Câu 1. Chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể người ?
Đáp án:
- Mọi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào:
Cơ được cấu tạo bởi các tế bào cơ, xương được cấu tạo từ các tế bào xương, máu được cấu tạo từ hồng cầu, bạch cầu
- Các tế bào này khác nhau về hình dạng, kích thước, nhưng đều có cấu tạo thống nhất, mỗi tế bào gồm có 3 thành phần: màng tế bào, tế bào chất, nhân.
- Thành phần hoá học của mọi tế bào về cơ bản cũng giống nhau gồm:
Các hợp chất hữu cơ: protein, lipit, gluxit, .
Các hợp chất vô cơ như: Ca, K, Na , Fe
- Các tế bào và chất gian bào cùng thực hiện một chức năng gọi là mô, nhiều mô tập hợp thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hợp thành cơ thể.
Câu 2. Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Đáp án
- Tế bào gồm 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
- Chức năng:
Màng sinh chất bao quanh tế bào giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường trong.
Chất tế bào gồm nhiều bào quan, thực hiện các chức năng sống của tế bào như tổng hợp và tích luỹ các chất, phân giải các chất để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
- Nhân tế bào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Như vậy mọi hoạt động sống của tế bào được biểu hiện ở quá trình trao đổi chất, nhờ đó mà tế bào lớn lên và phân chia đồng thời có khả năng tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều thực hiện nhờ hoạt động của các tế bào thuộc các cơ quan tương ứng.
Câu 3. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa tế bào người và tế bào thực vật.
Đáp án
1. Giống nhau: Đều có các thành phần cấu tạo giống nhau bao gồm: màng tế bào, tế bào chất và nhân.
- Đều là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
28 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vùng của não bộ với nhau.
7. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
- Khái niệm:
- Trả lời với kích thích tương ứng, mang tính bẩm sinh, bền vững, di truyền, mang tính chủng loại, có hạn định, cung phản xạ đơn giản, trung ương thần kinh nằm ở trụ não và tủy sống.
- Khái niệm:
- Trả lời các kích thích bất kì ( kích thích có điều kiện), do rèn luyện, học tập, kém bền vững, không di truyền, số lượng không hạn chế, cung phản xạ phức tạp, hình thành đường liên hệ tạm thời, trung ương nằm ở não.
8. Mối quan hệ giữa phản xạ không điều kiện và có điều kiện
- Hai loại phản xạ có quan hệ chặt chẽ với nhau: Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện, nói cách khác muốn thành lập phản xạ có điều kiện phải dựa trên phản xạ không điều kiện.
9. ức chế phản xạ có điều kiện:
- Trong các tình huống khác nhau, phản xạ có điều kiện có thể bị chèn ép hay không xuất hiện. Đó là hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện.
- ức chế phản xạ có điều kiện được chia làm 2 nhóm lớn: ức chế không điều kiện ( ức chế ngoại lai, ức chế vượt hạn) và ức chế có điều kiện ( ức chế tắt, ức chế chậm, ức chế phân biệt )
- Các phản xạ có điều kiện nếu không được củng cố thường xuyên sẽ bị mất đi do ức chế tắt dần.
- Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện là 2 quá trình thuận nghịch , liên quan mật thiết với nhau. Chúng giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
10. So sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng
- Sơ đồ cung phản xạ vận động:
Noron hướng tâm noron li tâm
Cơ quan thụ cảm TƯ thần kinh cơ quan phản ứng
- Sơ đồ cung phản xạ sinh dưỡng:
Noron hướng tâm nơron trước hạch noron sau hạch
Cơ quan thụ cảm TƯ hạch TK CQ phản ứng
11. So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ
Đáp án:
- Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương TK đến cơ quan phản ứng.
- Vòng phản xạ: là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó.
Khác nhau:
Cung phản xạ
Vòng phản xạ
0.25 - Chi phối 1 phản ứng
0.25 - Chi phối nhiều phản ứng
0.25 - Mang nhiều tính bản năng
0.25 - Có thể có sự tham gia của ý thức
0.25 - Thời gian ngắn
0.25 - Thời gian kéo dài
Câu 10 Cơ quan phân tích
- Cơ quan phân tích gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh và bộ phận phân tích ở trung ương.
1. Cơ quan phân tích thị giác
Cơ quan phân tích thị giác gồm màng lưới trong cầu mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm của vỏ não.
a. Màng lưới là bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác, trong đó chủ yếu là các tế bào nón và tế bào que, tiếp nhận hình ảnh của vật. Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích về màu sắc; các tế bào que tiếp nhận các kích thích ánh sáng.
Điểm vàng là nơi tập chung các tế bào nón. Mỗi tế bào nón ở trung tâm của điểm vàng liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực. Vì vậy, điểm vàng là nơi nhìn rõ nhất từng chi tiết của cảnh vật, trong khi đó nhiều tế bào que ở vùng xung quanh điểm vàng mới liên hệ với một tế bào hai cực và nhiều tế bào hai cực mới liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác, do đó ảnh của vật rơi vào vùng xung quanh điểm vàng có ít tế bào nón nên nhìn không rõ chi tiết của vật.
Các tia sáng phản chiếu từ cảnh vật xung quanh đi vào màng lưới, tạo thành một ảnh lộn ngược trên màng lưới là nhờ một hệ thống môi trường trong suốt gồm:
+ Màng giác, thể thủy tinh.
ánh sáng đi qua màng giác vào thể thủy tinh qua lỗ đồng tử ở mống mắt.
+ Thủy dịch ở giữa màng giác và mống mắt.
+ Dịch thủy tinh
Nhờ khả năng điều tiết của thể thủy tinh ( phồng lên) khi ta tiến lại gần. Đồng tử cũng có khả năng điều tiết ánh sáng.
b. Dây thần kinh thị giác đảm nhận khâu dẫn truyền các xung thần kinh xuất hiện trên màng lưới về vùng thị giác ở thủy chẩm.
c. Khâu phân tích trung ương là vùng thị giác ( ở thùy chẩm).
2. Cơ quan phân tích thính giác
a. Cấu tạo của tai
Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Tai ngoài gồm vành tai và ống tai
- Tai giữa là một khoang xương gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp.
- Tai trong gồm: cơ quan tiền đình cùng các ống bán khuyên và ốc tai
+ Cơ quan tiền đình thu nhận các thông tin về vị trí và thăng bằng của cơ thể.
+ Các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
+ ốc tai bao gồm ốc xương tai, và ốc tai màng, là cơ quan thu nhận âm thanh nhờ các tế bào thụ cảm thính giác trong cơ quan Coocti
b. Chức năng thu nhận sóng âm
- Vành tai hứng các sóng âm, thu vào ống tai làm rung màng nhĩ.
- Sự rung màng nhĩ được truyền và khuyêchs đại nhờ chuỗi xương tai năm trong khoang tai.
- Khi màng nhĩ rung, âm thanh truyền qua chuỗi xương tai, sẽ làm rung màng cửa bầu và làm chuyển động ngoại dịch chứa trong ốc tai xương và chuyển động nội dịch trong ốc tai màng, kích thích các tế bào thụ cảm thính giác ( thuộc cơ quan Coocti năm trên màng cơ sở của ốc tai màng) ở các vùng tương ứng với tần số dao động của sóng và cường độ âm.
- Các tế bào thụ cảm thính giác tiếp nhận các sóng âm truyền tới sẽ hưng phấn và chuyển thành các xung thần kinh truyên đi trong dây thần kinh thính giác về vùng thính giác ở thùy thái dương. ở đây xảy ra quá trình phân tích để cho ta những cảm giác về âm thanh.
IX. Nội tiết
Câu 1.
1. So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Giống nhau: Có các tế bào tuyến tạo ra chất tiết.
Khác nhau:
- Tuyến nội tiết: Chất tiết ( hoocmon) ngấm thẳng vào máu, vận chuyển đến cơ quan đích. Tuyến có kích thước nhỏ.
Ví dụ: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận ..
- Tuyến ngoại tiết: Chất tiết theo ống dẫn đổ ra ngoài tuyến. Tuyến có kích thước lớn.
Ví dụ: tuyến nước bọt, tuyến ruột, tuyến mồ hôi
2. Một số tuyến của cơ thể vừa là tuyến nội tiết, vừa là tuyến ngoại tiết, gọi là tuyến pha. Ví dụ: tuyến tụy, tuyến sinh dục .
3. Hoocmon – sản phẩm của tuyến nội tiết
a. Tính chất của hoocmon
- Hooc môn mang tính đặc hiệu, mỗi loại hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.
- Hooc môn có hoạt tính sinh học cao.
- Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài
b. Vai trò của hooc môn
- Điều hòa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hóa trong tế bào của các cơ quan, đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
- Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
Câu 2. Một số tuyến nội tiết chính của cơ thể
1. Tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến quan trọng nhất, tiết các hooc môn kích thích hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết ra các hooc môn ảnh hưởng lên sự tăng trưởng, trao đổi glucozo, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt các cơ trơn.
Tuyến yên gồm:
- Thùy trước: tiết kích tố nang trứng( FSH), thể vàng (LH), kích tố tuyến giáp(TSH), kích tố vỏ tuyến trên thận (ACTH), kích tố tuyến sữa, kích tố tăng trưởng (GH).
- Thùy sau: tiết kích tố chống đái tháo nhạt, và OT.
- Thùy giữa: ảnh hưởng lên sự phân bố sắc tố da.
2. Tuyến giáp
- Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, tiết hooc môn tiroxin ( TH) có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể.
+ Khi tuyến hoạt động mạnh: tim đập nhanh, nhu cầu trao đổi chất cao, mất ngủ, tiều tụy. Nếu bệnh nặng gây ra bướu cổ, bệnh Bazado.
+ Khi tuyến hoạt động yếu: sự trao đổi chất giảm, người lớn bị mất trí nhớ, trẻ em bị lùn mà không cân đối, tinh thân sa sút, vụng về, bị bướu cổ.
- Tuyến giáp còn tiết hooc môn canxionin cung hooc môn tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu.
3. Tuyến tụy
Tuyến tụy là tuyến pha
a. Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là tiết dịch tụy đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn ở ruột non.
b. Chức năng nội tiết
- Trong tuyến tụy có các tế bào tập hợp thành các đảo tụy có chức năng tiết hooc môn điều hòa lượng đường trong máu. Có 2 loại tế bào trong các đảo tụy: tế bào anpha tiết glucagon, tế bào beta tiết insulin.
- Vai trò của hoocmon tuyến tụy.
+ Nếu đường huyết trong máu tăng quá 0.12 %, insulin được tiết ra để biến đổi gluozo thành glycogen dự trữ trong gan và cơ.
+ Nếu đường huyết trong máu giảm quá mức bình thường, glucagon được tiết ra để biến glicogen thành gluocozo.
+ Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hooc môn trên mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định ( 0.12 %).
+ Nếu hoạt động của tuyến tụy rối loạn, hàm lượng insulin giảm sẽ gây ra bệnh tiểu đường.
4. Tuyến trên thận
Tuyến trên thận nằm trên đỉnh của 2 thận. Tuyến trên thận gồm: vỏ và tủy.
- Vỏ tuyến chia làm 3 lớp tiết các nhóm hooc môn khác nhau:
+ Lớp ngoài: tiết hooc môn điều hòa các muối natri, kali trong máu.
+ Lớp giữa tiết hooc môn điều hòa đường huyết ( tạo glucozo từ protein và lipit)
+ Lớp trong tiết các hooc môn điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.
- Tủy tuyến: tiết ra 2 loại hooc môn: Adrenalin và noradernalin. Các hooc môn này gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản và góp phần cùng glucagon điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.
5. Tuyến sinh dục
- Tinh hoàn tiết ra hooc môn sinh dục nam là testosteron, có tác dụng gây những biến đổi ở tuổi dậy thì của nam.
- Các tế bào lớp trong nang trứng của buồng trứng tiết hooc môn ostrogen, có tác dụng gây ra những biến đổi ở tuổi dậy thì của nữ; Sau khi trứng rụng, bao noãn trở thành thể vàng, tiết hooc môn progesteron.
Câu 3. Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- Các tuyến nội tiết không chỉ chịu sự điều khiển của các hooc môn tuyến yên mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hooc môn do tuyến này tiết ra. Đó là cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược.
- Các tuyến nội tiết có sự phối hợp hoạt động. Ví dụ: Lượng đường trong máu ổn định có sự tham gia của hooc môn tuyến tụy ( insulin, glucagon) và hooc môn cooctizon của tuyến trên thận.
- Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết có tác dụng duy trì tính ổn định của môi trường bên trong đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
File đính kèm:
- de cuong on tap sinh 8.doc.doc