Câu 1: Khi bật quạt điện, ta thấy có gió được thổi từ phía cánh quạt. Nguyên nhân có gió là:
A: Gió được sinh ra từ cánh quạt.
B: Gió được sinh ra từ trong quạt, sau đó được cánh quạt thổi tới ta.
C: Không khí được cánh quạt thổi tạo thành gió.
Câu 2: Tác hại mà bao có thể gây ra là:
A: Làm đổ nhà cửa. C: Gây ra tai nạn cho con người.
B: Phá hoa màu. D: Tất cả các ý trên.
Câu 3: Việc nào sau đây không nên làm để phòng chống tác hại do bão gây ra ?
A: Chặt bớt các cành cây ở những cây to gần nhà, ven đường.
B: Tranh thủ ra khơi đánh cá khi nghe tin bão sắp đến.
C: Đến nơi trú ẩn an toàn nếu cần thiết.
D: Cắt điện ở những nơi cần thiết.
9 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Khoa học 4 học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có ánh sáng mặt trời mà thực vật xanh tốt, con người và động vật khỏe mạnh.
C: Ánh sáng giúp động vật nhìn rõ mọi vật.
Câu 7: Cắm một ống vào một bình nước ( Hình vẽ ). Khi nhúng bình vào chậu nước nóng thì thấy mực nước trong ống cao lên còn khi nhúng bình vào chậu nước đá thì thấy mực nước trong ống hạ xuống. Hiện tượng đó cho ta biết điều gì ?
A: Nước bay hơi.
B: Nước có thể thấm qua một số vật.
C: Nước nở ra hoặc co lại khi nước nóng lên hoặc lạnh đi.
Câu 8: Ý kiến nào sau đây không đúng về thực vật ?
A: Thực vật lấy khí các-bô-níc và thải ô-xi trong quá trình quang hợp.
B: Thực vật cần ô-xi để thực hiện quá trình hô hấp.
C: Hô hấp ở thực vật chỉ xảy ra vào ban ngày.
D: Cả 3 ý trên.
Câu 9: Sinh vật nào có khả năng sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời, chất vô cơ để tạo thành chất hữu cơ ( như chất bột đường ) ?
A: Con người. C: Động vật.
B: Thực vật D: Tất cả các sinh vật.
Câu 10: Chọn các từ có trong khung để điền vào chỗ.. của các câu sau cho phù hợp.
Ni-tơ, sự cháy, quá nhanh, lâu hơn, không khí, ô-xi
Càng có nhiều (1)càng có nhiều ô-xi và (2). Diễn ra (3)..
(4).trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra (5).
Câu 11: Bạn Mai muốn tìm hiểu xem nước có phải yếu tố cần cho sự phát triển của cây hay không. Bạn làm thí nghiệm như sau: tưới nước cho cây ở chậu A hàng ngày nhưng không tưới cho cây ở chậu B. Sau đó một vài ngày, Mai so sánh các cây để rút ra nhận xét về vai trò của nước đối với sự phát triển của cây. Để cho thí nghiệm thành công thì bạn Mai cần phải giữ một số yếu tố khác như nhau ở 2 chậu cây. Hãy nêu 3 trong các yếu tố đó.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Viết chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước câu sai.
Để tìm hiểu không khí cần cho sự sống, ta có thể làm thí nghiệm như sau: úp 1 bình thủy tinh lên 1 chậu cây, chậu cây kia để nguyên, quan sát xem cây nào tươi tốt hơn để rút ra nhận xét về vai trò của không khí đối với sự sống.
Khi tiến hành thí nghiệm, ta cần phải lưu ý điều gì để thí nghiệm thành công ?
Kích thước và loại cây ban đầu phải như nhau.
Hai cây ban đầu phải cùng trồng 1 lúc trong những điều kiện về đất, chất khoáng, nước, ánh sáng như nhau.
Các chậu dùng trồng cây có màu sắc như nhau.
Các chậu dùng trông cây có kích thước như nhau.
Câu 2: Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng.
Tại sao người ta phải sục khí vào trong bể cá.
Để cung cấp khí các-bô-níc cho cá.
Để cung cấp khí ni-tơ cho cá.
Để cung cấp hơi nước cho cá.
Để cung cấp khí ô-xi cho cá.
Khi gõ trống, tại sao ta nghe được tiếng trống?
Âm thanh được tạo ra từ bên trong trống, chuyển động trong không khí đi đến tai ta, tác động lên mạng nhĩ làm tai ta nghe thấy.
Mặt trống rung làm không khí xung quanh mặt trống rung động. Rung động này được lan truyền trong không khí. Khi đến tai, không khí rung động sẽ tác động lên màng nhĩ và tai ta nghe được tiếng trống.
Mặt trống rung động đẩy không khí chuyển động đi mọi phía, trong đó 1 phần không khí sẽ chuyển động từ không khí đến tai, lọt vào tai, tác động vào màng nhĩ làm tai nghe được.
Âm thanh là một loại khí đặc biệt được trống phát ra, từ trống chuyển động đến tai ta, khi lọt vào tai sẽ tác động vào màng nhĩ làm tai nghe được.
Một cái chuông đồng hồ báo thức đang phát ra tiếng kêu thì được cho vào một túi ni lông rồi bịt kín. Điều gì sẽ sảy ra ?
Không thể nghe được vì không khí không lọt qua túi.
Trong túi sẽ hết không khí vì chuông không kêu sẽ hút hết không khí.
Vẫn nghe thấy tiếng chuông vì âm thanh có thể lan truyền qua túi.
Âm thanh sẽ làm vỡ túi vì bị dồn nén.
Muốn biết thực vật cần gì để sống, ta làm thí nghiệm như thế nào ?
Trồng cây trong điều kiện sống đầy đủ các yếu tố.
Trồng cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố.
Trồng cây trong điều kiện sống thiếu 2 yếu tố.
Câu 3: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B sao cho phù hợp.
Dẫn nhiệt tốt
A B
Bông
Len
Đồng
Không khí
Nhôm
Gỗ
Dẫn nhiệt kém
Câu 4: Điền vào chỗ .. để hoàn thành các câu sau:
Trong quá trình trao đổi khí, đọng vật hấp thụ khí(1).và thải ra khí(2) Trong quá trình trao đổi thức ăn, động vật lấy từ môi trường các chất (3)và(4)., đông thời thải ra môi trường chất(5).. và(6)..
Câu 5: Điền các từ: Gà, Lúa, Diều hâu vào ô trống để chỉ ra mối quan hệ thức ăn trong sơ đồ sau:
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Cây nến đang cháy, úp một cốc thủy tinh lên thì cây nến bị tắt. Hãy khoanh tròn vào trước lời giải thích đúng.
Khi úp cốc lên, không có gió nên nến tắt.
Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị hết nên nến tắt.
Khi nến cháy, khí ô-xi bị mất dần, khi ta úp cốc không có thêm không khí để cung cấp khí ô-xi nên nến tắt.
Khi nến cháy, khí ô-xi và khí các-bô-níc bị mất dần, nếu úp cốc sẽ không có thêm không khí cung cấp hai khí trên nên nến tắt.
Câu 2: chọn các từ có trong khung để điền vào chỗ.. cho phù hợp. Lưu ý một từ có thể sử dụng nhiều lần.
Ni-tơ, sự cháy, quá nhanh, không khí
a. ô-xi trong không khí cần cho sự (1)..
b. Càng có nhiều (2)..càng có nhiều ô-xi và (3). càng diễn ra lâu hơn.
c. (4)trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy diễn ra (5).
Câu 3:Sau đây là một số phát biểu về âm thanh. Hãy khoanh tròn vào trước phát biểu đúng.
a. Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên.
b. Âm thanh có thể truyền qua chất rắn, khí nhưng không thể truyền qua chất lỏng.
c. Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí, không thể truyền qua chất lỏng chất rắn.
d. Âm thanh có thể truyền qua cả chất khí, chất rắn, và chất lỏng.
Câu 4: Điều gì có thể xảy ra nếu ta sống ở nơi thường xuyên có tiếng ồn ? Hãy khoanh tròn vào trước ý mà em cho là không đúng.
a. Tai có thể nghe kém. c. không có hại vì ta có thể quen dần
b. Gây đau đầu, mất ngủ. d. Làm suy nhược thần kinh.
Câu 5: Vật nào sau đau tự phát sáng ? hay khoanh tròn vào trước câu em cho là đúng.
a. Trái Đất. c. Mặt Trời.
b. Mặt trăng. d. Cả 3 vật kể trên.
Câu 6: Sau đây là một số phát biểu về vai trò của ánh sáng mặt trời. Hãy viết chữ Đ vào trước phát biểu đúng, chữ S vào trước phát biểu sai.
Con người có thể làm ra ánh sáng nhân tạo nên không cần ánh sáng mặt trời.
Nhờ có ánh sáng mặt trời mà thực vật xanh tốt, con người và động vật khỏe mạnh.
Chỉ có động vật kiếm ăn vào ban ngày mới cần ánh sáng mặt trời.
Các loài thực vật khác nhau có thể có nhu cầu về ánh sáng khác nhau. Có cây ưa sáng có cây ưa bóng râm.
Câu 7: Cắm một ống vào một bình nước (hình vẽ). Khi nhúng bình vào chậu nước nóng thì thấy mực nước trong ống cao lên còn khi nhúng bình vào chậu nước đá thì thấy mực nước trong ống hạ xuống. Thí nghiệm trên đây cho ta biết điều gì ? Hãy khoanh tròn vào trước ý mà em cho là đúng nhất.
A: Nước bay hơi.
B: Nước có thể thấm qua một số vật.
C: Nước nở ra hoặc co lại khi nước nóng lên hoặc lạnh đi.
Câu 8: Nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp.
A
B
1. Tưới cây, che giàn
a. Chống rét cho cây.
2. Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát
b. chống rét cho động vật.
3. Ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ
c. Chống nóng cho cây.
4. Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió
d. Chống nóng cho động vật.
Câu 9. Khoanh tròn trước câu trả lời không đúng về thực vật.
A. Thực vật lấy khí các-bô-níc và thải ô-xi trong quá trình quang hợp.
B. Thực vật cần ô-xi để thực hiện trong quá trình hô hấp.
C. Hô hấp ở thực vật chỉ xẩy ra vào ban ngày.
Câu 10. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Sinh vật nào có khả năng sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời, tổng hợp chất hữu cơ (như chất đường bột) từ những chất vô cơ (nước, khoáng, khí các-bô-níc)?
A. Con người. B. Thực vật C. Động vật.
ĐỀ SỐ 4:
Viết chữ Đ vào trước câu trả lời đúng, viết chữ S vào trước câu trả lời sai (từ câu 1 đến câu 5)
Câu 1: ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự cháy?
Úp cốc xuống nước rồi nghiêng cốc thì có bọt sủi lên.
Úp cốc vào ngọn nến đang cháy một lúc sau thì nến tắt.
Quạt lò (bếp) than.
Bếp ga không cháy khi bình ga hết.
Câu 2: Vai trò của không khí đối với sự sống:
Chỉ có con người và đọng vật mới cần không khí để thở, thực vật không cần không khí.
Thành phần trong không khí quan trọng đối với hoạt động hô hấp của động vật là khí các-bô-níc.
Thành phần trong không khí quan trọng đối với hoạt động hô hấp của thực vật là khí ô-xi.
Con người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây có thể là nguyên nhân làm ô nhiễm không khí ?
Xả phân, nước thải bừa bãi.
Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu.
Khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, gió thay cho dùng than củi.
Thải khí thải từ các nhà máy vào môi trường.
Câu 4: Để phòng chống tác hại do bão gây ra chúng ta cần thực hiện các việc sau:
A: Chặt bớt các cành cây ở những cây to gần nhà, ven đường.
B: Tranh thủ ra khơi đánh cá khi nghe tin bão sắp đến.
C: Đến nơi trú ẩn an toàn nếu cần thiết.
D: Cắt điện ở những nơi cần thiết.
Câu 5: Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành là:
Trồng cây xanh.
Dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói.
Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Đổ rác ra đường.
Khoanh tròn vào trước ý đúng nhất (từ câu 6 đến câu 8).
Câu 6: Lấy một cốc nước lạnh từ tủ lạnh ra, lau khô bên ngoài. Một lát sau ta thấy ngoài thành của cốc ớt. Kết quả này được giải thích như sau:
a. Nước lạnh có thể thấm qua cốc thủy tinh.
b. Nước trong cốc có thể bay hơi ra ngoài thành cốc.
c. Cốc đưa từ trong tủ lạnh ra ngoài bị nóng chảy.
d. Trong không khí có hơi nước, gặp thành cốc lạnh hơi nước ngưng tụ lại thành những giọt nước bên ngoài cốc.
câu 7: để sống và phát triển bình thường, động vật cần:
a. Có đủ nước, ánh sáng và không khí.
b. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn, không khí.
c. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn.
d. Có đủ không khí.
Câu 8: Tại sao người ta phải sục khí vào trong nước ở bể cá ?
Để cung cấp khí các-bô-níc cho cá.
b. Để cung cấp khí ni-tơ cho cá.
c. Để cung cấp hơi nước cho cá.
d. Để cung cấp khí ô-xi cho cá.
Câu 9: Viết tên các chất còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật dưới đây.
Ánh sáng mặt trời
Hấp thụ Thải ra
(3).
Hơi nước
(4)...
(1).
(2).
Các chất khoáng
Thực vật
File đính kèm:
- de cuong khoa hoc 4 hoc ki II.doc