Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Câu 4: Tính chất hợp kim của đồng. + Có màu nâu hoặc màu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng. Bài 5: Xi măng Câu 1: Xi măng dùng để làm gì? + Xi măng dùng để làm nhà, xây các công trình lớn, đắp bồn hoa, làm ngói lợp,... Câu 2: Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta. + Một số nhà máy xi măng ở nước ta là: nhà máy xi măng Hà Giang, nhà máy xi măng Bút Sơn, nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy xi măng Kim Đỉnh, nhà máy xi măng Hoàng Thạch,... Câu 3: Xi măng có những tính chất gì? + Xi măng là dạng bột có màu xám xanh (hoặc nâu đất trắng). Khi trộn với một ít nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo và rất chóng khô, kết thành tản, cứng như đá. Tại sao phải bảo quản những bao xi măng cẩn thận, ở nơi khô ráo, thoáng khí ? + Vì nếu để xi măng ở nơi ẩm hoặc để nước thấm vào xi măng, xi măng sẽ kết thành tảng, cứng như đá không dùng được. Câu 4: Nêu tính chất của vữa xi măng. + Vữa xi măng có dạng bột dẻo dễ gắn kết, nhanh khô. Khi khô trở nên cứng, không thấm nước, rạn. Tại sao vữa xi măng khi trộn xong phải dùng ngay? + Vữa xi măng khi trộn xong phải dùng ngay nếu để khô sẽ bị hỏng. Câu 5: Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông. + Các vật liệu tạo thành bê tông là: xi măng, cát, sỏi, (hoặc đá ) trộn đều với nước ta được bê tông. Câu 6: Nêu tính chất và công dụng của bê tông và bê tông cốt thép? + Bê tông chịu nén, dùng để lát đường. Bê tông cốt thép dùng để xây dựng nhà cao tầng, cầu, đập nước,... Câu 7: Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép. + Các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép là: xi măng, cát, sỏi, (hoặc đá ) trộn đều với nước rồi đổ vào các khuôn có cốt thép ta được bê tông cốt thép. Câu 8: Cần phải bảo quản xi măng như thế nào? Tại sao? + Cần phải để các bao xi măng cẩn thận, khô ráo, thoáng khí, bao xi măng chưa dùng hết phải buột thật chặt. - Tại vì xi măng là dạng bột có thể gây bụi bẩn, xi măng gặp nước hay không khí ẩm sẽ khô, kết tảng, cứng như đá. Địa lí Bài 1: Địa hình và khoáng sản Câu 1: So sánh diện tích của vùng đồi núi với đồng bằng nước ta. + Nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi, chỉ có 1/4 diện tích là đồng bằng. Câu 2: Trình bằng đặc điểm chính của địa hình nước ta. + Phần đất liền của nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là: Tây Bắc – Đông Nam và núi vòng cung. 1/4 diện tích ở nước ta là đồng bằng, các đồng bằng này chủ yếu do phù xa của sông ngòi bồi đắp lên. Câu 3: Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta và cho biết chúng có ở đâu? + Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, thiết, đồng, vàng, bô-xít, a-pa-tít,... trong đó than là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. - Dầu mỏ và khí tự nhiên ở biển đông, a-pa-tít ở Lào Cai, bô-xít, vàng ở Tây Nguyên, sắt ở Hà Tĩnh. Bài 2: Khí Hậu Câu 1: Nước ta nằm trong đới khí hậu nào? + Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới. Câu 2: Ở đới khí hậu nhiệt đới nước ta có khí hậu nóng hay lạnh? + Ở đới khí hậu nhiệt đới nước ta có khí hậu nóng. Câu 3: Việt Nam nằm gần biển hay xa biển. + Việt Nam nằm gần biển. Câu 4: Gió mùa có hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không? + Có gió mùa hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Câu 5: Nêu tác động của biển và gió mùa đến khí hậu Việt Nam. + Tác động của biển và gió mùa đến khí hậu Việt Nam là: có mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa. Câu 6: Hãy nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta. + Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Câu 7: + Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. Câu 8: Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? + Khí hậu của nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, miền Bắc có mùa đông lạnhm]a phùn, miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Câu 9: Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất? + Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh xanh tốt quanh năm. Sự thay đổi của khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hóa cây trồng. tuy nhiên hằng năm, khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và hoạt động sản xuất của nhân dân ta. Bài 3: Vùng biển nước ta Câu 1: Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta. +Vị trí:vùng biển nước ta là một bộ phận Biển Đông bao bọc phía đông, nam và tây nam phần đất liền nước ta. Đặc điểm: Nước không bao giờ đóng băng, thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản miền Bắc và miền Trung hay có bão gây thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển. Hằng ngày nước có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống, đó là thủy triều. Nhân dân trong vùng ven biển thường lợi dụng thủy triều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản. Câu 2: Biển có vai trò thế nào đối với sản xuất và đời sống? + Nhờ có biển mà khí hậu nước ta trở nên điều hòa hơn. Biển là nguồn tài nguyên cho ta nhiêu khoáng sản và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn. Câu 3: Kể tên một số hải sản của nước ta. + Một số hải sản của nước ta là: tôm, cá, mực, bạch tuột, cua, sò, sứa, nghêu,... Câu 4: Kể tên một số bãi biển ở nước ta mà em biết. + Một số bãi biển ở nước ta mà em biết là: bãi biển Nha Trang, bãi biển Vũng Tàu, bãi biển Cát Tiến, bãi biển Đồ Sơn, bãi biển Sầm Sơn, bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Sơn Trà, bãi biển Mũi Né,... Bài 4: Lâm nghiệp và thủy sản Câu 1: Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì ? Phân bố chủ yếu ở đâu? + Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động: trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác. + Phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du Câu 2: Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản? + Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển ngành thủy sản như: vùng biển rộng có nhiêu hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc người dân có nhiêu kinh nghiệm, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng. Câu 3: Ngành thủy sản phân bố chủ yếu ở đâu? + Ngành thủy sản phân bố chủ yếu ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng Bài 5: Thương mại và du lịch Câu 1: Thương mại gồm các hoạt động nào? thương mại có vai trò gì? + Thương mại gồm hoạt động mua bán trong nước và nước ngoài. + Thương mại có vai trò: nhờ có hoạt động thươn mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được với người tiêu dùng, người tiêu dùng có sản phâm để sử dụng, các nhà máy, xí nghiệp,...bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển Câu 2: Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng gì chủ yếu? + Nước ta chủ yếu xuất khẩu các khoáng sản (dầu mỏ, than,...), hàng tiêu dùng, nông sản và thủy sản ; nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu. Câu 3: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta. + Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,... Câu 4: Tỉnh em có nhưng địa điểm du lịch nào? + Tỉnh em có nhưng địa điểm du lịch như: Hầm Hô, tháp đôi, bãi tắm Hoàng Hậu, Hồ núi một, hải đăng Cù Lao Xanh, tháp Thủ Thiện, suối nước nóng Hội Vân, nhà thờ Chánh Tòa Quy Nhơn, hải đăng Phước Mai, Ghềnh Ráng, tượng Trần Hưng Đạo, tháp Bình Lâm, Hòn Vọng Phu, tháp Cánh Tiên, tháp Bánh Ít, núi Mò O, Thành Đồ Bàn,... Lịch sử Bài 1: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Câu 1: Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. + Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nguyễn Tất Thành lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung sau này là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Cha Người là Nguyễn Sinh Xắc. Mẹ Người là Hoàng Thị Loan. Câu 2: Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? + Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước vì thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân phải sống trong tuổi nhục, lầm than. Nguyễn Tất Thành có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào, muốn ra nước ngoài xem xét nước Pháp và các nước khác, họ làm thế nào để trở về giúp đồng bào. Câu 3: Hãy nêu những dự định của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài? + Những dự định của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài là đi một mình là rất mạo hiểm, nhất là những khi đau ốm, đi với hai bàn tay trắng, không có tiền, làm phụ bếp trên một chiếc tàu buôn Pháp sắp trở về châu Âu một công việc nặng nhọc và nguy hiểm. Câu 4: Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào? + Người rủ Tư Lê, người bạn thân cùng lứa đi cùng, phòng khi ốm đau có người bên cạnh nhưng Tư Lê Không đủ can đảm đi cùng Người. Người quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và đi ra nước ngoài. Người nhận cả việc phụ bếp, một công việc nặng nhọc và nguy hiểm để được ra nước ngoài. Câu 5: Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào/ + Nguyễn Tất Thành ra đi từ tại cảng Nhà Rồng trên con tàu buôn Pháp sắp trở về châu Âu vào ngày 5- 6- 1911. Bài 2: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Câu 1: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì? + Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở tại Hồng Kông, Hội nghị phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Câu 2: Em hãy trình bày Lê Thị Hồng Gấm, sinh nǎm 1951, trong một gia đình nông dân lao động ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang). Tham gia cách mạng từ nhỏ, việc gì được giao cũng nhận và hǎng hái làm tròn. Đói với đồng đội thì ơn nghĩa chí tình như đứa em gái. Chị hi sinh trên đường giao liên vào xuân 1970, sau khi một mình tiêu diệt nhiều tên địch, bắn rơi máy bay lên thẳng của địch. Bi thương nặng biết không qua khỏi, chị đã bắn đến viên đạn cuối cùng, gắng sức đập gẫy nát khẩu súng không để lọt vào tay địch. Lúc đó Hồng Gấm mới 19 tuổi.

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap thi.doc