Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014

Câu 1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả gì?

 a. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao:

 - Biểu hiện: Cây có sức sống kém dần: phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm, nhiều cây chết.

 - VD: Cây ngô tự thụ phấn bắt buộc sau nhiều thế hệ: thấp cây, bạch tạng, hạt ít, bắp dị tật.

 b.Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật:

 - Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.

 - Biểu hiện: sinh trưởng phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

* Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ các tính trạng xấu.

Câu 2. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ.

Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV là nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hoá vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

Câu 3. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

- Củng cố, duy trì một số tính trạng mong muốn.

- Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen của từng dòng

- Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.

Câu 4. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để làm giống? Muốn duy trì ưu thế lai người ta phải dùng biện pháp gì?

* Ưu thế lai là hiện tuợng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.

 * Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai:

- Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) thì con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp, nên chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.

- Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội qui định.Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái dị hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chỉcó các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1

 Ví dụ: AAbb CC x aaBBcc F1 : AaBbCc.

- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 , sau đó giảm dần qua các thế hệ.

* Không dùng cơ thể lai F1 để làm giống:

 Người ta không dùng cơ thể lai F1 làm giống vì nếu làm giống thì đời sau, qua phân li, xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm.

* Muốn duy trì ưu thế lai người ta phải dùng biện pháp: Nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết, ghép, vi nhân giống)

Câu 5.Trong chọn giống cây trồng người ta dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được sử dụng phổ biến nhất? tại sao

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài ưu thế: là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. - Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác . Câu 29. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã: - Khi ngoại cảnh thay đổi, dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo và được khống chế ở mức độ nhất định (khống chế sinh học) - Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện khi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã được khống chế ở 1 mức độ nhất định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. Ví dụ: Khí hậu thuậm lợi → cây cối xanh tốt → sâu ăn lá cây sinh sản mạnh → số lượng sâu tăng → chim ăn sâu tăng → sâu ăn lá giảm Câu 30. Thế nào là một hệ sinh thái? Các thành phần của hệ sinh thái. - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố không sống của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. VD: HST rừng nhiệt đới. - Các thành phần của hệ sinh thái: + Nhân tố vô sinh: đất đá, nước, thảm mục + SV sản xuất ( TV) + SV tiêu thụ ( ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV) + SV phân giải (VK, nấm) Câu 31. Nêu khái niệm về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn cho ví vụ 1. Chuỗi thức ăn: Chuỗi thức ăn là 1 dãy nhiều loài sv có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sv tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sv bị mắt xích phía sau tiêu thụ. Ví dụ: Cây gỗ → sâu ăn lá cây → bọ ngựa Cây gỗ → sâu ăn lá cây → chuột Lúa → chuột → mèo → hổ → vi khuẩn phân giải 2. Lưới thức ăn: - Lưới thức ăn bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. - Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sv sản xuất, sv tiêu thụ, sv phân giải. - Ví dụ: Chuột Mèo Cây xanh Thỏ Cáo Vi khuẩn Gà Rắn Câu 32. Cho các loài sinh vật sau: cây xanh, thỏ, hổ, mèo, chuột, vi sinh vật, chim đại bàng Hãy nêu 5 chuỗi thức ăn có thể có từ các loài nêu trên 5 chuỗi thức ăn có thể có là: Cây xanh → Thỏ → Hổ → Vi sinh vật Cây xanh → Thỏ → Đại bàng → Vi sinh vật Cây xanh → Chuột → Mèo → Vi sinh vật Cây xanh → Chuột → Đại bàng → Vi sinh vật Cây xanh → Chuột → Mèo → Hổ → Vi sinh vật Câu 33. Trong một quần xã sinh vật gồm các loài sau: Cỏ, dê, thỏ, gà, hổ, cáo, chim cú mèo, vi khuẩn a. Vẽ một lưới thức căn từ các sinh vật nêu trên. Dê Hổ Cỏ Thỏ Cáo Vi khuẩn Gà Chim cú mèo b. Trừ cỏ và vi khuẩn, hãy xác định các mắt xích chung trong lưới thức ăn Các mắt xích chung ( trừ cỏ và vi khuẩn ): Thỏ,Gà, Hổ, Cáo Câu 34. Học sinh nghiên cứu hình 50.2( Tr. 151) một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng THAM KHẢO ĐỀ THI CÁC NĂM TRƯỚC Năm 2012-2013 Câu 1: (2,5đ) Cho một sơ đồ lưới thức ăn sau: Nai sư tử Cỏ thỏ cáo vi khuẩn Gà chim cú mèo 1.1. Viết ba chuỗi thức ăn hoàn chỉnh và chuỗi thức ăn có số mắt xích nhiều nhất trong lưới thức ăn trên. 1.2. Trừ sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải, hãy xác định các mắt xích chung trong lưới thức ăn trên. 1.3. Lưới thức ăn là gì? Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm những thành phần nào? Lưới thức ăn trên có phải là lưới thức ăn hoàn chỉnh không? Câu 2: (2,5đ) Khi cho lai 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau của một giống cây trồng, thu được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2, theo dõi kiểu hình có kết quả sau: F1 cây cao, khỏe, trái to, hạt đều hơn so với bố mẹ; F2 thấy có xuất hiện một số cây thấp, yếu, trái nhỏ, hạt thưa. 2.1. Hãy xác định và nêu khái niệm hiện tượng ở F1. 2.2. Xác định và giải thích nguyên nhân hiện tượng F2. 2.3. Hiện tượng F2 có thể xảy ra ở vật nuôi hay không? Nếu có, thì xảy ra khi nào và có biểu hiện ra sao? Câu 3: (3đ) 3.1. Trình bày những đặc điểm và cho ví dụ về các mối quan hệ của sinh vật khác loài. 3.2. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa cành ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nao2hien65 tượng tự tỉa cành diễn ra mạnh mẽ? Câu 4: (2đ) Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. Năm 2011-2012 Câu 1: (2đ) Ở cây ngô nếu cho tự thụ phấn bắt buộc sau 1 dến 7 thế hệ thì cây ngô có những biểu hiện sau: bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng, kết hạt ít Những biểu hiện ở cây ngô gọi là hiện tượng gì? Hãy nêu khái niệm và trình bày nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó? Câu 2: (2đ) 2.1 Cân bằng sinh học trong quần xã là gì? Cân bằng sinh học trong quần xã có được là nhờ hiện tượng gì? 2.2 Số lượng loài trong quần xã, làm thế nào để biết loài nào là thường gặp, loài nào ít gặp hay loài ngẫu nhiên? Câu 3: (2đ) 3.1 Ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống động vật như thế nào? 3.2 Dựa vào tính chất thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta có thể chia động vật thành mấy nhóm? Giải thích? Câu 4: (2đ) 4.1 Trình bày những thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh. 4.2 Chuỗi thức ăn là gì? Lưới thức ăn là gì? Câu 5: (2đ) 5.1 Ô nhiễm môi trường là gì? 5.2 Trình bày các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Năm 2010-2011 Câu 1: (2đ) 1.1 Một giống ngô, cây cao 2.93m và năng suất 47.6 tạ/ha. Tự thụ phấn bắt buộc qua 15 thế hệ chiều cao còn lại 2.46m, năng suất còn 24.1 tạ/ha. Đến thế hệ thứ 30 chiều cao trung bình của cây chỉ còn 2.34m và năng suất là 15.2tạ/ha. Hãy cho biết hiện tượng gì đã xảy ra ở giống ngô trên và giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó. 1.2 Giao phối gầnở động vật và tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa. Trong chọn giống, người ta vẫn sử dụng hai phương pháp trên nhằm mục đích gì? Câu 2: (2đ) 2.1 Tùy thuộc vào mục tiêu chọn lọc và hình thức sinh sản của đối tượng chọn lọc, người ta lựa chọn các phương pháp chọn lọc thích hợp. Trong thực tế chọn giống, người ta áp dụng các phương pháp chọn lọc cơ bản nào? 2.2 Trình bày cách tiến hành phương pháp chọn lọc phối hợp dược việc dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen và đạt kết quả nhanh. Câu 3: (2đ) 3.1 Dựa vào mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường với nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt), người ta có thể chia sinh vật làm mấy nhóm? Trình bày đặc điểm của mỗi nhóm. 3.2 Sắp xếp các sinh vật sau đây vào các nhóm động vật tương ứng nêu trên: bồ câu, cá sấu, ếch, chó sói, cá chép, thỏ, dơi, cá voi. 3.3 Sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? Câu 4: (2đ) 4.1 Thế nào là quần thể sinh vật? 4.2 Các cá thể trong quần thể thường có những mối quan hệ gì? Cho ví dụ minh họa. Câu 5: (2đ) Khi khảo sát một hệ sinh thái, người ta lập được lưới thức ăn sau đây: Gà Thỏ Cáo Cỏ Bò Vi khuẩn Chuột Rắn Sâu Ếch 5.1. Trong lưới thức ăn trên, hãy liệt kê các chuỗi thức ăn có chứa đồng thời hai loài cỏ và vi khuẩn. 5.2 Trừ cỏ và vi khuẩn, hãy nêu tên của các mắt xích chung trong lưới thức ăn trên. 5.3 Trong lưới thức ăn, có một loài nếu số lượng tăng lên nhiều thì làm cho số lượng cá thể của tất cả các loài còn lại trong hệ sinh thái trên đều giảm. Hãy cho biết đó là loài nào? Giải thích. Năm 2009-2010 Câu 1: 1.1. Ưu thế lai là gì? Giải thích cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. 1.2. Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ? Câu 2: Cá rô phi Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ của môi trường từ 50C đến 420C và phát triển mạnh nhất ở 300C. hãy gọi tên của các giá trị nhiệt độ trên (khoảng nhiệt độ của môi trường từ 50C đến 420C; điểm 420C; điểm 300C) Câu 3: 3.1 Ánh sáng có ảnh hưởng tới đông vật như thế nào? 3.2 Căn cứ vào khả năng thích nghi của cơ thể đối với điều kiện chiếu sáng của môi trường, người ta có thể chia động vật làm mấy nhóm? Trình bày và cho một ví dụ một loài động vật ở mỗi nhóm. Câu 4: 4.1 Quần thể sinh vật là gì? 4..2 Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì? Nêu ví dụ chứng minh. Câu 5: 5.1 Lưới thức ăn là gì? Môt lưới thức ăn hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào? 5.2 Cho một sơ đồ lưới thức ăn sau: Dê Báo hoa mai Cỏ Thỏ Cáo Vi khuẩn Gà Diều hâu -Nêu các chuỗi thức ăn của lưới thức ăn -Trừ cỏ và vi khuẩn, hãy xác định tên của các mắt xích chung trong lưới thức ăn. Năm 2008-2009 Câu 1: Trình bày nguyên nhân (cơ sở di truyền) của hiện tượng ưu thế lai. Giải thích tại sao người ta không dùng cơ thể lai F1 để làm giống Câu 2: 2.1 Nhân tố sinh thái là gì? Nhân tô sinh thái được chia làm mấy nhóm? Kể tên một vài nhân tố của mỗi nhóm. 2.2 Tác động của con người vào môi trường tự nhiên có điều gì khác so với tác động của các sinh vật khác? Giải thích. Câu 3: 3.1 Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống của động vật như thế nào? Cho một ví dụ minh họa. 3.2 Dựa vào tính chất thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau người ta có thể chia động vật thánh mấy nhóm? Giải thích. Câu 4: Thế nào là cân bằng sinh học trong quần xã? Cho một ví dụ về cân bằng sinh học. Câu 5: 5.1 Trình bày những thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh. 5.2 Vẽ sơ đồ biểu thị một lưới thức ăn gồm các mắt xích: cây cỏ, sâu ăn lá, bọ ngựa, chuột, chim ăn sâu, chim đại bàng, rắn, dê, cọp, vi sinh vật phân giải.

File đính kèm:

  • docON TAP HOC KY II 20132014.doc