Đề cương ôn tập Vật lý 6 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014

I/ Tóm tắt lý thuyết:

 1/ Công dụng của máy cơ đơn giản và các loại máy cơ đơn giản:

- Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn như : lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật hoặc làm đổi phương của lực kéo.

- Có 3 loại máy cơ đơn giản thường dùng : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

 2/ Ròng rọc:

- Có 2 loại ròng rọc : Ròng rọc cố định và ròng rọc động.

- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

• Chú ý: - Đối với ròng rọc cố định sẽ kéo vật lên trực tiếp với một lực: F = P = 10m

- Ròng rọc động kéo vật lên ví một lực: F < P

- 1 cái ròng rọc động: F = P:2 ; hai cai ròng rọc động: F = P:4 ; ba cái: F = P:6 .

- Hệ gồm ròng rọc cố định và ròng rọc động là: Pa lăng ( vừa có tác dụng đổi hướng của lực, vừa có tác dụng kéo vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật).

II/ Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây?

 A. F < 20N B. F = 20N C. 20 < F < 200N D. F = 200N

Câu 2: Trong các ròng rọc sau đây, câu nào là không đúng?

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

Câu 3: Ròng rọc động có tác dụng:

 A. Làm lực kéo vật lên lớn hơn trọng lượng vật.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Vật lý 6 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành mưa trong thiên nhiên ? TL: Hơi nước ở các ao ,ngòi, sông, suối bốc hơi lên hkông trung, gặp không khí lạnh chúng ngưng tụ thành những giọt nước, lúc đầu là những giọt nước ngưng tụ nhỏ li ti, càng ngưng tụ nhiều các giọt nước càng lớn dần, khi gặp gió, các giọt nước rơi xuống tạo thành mưa. Câu 6:. Tại sao khi tắm ta có cảm giác mát lạnh ? TL: Sau khi tắm, nước trên người bay hơi, khi nước bay hơi, nhiệt độ trong cơ thể giảm xuống gây cho ta cảm giác mát lạnh. Câu 7:.Tại sao những ngày lộng gió và nắng thì sản xuất được nhiều muối ? TL: Nắng to( nhiệt độ tăng), lộng gió đều có tác dụng làm cho tốc độ bay hơi của nước nhanh hơn, nên thu được nhiều muối hơn. Câu 8:. Tại sao thả bèo hoa dâu, không những lúa tốt mà chống được hạn ? TL: Bèo hoa dâu nổi lên trên mặt thoáng của nước làm giảm điện tích mặt thoáng của nước, làm cho nước ruộng bay hơi ít đi, giữ được nước cho ruộng. Câu 9: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: Thể rắn Nhiệt độ Nhiệt độ nóng chảy Thể lỏng Nhiệt độ đông đặc Diện tích mặt thoáng Nhiệt kế 1. Khi của vật tăng hay giảm thì thể tích của nó cũng tăng hay giảm theo. 2. Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là 3. Sự nóng chảy là sự chuyển từ sang 4. Với một chất thì và của nó bằng nhau. 5. Tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc vào , , và của chất lỏng. 6. Sự đông đặc là sự chuyển từ sang Câu 10: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn. a. Chất rắn này nóng chảy ở nhiệt độ nào? 55 80 85 0 6 10 12 14 22 26 Thời gian (phút) Nhiệt độ (0C) b. Chất rắn này là chất gì? c. Để đưa chất rắn này từ 550C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian? d. Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút? e. Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ mấy? g. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút? h. Nhiệt độ đông đặc của chất này là bao nhiêu? Câu 11: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất. a. Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào? b. Chất này là chất gì? c. Để đưa chất này từ -60C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian? d. Sự nóng chảy bắt đầu từ phút thứ mấy? e. Thời gian nóng chảy của chất này kéo dài bao nhiêu phút? 0 0 Thời gian (phút) Nhiệt độ (0C) - 6 5 2 8 14 Câu 12: Bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn khi được đun nóng liên tục như sau: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ (0C) 20 30 40 50 60 70 80 80 80 a) Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b) Có hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 12 đến phút thứ 16? Đây là chất gì? Câu 13: Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau: Thời gian(phút) 0 3 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ (0C) -6 -3 0 0 0 3 6 9 a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10? B. BÀI TẬP TỔNG HỢP 1.Tìm một thí dụ chứng tỏ sự nở vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.( tự cho ví dụ thực tế) 2. Nhiệt kế hoạt động dưạ trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống. TL: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. Các loại nhiệt kế thường dùng: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế ( tự tìm công dụng). 3.Sự nóng chảy là gì ? Đặc điểm của sự nóng chảy ? TL: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi. 4.Sự đông đặc là gì? Đặc điểm ? TL: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy. Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. 5. Sự bay hơi là gì ? Sự ngưng tụ là gì? Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc những yếu tố nào ? TL: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự bay hơi. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích ặmt thoángcủa chất lỏng. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. 6. Đặc điểm của sự sôi: - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. 7.Vào mùa hè đường dây điện thường bị võng xuống nhiều hơn mùa đông. Hãy giải thích tại sao ? TL: Vì mùa hè nhiệt độ cao hơn mùa đông, đường dây điện giãn ra nên võng xuống. 8. Một đĩa kim loại mỏng, chính giữa có lỗ tròn. Hỏi khi đun nóng đều đĩa, kích thước lỗ tròn có thay đổi không ? Vì sao ? TL: Khi đun nóng đều đĩa, đĩa tròn nở đều ra mọi phía, kích thước lỗ tròn thay đổi. 9. Một HS nói: khi đun nước ta đổ nay ấm nước vẫn không tràn ra ngoài vì bình và nước đều nở ra. Câu trả lời trên đúng hay sai? Tại sao? TL: Câu TL sai vì khi đun nóng cả nước và ấm đều nóng lên, nở ra nhưng sự nở vì nhiệt của ấm ít hơn so với sự nở vì nhiệt của nước, do đo nước sẽ tràn ra ngoài. 10.Tại sao vào những ngày trời nắng không nên bơm lốp xe quá căng ? TL:Những ngày hè nắng gắt nhiệt độ cao so với bóng râm, không khí trong ruột xe bị nóng lên, nở ra và gây ra một lực lớn làm nổ lốp xe. 11.Tại sao khi đun nóng thức ăn hoặc các thực phẩm hàng ngày không nên đậy nắp thật kín và thật chặt. TL: Khi đun nóng thức ăn hoạc các thực phẩm hàng ngày, nếu nay nắp that kín và thật chặt thì không hkí trong nồi khi đun chúng nóng lên, không khí giãn nở, nồi kín cản trở sự nở vì nhiệt của thực pahẩm và không khí gay ra một lực rất lớn, rất nguy hiểm. 12.Tại sao muốn vũng nước mau khô, người ta thường dùng chổi quét rộng vũng nước ra? TL: Để tăng diện tích mặt thoáng, nước bay hơi nhanh hơn. 13.Tại sao bình đựng nước hoa, xăng , dầu thường đậy nút rất kín ? TL: Vì các chất này có tốc độ bay hơi nhanh. 14.Hãy giải thích sự tạo thành mưa trong thiên nhiên ? TL: Hơi nước ở các ao ,ngòi, sông, suối bốc hơi lên hkông trung, gặp không khí lạnh chúng ngưng tụ thành những giọt nước, lúc đầu là những giọt nước ngưng tụ nhỏ li ti, càng ngưng tụ nhiều các giọt nước càng lớn dần, khi gặp gió, các giọt nước rơi xuống tạo thành mưa. 15. Tại sao khi tắm ta có cảm giác mát lạnh ? TL: Sau khi tắm, nước trên người bay hơi, khi nước bay hơi, nhiệt độ trong cơ thể giảm xuống gây cho ta cảm giác mát lạnh. 16.Tại sao những ngày lộng gió và nắng thì sản xuất được nhiều muối ? TL: Nắng to( nhiệt độ tăng), lộng gió đều có tác dụng làm cho tốc độ bay hơi của nước nhanh hơn, nên thu được nhiều muối hơn. 17. Tại sao thả bèo hoa dâu, không những lúa tốt mà chống được hạn ? TL: Bèo hoa dâu nổi lên trên mặt thoáng của nước làm giảm điện tích mặt thoáng của nước, làm cho nước ruộng bay hơi ít đi, giữ được nước cho ruộng. 18. a) Dùng ròng rọc cố định ta thay đổi được yếu tố nào của lực và không thay đổi được yếu tố nào của lực ? b) Để đưa vật nặng có khối lượng 50kg lên cao người ta dùng loại ròng rọc nào để có lợi về lực ? Lực kéo vật khi đó bằng bao nhiêu ? TL: a) Dùng ròng rọc cố định ta thay đổi được hướng của lực, không thay đổi được độ lớn của lực ? b) Để đưa vật nặng có khối lượng 50kg lên cao người ta dùng ròng rọc động sẽ có lợi về lực. - Trọng lượng của vật là : P = 10.m = 10.50 = 500 (N) - Lực kéo vật bằng ròng rọc động bằng nửa trọng lượng của vật : F = 19. a) Hãy nêu ví dụ vật rắn khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn ? b) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng ? TL: a) Ví dụ vật rắn khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn : Các thanh ray của đường tàu hoả nếu ghép sát vào nhau thì khi trời nắng nóng, các thanh ray dãn nở ra bị ngăn cản nên sinh ra lực tác dụng vào nhau làm cong thanh ray, gây tai nạn cho đoàn tàu khi chạy qua. b) Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì : Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra. Lớp thuỷ tinh bên ngoài cốc chưa kịp nóng lên nên chưa kịp dãn nở, trở thành vật ngăn cản, lớp thuỷ tinh bên trong cốc gây ra lực tác dụng lên thuỷ tinh bên ngoài làm cho cốc bị vỡ. Còn khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng thì cốc dãn nở đều nên nó không bị vỡ. 20. Khi đun nước một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và thu được kết quả như sau: - Sau 2 phút đầu nhiệt độ của nước tăng từ 200C đến 250C - Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 310C - Đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước là 400C - Đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước là 450C Hãy lập bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian? TL: Bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian : Thời gian (phút) 0 2 5 10 12 Nhiệt độ (0C) 20 25 31 40 45 21. a) Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? b) Nêu phương án thí nghiệm để kiểm chứng sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào một yếu tố nào đó ? TL: a) Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. b) Phương án thí nghiệm để kiểm chứng sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ của chất lỏng : Phơi quần áo chỗ có bóng râm và quần áo chỗ có ánh nắng Mặt Trời thì cho kết quả là quần áo chỗ có ánh nắng Mặt Trời nhanh khô hơn. Điều đó có nghĩa là nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì tốc độ bay hơi của nó càng cao. 22. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau: a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. Thời gian(phút) 0 3 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ (0C) -6 -3 0 0 0 3 6 9 b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10. TL:3 9 6 -6 0 -3 2 4 10 8 6 12 Nhiệt độ (0C) Thời gian (phút) 14 16 12 15 a) Vẽ đường biểu diễn : b) Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nước đá nóng chảy ở nhiệt độ O0C.

File đính kèm:

  • docon li6 ki II.doc