1-Truyền tải điện năng đi xa:
a-Công suất hao phí khi truyền tải điện Php là công suất hao phí trên dây dẫn ( W)
Php = trong đó là công suất điện cần truyền tải ( W )
R là điện trở của đường dây tải điện ( )
U là HĐT giữa hai đầu đường dây tải điện(V)
* Chú ý còn được tính bằng : Php = I.2.R ( R phải được nhân đôi khi thế vào công thức )
b- Giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây :Dựa vào công thức trên, nếu muốn giảm hao phí điện năng khi ta cần truyền tải một công suất điện không đổi thì sẽ có các cách sau :
+Giảm điện trở của dây tải điện, điều này đồng nghĩa với việc chế tạo dây dẫn có tiết diện lớn ( R tỉ lệ nghịch với S ) Tốn rất nhiều vật liệu làm dây dẫn và dây dẫn khi đó có khối lượng rất lớn Trụ đỡ dây dẫn sẽ tăng lên cả về số lượng lẫn mức độ kiên cố. Nói chung, phương án này không được áp dụng.
+ Tăng hiệu điện thế U giữa hai đầu đường dây tải điện, điều này thật đơn giản vì đã có máy biến thế. Hơn nữa, khi tăng U thêm n lần ta sẽ giảm được công suất hao phí đi n2 lần.
2-Máy biến thế:
a-Cấu tạo:-Gồm 2 cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau,đặt cách điện với nhau.
-Một lõi sắt (thép)có pha si lic chung cho cả 2 cuộn dây.
*Nguyên tắc hoạt động :Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ;
-Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế 1 hiệu điện thế xoay chiều thì ở 2 đầu cuộn thứ cấp xuất hiện 1 hiệu điện thế xoay chiều.
13 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Vật Lí Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Bù Nho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất
A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
D. ảnh thật, ngược chiều và bằng vật.
27: Khi một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ, thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng
A. bằng tiêu cự.
B. nhỏ hơn tiêu cự.
C. lớn hơn tiêu cự.
D. gấp 2 lần tiêu cự.
28: Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính
A. 8cm. B. 16cm. C. 32cm. D. 48cm.
29: Thấu kính phân kì là loại thấu kính
A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.
D. có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.
30: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm của thấu kính. C. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.
B. song song với trục chính của thấu kính. D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.
31 Thấu kính phân kì có thể
A. làm kính đeo chữa tật cận thị. B. làm kính lúp để quan sát những vật nhỏ.
C. làm kính hiển vi để quan sát những vật rất nhỏ. D. làm kính chiếu hậu trên xe ô tô.
32: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là
A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
33: Khi đặt trang sách trước một thấu kính phân kỳ thì
A. ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách.
B. ảnh của dòng chữ bằng dòng chữ thật trên trang sách.
C. ảnh của dòng chữ lớn hơn dòng chữ thật trên trang sách.
D. không quan sát được ảnh của dòng chữ trên trang sách.
34: Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ
A. chúng cùng chiều với vật.
B. chúng ngược chiều với vật.
C. chúng lớn hơn vật.
D. chúng nhỏ hơn vật
35: Khi chụp ảnh một vật cao 1m đặt cách máy ảnh 2m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2,5cm thì khoảng cách từ vật kính đến phim là:
A. 1,25cm. B. 2cm. C. 2,5cm. D. 5cm.
36: Khi chụp ảnh một vật cao 4m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Khoảng cách vật đến máy ảnh là:
A. 2m. B. 7,2m. C. 8m. D. 9m.
37: Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là
A. ảnh ảo nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo lớn hơn vật.
C. ảnh thật nhỏ hơn vật.
D. ảnh thật lớn hơn vật
38: Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở
A. thể thủy tinh của mắt.
B. võng mạc của mắt.
C. con ngươi của mắt.
D. lòng đen của mắt.
39: Sự điều tiết mắt là sự thay đổi
A. độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật nhỏ hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới.
B. độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật cùng chiều với vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới.
C. độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật lớn hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới.
D. vị trí của thể thủy tinh để ảnh của một vật nhỏ hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới.
40: Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là
A. tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật.
B. tạo ra ảnh thật, bé hơn vật.
C. tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật.
D. tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật.
41: Kính cận thích hợp là kính phân kỳ có tiêu điểm F
A. trùng với điểm cực cận của mắt.
C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.
B. trùng với điểm cực viễn của mắt.
D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.
42: Tác dụng của kính cận là để
A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
43: Phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây khi nói về kính lúp là:
A. Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát các con vi khuẩn.
B. Kính lúp thực chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát rõ hơn ảnh thật của những vật nhỏ.
D. Kính lúp thực chất là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn.
44: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x.
Tiêu cự kính lúp có giá trị là
A. f = 5m. B. f = 5cm.
C. f = 5mm. D. f = 5dm.
45: Dùng kính lúp có số bội giác 4x và kính lúp có số bội giác 5x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì:
A. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác 5x.
B. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x.
C. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác 5x.
D. Không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó.
46: Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu tím, chùm tia ló có màu:
A. đỏ. B. vàng. C. tím. D. trắng.
47: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của lăng kính khi chiếu chùm sáng trắng vào nó?
A. Lăng kính đã nhuộm các màu sắc khác nhau cho ánh sáng trắng.
B. Lăng kính có tác dụng tách các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng.
C. Lăng kính có tác dụng hấp thụ các ánh sáng màu.
D. Lăng kính đã đổi màu của ánh sáng trắng.
48: Chiếu chùm sáng màu lục qua một kính lọc màu lục, chùm tia ló có màu
A. tím. B. lam. C. lục. D. vàng.
49: Lăng kính và mặt ghi của đĩa CD đều có tác dụng
A. khúc xạ ánh sáng.
B. nhuộm màu ánh sáng.
C. tổng hợp ánh sáng.
D. phân tích ánh sáng.
Câu 50: Người ta có thể phân tích ánh sáng trắng bằng cách
A. cho chùm sáng trắng phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD.
B. cho chùm sáng trắng phản xạ trên bề mặt của gương phẳng.
C. cho chùm sáng trắng phản xạ trên bề mặt của gương cầu.
D. cho chùm sáng trắng phản xạ trên bề mặt của thấu kính.
51: Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu trong phòng tối?
A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.
B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.
C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng.
D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.
51: Khi trộn ba ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau một cách thích hợp ta được ánh sáng màu:
A. Trắng. B. Đỏ. C. Lục. D. Lam.
52: Chọn câu đúng
A. Tờ giấy màu đỏ dưới ánh sáng xanh lục sẽ có màu vàng.
B. Tờ giấy màu lục dưới ánh sáng đỏ sẽ có màu vàng.
C. Tờ giấy trắng đặt dưới ánh sáng nào cũng có màu trắng.
D. Tờ giấy đen đặt dưới ánh sáng nào cũng có màu đen.
53: Vật có màu đỏ thì
A. tán xạ kém ánh sáng màu đỏ và tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác.
C. tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu.
D. tán xạ kém tất cả các ánh sáng màu.
B. tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.
54: Muốn cho pin mặt trời phát ra điện cần phải có
A. ánh sáng chiếu vào nó.
B. một nam châm điện.
C. một nguồn điện.
D. nung nóng nó lên.
55: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?
A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.
C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.
D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương
56: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của các vật có màu sắc khác nhau:
A. Vật có màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn vật có màu trắng.
B. Vật có màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng kém hơn vật có màu trắng.
C. Vật có màu đen không hấp thụ năng lượng ánh sáng.
D. Vật có màu đỏ hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn vật có màu đen.
57: Các chậu cây cảnh đặt ở dưới những tàn cây lớn thường bị còi cọc đi rồi chết. Hiện tượng này cho thấy rõ tầm quan trọng tác dụng nào của ánh sáng ?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng quang điện.
C. Tác dụng sinh học.
D. Tác dụng từ.
58: Bình chứa xăng, dầu trên các xe ô tô hay các xe chở xăng, dầu thường sơn các màu sáng như màu nhũ bạc, màu trắng,. Câu giải thích đúng là:
A. Để chúng hấp thụ nhiệt dễ hơn.
C. Để tránh tác dụng sinh học của ánh sáng.
D. Để tránh tác dụng quang điện của ánh sáng.
B. Để chúng ít hấp thụ nhiệt hơn.
59: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối
A. hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
B. hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
C. tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng.
D. tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.
60: Để được ấm hơn vào mùa đông, người ta thường mặc quần áo có màu:
A. trắng. B. sẫm.
C. hồng. D. kem
II)-Bài Tập Thấu kính Hội Tụ-Thấu kính phân kì:
1-/ Một vật sáng AB = 5 cm có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20cm.Thấu kính có tiêu cự 10cm.
a/ Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính(không cần đúng tỷ lệ )
b/ Đó là ảnh thật hay ảnh ảo, vì sao ?
c/ Ảnh cách thấu kính bao nhiêu xentimet ?Tính chiều cao ảnh
2-/Một vật sáng AB=3 cm có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20cm.Thấu kính có tiêu cự 15cm.
a/ Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính. ( không cần đúng tỷ lệ )
b/ Đó là ảnh thật hay ảnh ảo ?
c/ Ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm? A’B
3-: Một vật sáng AB hình mũi tên cao 6cm đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính (∆) và A Î (∆) . Ảnh của AB qua thấu kính ngược chiều với AB và có chiều cao bằng 2/3 AB
a) Thấu kính này là thấu kính gì ? Vì sao ?
b) Cho biết ảnh A’B’ của AB cách thấu kính 18cm. Vẽ hình và tính tiêu cự của thấu kính ?
4-: Đặt vật AB = 18cm có hình mũi tên trước một thấu kính ( AB vuông góc với trục chính và A thuộc trục chính của thấu kính ). Ảnh A’B’của AB qua thấu kính cùng chiều với vật AB và có độ cao bằng 1/3AB :
a-Thấu kính này là thấu kính gì ? Vì sao ?
b-Ảnh A’B’ cách thấu kính 9cm. Vẽ hình và tính tiêu cự của thấu kính ?
File đính kèm:
- DE CUONGVAT LY 9 HK2.doc