Đề cương ôn tập Sinh học Lớp 8

Câu1: Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào? phần thân chứa những cơ quan nào?

* Cơ thể người chia làm 3 phần: Đầu, chân và chân tay.

* Phần thân:

- khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành

+ Khoang ngực chứa tim phổi

+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, hệ bài tiết( thận, bóng đái) và cơ quan sinh sản

Câu 2: Bằng 1 VD em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể

- Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp timo tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mô hôi tiết nhiều điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh

BÀI 3: TẾ BÀO

Câu 1: SGK/ 13

Đáp án: 1c; 2a; 3b; 4e; 5d.

Câu 2: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

- chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể

BÀI 4: MÔ

 

doc27 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học Lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm phần vỏ và phần tủy + Phần vỏ: tiết các hooc môn có tác dụng: . điều hòa muối natri và kali . điều hòa đường huyết( tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit) . điều hòa sinh dục nam + Phần tủy: tiết ađrênalin và noađrênalin có tác dụng . gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản . góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu Câu 1: Đánh dấu + vào ô £ chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau Chức năng của hooc môn tuyến trên thận là: điều hòa muối natri và kali trong máu điều hòa glucôzơ huyết(tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit) điều hòa sinh dục nam( gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam) chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản gây lên những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết a) 1, 2, 4, 5, 6 b) 1, 3, 5, 6, 7 c) 2, 3, 4, 6, 7 d) 1, 2, 3, 5, 7 đáp án: d VI) TUYẾN SINH DỤC - Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài chức năng sinh sản tinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết + Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hooc môn sinh dục nam ( testôtêstrôn); + các tế bào nang trứng tiết hooc môn sinh dục nữ (ơstrôngen) Các hooc môn này gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì. Trong đó quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản ( xuất tinh lần đầu ở nam, hành kinh lần đầu ở nữ). Câu 1: hoàn thành bảng 58.1 và 58.2 SGK/ 183; 184 Câu2: hãy sắp xếp các hooc môn sinh dục tương ứng với các tuyến sinh dục ( nam hoặc nữ) STT tuyến sinh dục trả lời các hooc môn 1 2 tuyến sinh dục nam tuyến sinh dục nữ 1. 2. a) LH b) prôgestêrôn c) testôstêrôn d) ơstrôngen e) FSH đáp án: 1. a, c, e; 2. a, b, d, e VII) ĐIÊU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI tiết - Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết có tác dụng duy trì tính ổn định của môi trương bên trong đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường, là nhờ các thông tin ngược + Ví dụ về sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết Dưới tác dụng của TSH do thùy trước tuyến yên tiết ra, tuyến giáp tiết tirôxin. Khi tirôxin trong máu quá nhiều lại có tác dụng ức chế thùy trước tuyến yên ức chế tuyến yên tiết TSH. Cuối cùng do không có TSH tuyến giáp ngừng tiết tirôxin, lượng chất này trở về mức bình thường ( Hình 59.1 và59.2 SGK/ 185) + Ví dụ về sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết Sự phối hợp hoạt động của các tế bào và tế bào trong đảo tụy, khi lượng đường huyết giảm hay tăng là để ổn định nồng độ đường huyết. Khi đường huyết giảm, không chỉ tế bào tiết glucagôn ( biến glicôgen thành glucôzơ) mà còn có sự phối hợp của cả 2 tuyến trên thận tiết hooc môn cooctizôn để góp phần chuyển hóa lipit và prôtêin thành glucôzơ( làm tăng đường huyết). Khi đường huyết tăng tế bào tiết Insulin biến glucôzơ thành glicôgen . CHƯƠNG XI: SINH SẢN * CƠ QUAN SINH DỤC NAM; CƠ QUAN SINH DỤC NỮ; THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI; I) CƠ QUAN SINH DỤC NAM tinh hoàn" nơi sản xuất ra tinh trùng mào tinh hoàn " nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo bìu " đảm bảo nhiệtk độ thích hợp cho qúa trình sinh tinh ống dẫn tinh " dẫn tinh trùng từg tinh hoàn đến túi tinh túi tinh " nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng tuyến tiền liệt " tiết dich hòa với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch tuyến hành " tiết dịch trung hòa axít trong ống đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng thời làm giảm ma sát trong quan hệ tình dục ống đái " Nơi nước tiếu và tinh dịch đi qua - Hoàn thành bảng 60 SGK /189 II) CƠ QUAN SINH DỤC NỮ Gồm: buồng trứng " nơi sản xuất trứng phếu của ống dẫn trứng " nơi đón trứng chín và rụng ống dẫn trứng " dẫn trứng xuống tử cung tử cung " nơi trứng đã thụ tinh bám và làm đổ để phát triển thành thai cổ tử cung âm đạo tuyến tiền đình " tiết dịch để bôi trơn âm đạo phía ngoài từ trên xuống dưới có âm vật; phía dưới là ống dẫn nước tiểu, tiếp đến là lô âm đạo - hoàn thành bảng 61 SGK / 192 -Bài tập: Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống .thay cho các số 1, 2, 3để hoàn chỉnh các câu sau: Cơ quan sinh dục nữ III) THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI * Sự thụ tinh: Chỉ xảy ra khi trứng gặp được tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử. * Sự thụ thai: xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung * Hiện tương kinh nguyệt: là do lớp niêm mạc tử cung dày xốp chứa nhiều mạch máu để dón trứng đã được thụ tinh xuống làm tổ. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh thì 14 ngày sau khi trứng rụng thể vàng bị tiêu giảm nên lớp niêm mạc sẽ bong ra ngoài cùng máu với dịch nhày. Bài tập SGK / 195 CÂU 1: đánh dấu + vào £ chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Điều kiện cần cho sự thụ tinh: a) trứng và tinh trùng phải tới được cổ tử cung b) trứng gặp tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử c) trứng gặp tinh trùng ở tử cung và hòa lẫn vào nhau d) cả a và b 2. điều kiện cần cho sự thụ thai là: a) lớp niêm mạc tử cung dày và xốp b) hợp tử ( trứng đã thụ tinh ) phải di chuyển xuống tử cung c) hợp tử bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung. d) cả a và b đáp án: 1 b; 2 d IV) CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI * Nguyên tắc tránh thai: - ngăn không cho trứng chín và rụng - ngăn không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh - Không cho trứng đã thụ tinh làm tổ để thụ thai * Phương tiên tránh thai phù hợp: - dùng viên thuốc tránh thai, ngăn trứng chín và rụng - dùng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo - thắt ống dẫn tinh hoặc thắt ống dẫn trứng - sử dụng dụng cụ tránh thai ( dụng cụ tử cung ) để ngăn trứng làm tổ trong thành tử cung V) CÁC BỆNH LÂY LAN TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC( BỆNH TÌNH DỤC) Câu 1: chúng ta đã học những bênh lây lan qua đường sinh dục nào bệnh lậu bệnh giang mai bệnh HIV/ AIDS Câu 2: nêu các con đường lây truyền bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh HIV/ AIDS bệnh lậu: lây truyền qua quan hệ tình dục bệnh giang mai lây truyền qua: quan hệ tình dục là chính; qua truyền máu; qua các vết xây sát trên cơ thể; qua nhau thia từ mẹ sang con bệnh HIV/ AIDS: lây truyền qua: đường máu; qua quan hệ tình dục không an toàn; qua nhau thai ( nếu mẹ bị nhiễm HIV) Câu 3: nêu tác hại của bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh HIV/ AIDS CHƯƠNG V: TIÊU HÓA BÀI 27: TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY Câu 1: ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào? - ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau: + tiết dịch vị + Biến đổi lí học của thức ăn + Biến đổi hóa học của thức ăn + Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột Câu2: Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau: - Thức nă chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị ( sau 3h có tới 1lít dịch vị) giúp hòa loãng thức ăn - Sự phối hợp co của các lớp dạ dày giúp đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị Câu 3: Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào? - Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn như sau: + Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim Amilaza (được trộn đều từ khoang miệng) thành đường matôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị - Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân giải thàng các prôtêin chuỗi ngắn ( gồm 3- 10 axít amin) Câu 4: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp - Với khẩu phần ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là: lipít. Gluxit, prôtêin Câu 5: Đánh dấu + vào ô £ chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Tại sao thành dạ dày được cấu tạo chủ yếu bằng prôtêin lại không bị enzim pepsin phân hủy a) Vì thành dạ dày có các tuyến tiết chất trung hòa với enzim pepsin b) Vì enzim pepsin chỉ phân giải prôtêin lạ c) Vì thành dạ dày có các tuyến tiết chất nhày làm ngăn cản sự tiếp xúc giữa enzim pepsin với nó d) cả a và b đáp án: c BÀI 28: TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON Câu 1: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? - Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột) Câu2: những chất trong ruột non biến đổi về mặt hóa học theo sơ đồ sau Tinh bột đường đơn Prôtêin axit amin Lipit glixêrin + axit béo Câu3: Đánh dấu + vào ô £ chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non ( sau khi kết thúc biéne đổi hóa học là): đường đơn axit amin glixêrin + axit béo Lipit đường đôi các đoạn peptit a) 1, 3, 5 b) 1, 2, 3 c) 5, 6, 7 d) 2, 4, 6 đáp án: b BÀI 29: SỰ HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN Câu1: những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng - Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt trong của nó tăng lên gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài - Ruột non rất dài ( tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành) dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa - Mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bốe dày đặc tới từng lông ruột Câu 2: các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là - đường đơn, glixêrin + axit béo, axit amin, các vitamin, các muối khoáng và nước Câu 3: Đánh dấu + vào ô £ chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa trong sự hấp thụ các chất dinh dưỡng: a) Vì có tổng diện tích bề mặt trong đạt tới 400 - 500m2 b) vì có mạng mao mạch, mạch bạch huyết phân bố tới từng lông ruột va lông cực nhỏ c) vì chứa nhiều chất dinh dưỡng d) cả a và b 2. Vai trò của ruột già trong tiêu hóa thức ăn là: a) tiếp tục hấp thụ nước trong dịch thức ăn b) làm chất bã rắn đặc lại tạo cho vi khuẩn lên men c) thảI phân ra ngoài d) cả a và c 3. Vai trò của gan đối với các chất dinh dưỡng trên đường về tim: a) điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu b) khử các chất độc lọt vào cùng các chất dinh dưỡng c) tiết dịch tiêu hóa để giữ ổn định thành phần các chất dinh dưỡng d) cả a và b đáp án: 1d; 2d; 3d

File đính kèm:

  • docsinh 8.doc