Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hà Kì

I/. VĂN BẢN:

a. Văn nghị luận: Xem lại kiến thức của một số tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội và nghị luận văn học như: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten (Hi-pô-lit Ten).

b. Thơ hiện đại: Học thuộc lòng các bài thơ và xem nội dung phân tích:

 Con cò

 Mùa xuân nho nhỏ

 Viếng lăng Bác

 Sang thu

 Nói với con

 Mây và Sóng  Chế Lan Viên.

 Thanh Hải.

 Viễn Phương.

 Hữu Thỉnh.

 Y Phương.

 Ta-Go

c. Truyện hiện đại: Học các tác phẩm truyện + tóm tắt cốt truyện và nội dung phân tích:

 Làng.

 Lặng lẽ Sa Pa.

 Chiếc lược ngà

 Bến quê

 Những ngôi sao xa xôi  Kim Lân.

 Nguyễn Thành Long.

 Nguyễn Quang Sáng.

 Nguyễn Minh Châu

 Lê Minh Khuê

 

 

 

 

 

 

Và xem nội dung + cốt truyện của các tác phẩm: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đ.Đi-phô), Bố của Xi–mông (Guy-đơ Mô-pa-xăng), Con chó Bấc (G.Lơn-đơn).

II/. TIẾNG VIỆT:

 Ôn tập các bài: Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý.

 Xem lại: Chương trình địa phương Tiếng Việt.

 Ôn các kiến thức có liên quan đến Tổng kết về ngữ pháp.

 Thực hành lại các bài tập trong SGK

III/. TẬP LÀM VĂN:

 Ôn dàn ý các bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ; nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý; nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 Tập phân tích trước các bài nghị luận:

 Con cò, Mùa xuân nho nhỏ,Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con, Mây&Sóng

 Những ngôi sao xa xôi, Bến quê

 

 

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hà Kì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– Thanh Hải – Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục). Trình bày suy nghĩ và cảm nhận về đoạn thơ trong mạch cảm xúc của bài thơ: từ cảm xúc của mùa xuân thiên nhiên, của đất nước, nhà thơ bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện thiết tha: Tâm niệm, ước nguyện của tác giả là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù bé nhỏ của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Tác giả đề cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh quan, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Ước nguyện chân thành, giản dị là mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng. Cái phần tinh túy của riêng mình, làm một nốt trầm trong bản hòa ca. dâng hiến hòa nhập nhưng không là mất đi nét riêng của mình, làm một nốt trầm nhưng phải là nốt trầm ‘xao xuyến”. Các từ ngữ, hình ảnh: ta làm con chim hót; ta làm một cành hoa; một nốt trầm xao xuyến; Một mùa xuân nho nhỏ; lặng lẽ; dù là; tuôi hai mươi; tóc bạc . Nét đặc sắc nghệ thuật: Âm hưởng thơ nhẹ nhàng, tha thiết; hình ảnh tự nhiên, giản dị nhưng đẹp, dặc sắc và giàu ý nghĩ biểu trưng, khái quát; giọng điệu phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của tác giả Nêu cảm nhận chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. BÀI 3: VIẾNG LĂNG BÁC ĐỀ: Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác ”, nhà thơ Viễn Phương đã viết: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Viễn Phương Cảm nhận và suy nghĩ của em về hai khổ thơ trên. Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác” ( tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác). Nêu ý kiến khái quát về đoạn thơ ( khổ 2,3). Thân bài: (Lần lượt trình bày những cảm nhận,suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ). Khổ thơ 2: Được tạo nên bằng hai cặp câu với những hình ảnh thực và ảo sóng đôi. + “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” + “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” +Thực: là hình ảnh ngày ngày “mặt trời đi qua trên lăng” và dòng người đông đảo chậm rãi, thành kính xếp hàng nối tiếp nhau vào lăng viếng Bác di chuyển thành một vòng tròn. +Ảo: là hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ” và dòng người đó kết thành “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” Khổ thơ 3: Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng Bác. +Nhà thơ tả Bác bằng hai câu thơ giản dị và xúc động: “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên, Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.” +Hình ảnh vầng trăng gợi ta liên tưởng đến đời sống tinh thần thanh cao, trong sáng và những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Bác. +Phút giây bên Bác là phút giây thiêng liêng nhất trong đời nhà thơ. Cảm xúc trào dâng thành niềm xúc động vô bờ, vượt qua cả qui luật sinh tử của Tạo hóa: “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. Cảm nghĩ sâu sắc nhất của bản thân về đoạn thơ. BÀI 4: SANG THU Đề : Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Mở bài: Hữu Thỉnh - nhà thơ, chiến sĩ với hồn thơ ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Với bài thơ Sang thu ( 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”), nhà thơ đã đem đến cho người đọc sự cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu ở miền Bắc Việt Nam Thân bài: Trình bày những cảm nhận, đánh giá cụ thể về nội dung và nghệ thuật của bài thơ qua từng luận điểm. Ở mỗi phần, cần biết chọn lọc, phân tích, bình giá những nét đặc sắc về nghệ thuật (những hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ- thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, tính đa nghĩa của hai dòng thơ cuối bài) để bộc lộ suy nghĩ, ý kiến của mình. Cần có các ý chính sau: Phân tích, bình giá những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu (hương ổi gió se, sương chùng chình qua ngõ) và những từ ngữ thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của tác giả (bỗng, hình như) khi chợt nhận ra những tín hiệu của sự chuyển mùa (thu đã về). Phân tích, bình giá những hình ảnh (dòng sông , cánh chim, đám mây, nắng , mưa) và những từ ngữ gợi tả (dềnh dàng, bắt đầu vội vã, vắt nửa mình) để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Phân tích ý nghĩa tả thực và ẩn dụ trong hai câu thơ cuối: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” để làm rõ suy ngẫm của nhà thơ: khi con người đã từng trãi thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Kết bài: Tóm lại, từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu. BÀI 5: NÓI VỚI CON Cảm nhận của em về đoạn thơ sau : “ Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hươg thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con (Y Phương, Nói với con) Mở bài: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ. + Khái quát nội dung cảm xúc của đoạn thơ : lời cha nói với con về sức sống mạnh mẽ của quê hương, về những phẩm chất tốt đẹp, đáng tự hào của “người đồng mình” và niềm kỳ vọng con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống ấy. Thân bài : Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ : 1/. Lờì cha nói với con về những đức tính tốt đẹp của người dân quê mình : Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Biết vượt qua gian khổ bằng ý chí nghị lực của bản thân : Người đồng mình tuy thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Người đồng mình tuy vật chất còn thiếu thốn nhưng tâm hồn quyết không nhỏ bé tầm thường. Họ biết xây dựng quê hương bằng chính đôi bàn tay và sức lao động của mình. Họ biết trân trọng giữ gìn những phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương. Qua những lời tâm tình, cha đã truyền cho con lòng yêu mến, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương. 2/. Những điều cha mong mỏi, kỳ vọng nơi con : Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Cha mong con lớn lên trở thành một người biết sống tình nghĩa, thủy chung, không chê bai phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo khổ. Mong con biết phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, biết sống mạnh mẽ, khoáng đạt , vượt qua mọi khó khăn trở ngại như tính cách vốn có của “người đồng mình” Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Cha mong con tự hào về truyền thống quê hương, tự tin vững bước vào đời, Lồng vào những nội dung trên, HS biết phân tích giá trị những chi tiết nghệ thuật : cách nói bằng hình ảnh cụ thể, mộc mạc (thô sơ da thịt, tự đục đá kê cao quê hương), Hình ảnh so sánh (như sông như suối), ẩn dụ (đá gập ghềnh, thung nghèo đói), điệp ngữ (những câu thơ, ý thơ được lặp đi lặp lại : người đồng mình yêu lắm, thương lắm con ơi, nghe con, đâu con) tạo giọng điệu nhắn nhủ tha thiết, ấm áp, trìu mến cho lời thơ, thể hiện tình yêu thương, tin tưởng và niềm kỳ vọng của cha với đứa con yêu. Kết bài : - Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. - Cảm nghĩ của bản thân. Tiếng Việt 1.Thế nào là thành phần khởi ngữ ? ð TL: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ , nêulên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ có thể thêm một trong các quan hệ từ : về, đối với, còn. 2. Chuyển câu sau đây thành câu có khởi ngữ : Bạn ấy làm bài tập rất cẩn thận. ð TL: Về bài tập, bạn ấy làm rất cẩn thận. 3. Thế nào là thành phần biệt lập ? Có những thành phần biệt lập nào ? ð TL: Thành phần biệt lập là bộ phận câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Có 4 thành phần biệt lập : Thành phần tình thái Thành phần cảm thán Thành phần gọi-đáp Thành phần phụ chú 4. Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập trong các cậu sau đây : a. Hình như bộ đội ta sắp đánh lớn. b. Đàn cò chở nắng qua sông Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta c.Kìa đàn chim én, sứ giả mùa xuân- đang đưa thoi trên đồng lúa xanh rì. d. Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong mãi. ð TL: a. Hình như : thành phần tình thái b. Cò ơi : thành phần gọi-đáp c. sứ giả mùa xuân : thành phần phụ chú d. chao ôi : thành phần cảm thán 5.Thêm phần phụ chú vào chỗ thích hợp trong câu sau : Chúng em chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11. ð TL: Chúng em chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11- ngày Nhà giáo Việt Nam. 6.Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Cho biết hàm ý trong câu sau đây : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. ð TL: -Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu. -Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ đó. - Hàm ý của câu tục ngữ : Phải biết chọn bạn mà chơi. 7. Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn văn sau : Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xit Bê-cơn đã nói một câu nổi tiếng : “Tri thức là sức mạnh”Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy. ð TL: - Phép thế : “Đó” thế cho câu danh ngôn. - Phép nối : “Tuy vậy” nối câu chứa nó với câu trước. - Phép lặp : tư tưởng 8. Thêm câu có chứa hàm ý từ chối vào lượt lời của B : A : - Cho mình mượn cây viết của bạn một chút được không ? B : -..

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HOC KI II.doc