1.Nguyễn Du:
Nguyễn Du: (1765-1820)
- Tên chữ: Tố Như
- Tên hiệu: Thanh Hiên
- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
1.1. Gia đình
- Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, có tiếng là giỏi văn chương.
- Mẹ là Trần Thị Tần, một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh- đất quan họ).
- Các anh đều học giỏi, đỗ đạt, làm quan to, trong đó có Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ) làm quan thượng thư dưới triều Lê Trịnh, giỏi thơ phú.
Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương.
Ông thừa hưởng sự giàu sang phú quý có điều kiện học hành - đặc biệt thừa hưởng truyền thống văn chương.
1.2. Thời đại
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỉ XIX, đây là thời kỳ lịch sử có những biến động dữ dội.
- Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê- Trịnh; Trịnh - Nguyễn) chếm giết lẫn nhau.
- Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
Tác động tới tình cảm, nhận thức của tác giả, ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
44 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Hoàng Thị Yến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nung nóng.
Chị Thảo thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếg nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”..
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118)
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1. (1 điểm)
Phép tu từ từ vựng được sử dụng trong câu thơ : so sánh.
Từ ngữ thực hiện phép tu từ đó : như.
Câu 2. (2 điểm)
a) Cô bé : phép lặp.
Nó : phép thế.
b) Lời dẫn trong đoạn văn trên : « Bác cần nằm xuống phải không ạ ? »
Đây là lời dẫn trực tiếp.
Câu 3. (2 điểm)
Đây là một câu nghị luận xã hội. Câu hỏi yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu tục ngữ Nga : “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”
Thí sinh có thể viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn. Đề không giới hạn độ dài cụ thể, tuy nhiên với yêu cầu “ngắn”, thí sinh cần phải biết cô đọng vấn đề.
Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Đây chỉ là một ví dụ cụ thể :
- Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
- Thân bài :
+ Giải thích câu tục ngữ: xấu hổ; Thái độ của con người đối với việc học và sự hiểu biết.
+ Bàn bạc:
Tại sao đừng xấu hổ khi không biết? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.
Tại sao chỉ xấu hổ khi không học? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, hoàn hảo hơn.
Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành,
+ Bài học rút ra: Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập vươn lên. Khẳng định việc học là một nghĩa vụ thiêng liêng, không chịu học là điều đáng xấu hổ. Không xấu hổ khi không biết nhưng không lấy đó làm điều để tự đánh lừa mình, để biện hộ cho thái độ không chịu học tập, tìm hiểu thêm. Phải biết xấu hổ nhưng xấu hổ đúng với điều cần xấu hổ và biết phấn đấu để không còn phải xấu hổ nữa.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa xâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên. Và phải luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng “học, học nữa, học mãi”.
Câu 4: (5 điểm)
- Đây là dạng bài nghị luận văn học : phân tích nhân vật trong một đoạn trích của một tác phẩm
- Thí sinh cần làm rõ cảm nhận của bản thân về nhân vật Phương Định trong đoạn trích nói trên.
Thí sinh có thể triển khai suy nghĩ của mình theo những cách thức cụ thể khác nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo:
Mở bài:
Giới thiệu nhà văn Lê Minh Khuê, nhà văn nữ trưởng thành trong giai đoạn chống Mĩ, đã trực tiếp tham gia chiến đấu trên đường mòn Trường Sơn;
Giới thiệu nhân vật chính trong các sáng tác: người nữ thanh niên xung phong trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn chống Mĩ. Trong đó, có nhân vật Phương Định, một cô gái Hà Nội để lại nhiều cảm nhận nơi người đọc.
Thân bài:
Giới thiệu đoạn trích : được trích từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê sáng tác năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
Nội dung đoạn trích thuật lại khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định và hai nữ đồng đội ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn.
Đoạn trích biểu hiện những phẩm chất của Phương Định:
- Phương Định đã sống trong một hoàn cảnh chiến tranh rất gian khổ và nguy hiểm : vùng đất bị bom đạn tàn phá; cây còn lại xơ xác; đất nóng và khói đen thì vật vờ từng cụm.
- Phương Định là một cô gái có tình cảm tha thiết đối với đồng đội, nhất là với các chiến sĩ lái xe trên đường mòn, các chiến sĩ ở các cao điểm gần nơi mà các cô công tác.
- Là một cô gái xuất thân từ Hà Nội, lãng mạn, giàu xúc cảm. Cho nên, khi làm công việc phá bom, Phương Định không tránh khỏi cảm xúc bình thường ở nơi con người: cảm thấy hồi hộp, căng thẳng, cảm thấy nhức nhối, mắt cay.
- Phương Định là một cô gái dũng cảm. Để phá được bom, cô phải đến gần quả bom, dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom trong lúc vỏ quả bom nóng (một dấu hiệu chẳng lành). Cô bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, sau đó châm ngòi, chạy lại chỗ ẩn nấp bom nổ, tiếng kỳ quái đến váng óc Đó là một công việc diễn ra một cách thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của Phương Định và các đồng đội. Công việc nguy hiểm nhưng cô luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ thật tốt.
- Ngoài đoạn trích này, nhà văn còn có những chi tiết khác về Phương Định : một cô gái Hà Nội đẹp, nhiều mơ mộng, lãng mạn, giàu tình cảm đối với gia đình, đối với quê hương. Điều đó mang lại cho hình ảnh nhân vật một vẻ đẹp hoàn chỉnh, tiêu biểu cho vẻ đẹp người thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ.
- Khi xây dựng nhân vật, nhà văn đã đặc biệt khai thác hoàn cảnh sống và hành động, ngôn ngữ của nhân vật để khắc họa tính cách.
Kết bài:
Phương Định, một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cùng với những hình tượng nghệ thuật khác như hình tượng anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa, người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính thì nhân vật Phương Định đã góp phần phong phú hóa hình tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu.
ĐỀ 2:
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1(2.0 điểm)
a. Chỉ ra biện pháp tu từ, nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tư từ ấy trong câu thơ sau:
Đầu xanh có tội tình gì,
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi!
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
b. Tìm câu chứa hàm ý trong câu thơ sau, dựa vào ngữ cảnh, xác định nội dung của hàm ý đó:
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
(Con cò, Chế Lan Viên)
Câu 2 (3.0 điểm)
Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về việc về hiện tượng học tủ, học lệch trong giới học sinh hiện nay.
Câu 3 (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
----------------------------------Hết ----------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đáp án và thang điểm
CÂU
YÊU CẦU
ĐIỂM
1.
a. Biện pháp tu từ hoán dụ:
+ Đầu xanh: chỉ những người trẻ tuổi
+ Má hồng: chỉ người phụ nữ có nhan sắc
- Tác dụng: những hình ảnh hoán dụ trên làm tăng sức khái quát cho câu thơ, tác giả không chỉ cất tiếng than cho một nàng Kiề mà cho thân phận bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ nói chung.
0,25
0,25
0,5
b. -Câu chứa hàm ý: “Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng”
- Hàm ý: người mẹ sẽ luôn ở bên con, sãn sàng che chở cho con trước những khó khăn, bất trắc khó lường của cuộc đời.
0.25
0.75
2.
Hiện tượng học tủ, học lệch trong giới học sinh hiện nay.
a. Về kỹ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội
- Văn phong trong sáng, lập luận chặt chẽ, bày tỏ được quan điểm, suy nghĩ của cá nhân.
b. Về nội dung
Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là một số định hướng gợi ý chấm bài:
- Giải thích thế nào là học lệch, học tủ.
- Nêu thực trạng việc học tủ, học lệch của học sinh hiện nay.
- Những nguyên nhân khiến học sinh học lệch, học tủ
- Những tác hại khi học sinh học lệch, học tủ.
- Liên hệ bản thân
0.5
0.5
0.5
1.0
0.5
3.
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định
a. Về kỹ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
- Văn phong trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ; bố cục mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,...
b. Về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung chính như sau:
- Giới thiệu vài nét về tác giả và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
- Vẻ đẹp ngoại hình của Phương Định.
- Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng.
+ Thương yêu gắn bó với đồng đội.
- Vẻ đẹp của ý chí, nghị lực:
+ Vượt lên những khó khăn nguy hiểm, dũng cảm ngoan cường và bình tĩnh ung dung.
+ Giàu lòng tự trọng của một người lính.
- Qua vẻ đẹp của nhân vật Phương Định, tác phẩm đã ngợi ca tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của thế hệ trẻ Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
0.5
1
1,5
1,5
0,5
--------------------------------- Hết ------------------------------------
Thị trấn Lục Nam, ngày 14/4/2014
PHÊ DUYỆT CỦA BGH NGUỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG:
(PHÓ HT)
Đã ký
Hoàng Thị Yến
File đính kèm:
- de cuong on thi v 10.doc