I. Một số kiến thức cơ bản
1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời
2. Sự truyền ánh sáng
- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng
- Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng:
- Chùm sáng song song: Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Vật Lý Lớp 7 - Lương Văn Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
CHỦ ĐỀ 1
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. Một số kiến thức cơ bản
1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời
2. Sự truyền ánh sáng
- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng
Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng:
Chùm sáng song song: Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng .
- Nhật Thực là hiện tượng Mặt Trăng làm vật cản sáng giữa Mặt Trời và Trái Đất
- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nữa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.
- Nguyệt Thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
II. Bài tập
1. Trắc nghiệm:
Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật ?
Vì mắt ta hướng về phía vật . B. Vì mắt ta phải phải phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến mắt ta . D. Vì vật được chiếu sáng .
Câu 2 : Em hãy tìm nguồn sáng trong những vật sau :
A . Quyển sách . B . Mặt trời .
C . Bóng đèn bị đứt dây tóc . D . Mặt trăng .
Câu 3 : Ta không nhìn thấy được một vật là vì :
A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng .
B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta .
C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng . D. Các câu trên đều đúng .
Câu 4 Nguồn sáng là gì?
A. Là những vật tự phát ra ánh sáng. B. Là những vật được chiếu sáng.
C. Là những vật sáng. D. Là những vật được nung nóng.
Câu 5 Trường hợp nào dưới đây không phải là vật sáng?
A. Quyển sách đặt trên bàn vào ban ngày.
B. Mặt trời.
C. Đôi dép để ngoài hè vào buổi sáng.
D. Quần áo phơi ngoài nắng.
Câu 6 Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bóng pin phát sáng, câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
Ánh sáng từ dây tóc không truyền đi theo ống cong.
Ánh sáng phát ra từ mắt ta không đến được bóng đèn.
Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền đi theo đường thẳng mà ống rõng lại cong.
Ánh sáng phát ra từ dây tóc bị thành cong phía trong của ống chắn lại.
Câu 7 Trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường nào?
A. Theo đường vòng. B. Theo đường thẳng.
C. Theo đường dích dắc. D. Theo đường cong bất kì.
Câu 8 Trong các câu sau câu nào đúng khi nói về bóng tối?
Vùng tối sau vật cản.
Một phần trên màng chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
Chỗ không có ánh sáng truyền tới.
Phần có màu đen trên màn.
Câu 9 : Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi :
A. Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng theo thứ tự .
B. Mặt trời, Mặt trăng và trái đất thẳng hàng theo thứ tự .
C. Trái đất ở trong vùng bóng đen hay vùng nửa tối của Mặt trăng . D. B và C đúng .
Câu 10 : Hãy chỉ ra vật không phải là nguồn sáng
A. Ngọn nến đang cháy B. Đèn ống đang sáng
C. Mặt trời D. vỏ chai sáng chói dưới ánh nắng
Câu 11: Vì sao ta nhìn thấy vật màu đen:
A. Vì vật vật màu đen cũng phát sáng B. Có ánh sáng màu đen truyền vào mắt ta
C. Vì vật màu đen được chiếu sáng D. Nhờ ánh sáng của các vật xung quanh
Câu 12: Nội dung của định luật truyền thẳng của ánh sáng là
A. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo một đường thẳng.
B. Trong mọi môi trường ánh sáng truyền theo một đường thẳng.
C. Trong các môi trường khác nhau, đường truyền của ánh sáng có hình dạng khác nhau.
D. Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, ánh sáng truyền theo một đường thẳng
Câu 12: Câu trả lời nào sau đây là đúng khi mô tả vùng bóng nửa tối?
Vùng bóng nửa tối là vùng ở sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn
sáng truyền tới.
Vùng bóng nửa tối là vùng nằm sau vật cản.
Vùng bóng nửa tối là vùng trên màn chắn chỉ nhận được ánh sáng của nguồn sáng truyền tới.
Vùng bóng nửa tối là vùng nằm trên màn chắn sáng.
2. Tự luận:
Câu 1: Cắm 3 cây đinh ghim trên mặt một miếng xốp. Chỉ dùng mắt ngắm và điều chỉnh các cây đinh ghim không được dùng thước. Em hãy trình bày cách ngắm như thế nào để cho 3 cây đinh ghim đó thẳng hàng.
Câu 2: Giải thích vì sao trong phòng kin ban đêm không bật đèn ta không nhìn thấy tờ giấy trắng để trên bàn?
CHỦ ĐỀ 2
ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
Hình 2.1
S
N
R
I
I. Một số kiến thức cơ bản
1. Gương phẳng
2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng
3. Định luật phản xạ ánh sáng.
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia
tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)
4. Ảnh của mộtvật qua gương phẳng.
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
I
N
Hình 2.2
S
R
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
II. Bài tập
1. Trắc nghiệm:
Câu 5 : Chiếu một tia sáng lên một bề mặt phẳng phản xạ ánh sáng , ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400 . Tìm giá trị góc tới .
A. 200. B. 800 . C. 400 . C. 600 .
Câu 6 : Chọn câu trả lời đúng .
Một cột điện cao 8 m có bóng in trên mặt đất là 5 m . một cột cờ trong cùng điều kiện như đó có bóng in trên mặt đất là 8m thì chiều cao của cột điện là :
A. 5m B. 8m C. 12,8 m D. Một giá trị khác.
Câu 7 : Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng , câu phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật . B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật .
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật . D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật .
Câu 9 Ảnh của một vật tạo bỡi gương phẳng là gì?
A. Là hình của vật đó mà mắt ta thấy trong gương.
B. Là hình của vật đó ở sau gương.
C. Bóng của vật đó xuất hiện ở trong gương.
D. Bóng của vật đó.
Câu 10 Chọn phương án trả lời chính xác nhất. Góc phản xạ là góc hợp bỡi:
A. Tia phản xạ và mặt gương.
B. Tia phản xạ và pháp tuyến ở gương tại điểm tới.
C. Tia tới và pháp tuyến.
D. Tia phản xạ và tia tới.
Câu 11 Khi đứng trước gương phẳng ta thấy ảnh của mình ở trong gương.Hỏi phát biểu nào dưới đây sai?
Ảnh của ta tạo bỡi gương phẳng không thể sờ được.
Ta không thể hứng được ảnh của mình trên màn chắn.
Nhìn vào gương ta thấy được ảnh của một vật trước gương.
Ảnh của ta tạo bỡi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn.
Câu 12 Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.
Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.
Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được.
Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng là một nguồn sáng.
Câu 13 Hai vật A, B có chiều cao như nhau , A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tấm kính. So sánh độ cao của hai ảnh A/ và B/ ?
A. Ảnh A/ cao hơn ảnh B/ . B. Ảnh B/ cao hơn ảnh A/ .
C. Hai ảnh cao bằng nhau. D. Không xác định được.
File đính kèm:
- DE CUONG ON TAP LY 7.doc