A. LÝ THUYẾT:
BÀI 16: RÒNG RỌC
Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Ứng dụng: dùng để kéo các thùng vữa lên cao, kéo nước từ dưới giếng lên, cột cờ,
BÀI 1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt >Sắt)
Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn
Khe hở giữa 2 đầu thanh ray xe lửa
Tháp Épphen cao thêm vào mùa hè,
BÀI 2. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG:
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước)
Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Đun ấm đầy sẽ bị tràn nước
Không đóng chai nước ngọt thật đầy,
25 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Kiểm tra môn Vật Lí Khối 6 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?
Câu 4 : (3,5 điểm)
Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước khi đun nóng.
a. Nước ở thể nào trong khoảng từ phút thứ 0 đến phút thứ 2?
b. Tới nhiệt độ nào thì nước bắt đầu nóng chảy?
c. Thời gian nóng chảy của nước là bao nhiêu phút?
d. Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 6?
e. Nước sôi ở nhiệt độ nào?
g. Đến phút thứ mấy thì nước sôi?
h. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước như thế nào?
0
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)
2
6
14
22
0
-20
100
------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------
2
1
P
F
Câu 1: (2 điểm)
Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.
a. Hãy chỉ ra ròng rọc động, ròng rọc cố định?
b. Dùng hệ thống ròng rọc trên để đưa một vật nặng có trọng lượng P = 1000N lên cao thì lực kéo F phải có cường độ là bao nhiêu?
Câu 2: (3 điểm)
a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?
b. Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà không làm phẳng mà lại làm dạng lượn sóng?
Câu 3: (2 điểm)
Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?
Câu 4 : (3 điểm)
Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.
55
80
85
0
6
10
12
14
22
26
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)
a. Chất rắn này nóng chảy ở nhiệt độ nào?
b. Chất rắn này là chất gì?
c. Để đưa chất rắn này từ 550C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?
d. Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?
e. Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ mấy?
g. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------
F
Câu 1: (2 điểm)
Dùng hệ thống máy cơ đơn giản như hình vẽ.
a. Trong hệ thống trên đã sử dụng những loại máy cơ đơn giản nào?
b. Để kéo vật có khối lượng 100kg thì cần lực kéo nhỏ hơn bao nhiêu Niu tơn?
Câu 2: (3 điểm)
a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?
b. Khi làm lạnh một viên bi nhôm thì khối lượng riêng của nó tăng hay giảm? Vì sao?
Câu 3: (2 điểm)
a. Sự ngưng tụ là gì?
b. Hiện tượng mưa đá trong tự nhiên có những sự chuyển thể nào?
Câu 4 : (3 điểm)
Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.
a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?
b) Chất rắn này là chất gì?
c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?
d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?
e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?
0
4
9
12
65
80
84
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)
------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------
2
1
Câu 1: (2 điểm)
Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.
a. Hãy chỉ ra ròng rọc động, ròng rọc cố định?
b. Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?
Câu 2: (2 điểm)
Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?
Câu 3: (3,5 điểm)
a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?
b. Giải thích tại sao khi đun nóng một lượng chất lỏng chứa trong bình thuỷ tinh thì lúc đầu mực chất lỏng hạ thấp xuống rồi một thời gian sau mực chất lỏng lại dâng lên?
Câu 4 : (2,5 điểm)
Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.
a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?
b) Chất rắn này là chất gì?
c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ - 60C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?
d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?
e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?
0
0
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)
- 6
5
2
8
14
------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------
ÔN THI HỌC KÌ 2 VẬT LÝ LỚP 6
Câu 1: Chọn phát biểu sai.
A. Khi nước sôi, các bọt khí nổi lên nhiều hơn.
B. Khi nước sôi, mặt nước xáo động mạnh.
C. Nước chỉ sôi khi nhiệt độ lên đến 100oC.
D. Khi nước sôi có nhiều hơi nước bay lên.
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Có thể đun sôi nước ở nhiệt độ nhỏ hơn 100oC được không?
A. Câu (1) và (2) đều đúng.
B. Không, vì nước chỉ sôi ở 100oC.
C. Được, nếu như đun nước ở trên núi thấp. (2)
D. Được, nếu như đun nước ở trên núi cao. (1)
Câu 3: Chọn câu phát biểu sai.
A. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào trong các bọt khí vừa bay hơi trên các mặt thoáng.
B. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.
C. Trong suốt thời gian sôi, thể tích nước không thay đổi.
D. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
Câu 4: Có hai cốc thủy tinh như nhau cùng chứa một lượng rượu và nước bằng nhau. Hỏi khi đun dưới ngọn lửa đèn cồn, cốc nào sẽ sôi mau hơn? Giải thích tại sao?
A. Cốc đựng nước sẽ sôi trước vì nhiệt độ sôi của nước lớn hơn nhiệt độ sôi của rượu.
B. Cốc đựng rượu sẽ sôi sau vì nhiệt độ sôi của nước lớn hơn nhiệt độ sôi của rượu.
C. Cốc đựng rượu sẽ sôi trước vì nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
D. Hai cốc đều sôi cùng một lúc vì rượu và nước đều là chất lỏng.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đúng đối với sự sôi?
A. Phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng của chất lỏng.
B. Ngược lại với quá trình đông đặc.
C. Xảy ra cả ở trong lòng và mặt thoáng của chất lỏng.
D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
Câu 6: Đun ba chất lỏng: Rượu, nước, thủy ngân đến nhiệt độ 120oC, chất lỏng nào sẽ sôi?
A. Rượu và thủy ngân.
B. Nước và rượu.
C. Nước, rượu và thủy ngân.
D. Nước và thủy ngân.
Câu 7: Đun nước ở trên núi cao, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Nước sôi ở nhiệt độ < 100oC.
B. Nước không sôi
C. Nước sôi ở nhiệt độ > 100oC.
D. Nước sôi ở nhiệt độ 100oC.
Đúng
Điểm: 1/1.00
Câu 8: Khi đun nước ở nhà, các hiện tượng nào cho ta biết là nước sôi?
A. Mặt nước xáo động mạnh.
B. Cả ba hiện tượng trên.
C. Có khói bốc lên ở vòi ấm.
D. Nghe thấy tiếng nước reo.
Câu 9: Để đo nhiệt độ của nước sôi, người ta có thể dùng nhiệt kế rượu được không? Giải thích vì sao?
A. Không, vì rượu có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước.
B. Được, vì nhiệt kế rượu cùng dùng để đo nhiệt độ.
C. Được, vì rượu có nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ sôi của nước.
D. Không, vì rượu có nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ sôi của nước.
Đúng
Điểm: 1/1.00
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Áp suất trên mặt thoáng chất lỏng ......... thì nhiệt độ sôi của chất lỏng .................
A. Càng lớn, càng cao.
B. Càng tăng, càng giảm.
C. Càng lớn, càng thấp.
D. Càng giảm, càng tăng.
Câu 11: Giữa hai thanh ray lại có một khe hở nhỏ. Vì sao người ta phải làm khe hở này? Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau"
A. Vì người ta không thể chế tạo ra được thanh ray dài hơn.
B. Vì như thế đường sắt sẽ đẹp hơn.
C. Vì khi trời nóng, nhiệt độ tăng, các thanh ray có chỗ để nở ra.
D. Vì như thế sẽ tiện cho việc lắp ráp và vận chuyển.
Câu 12: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của quá trình bay hơi?
A. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
B. Xảy ra ở bề mặt của chất lỏng.
C. Là quá trình ngược lại với quá trình ngưng tụ.
D. Xảy ra khi nhiệt độ đạt đến một giá trị xác định.
Câu 13: Đồ thị ở hình bên biểu thị điều gì?
A. Sự đông đặc của rượu.
B. Sự nóng chảy và đông đặc của rượu.
C. Sự sôi và sự nguội dần của rượu.
D. Sự sôi của rượu.
Câu 14: Cho một ít nước vào lon bia. Đốt nóng vỏ lon bia bằng đèn cồn cho đến khi lượng nước trong lon bia sôi. Dùng nút cao su đậy kín nắp lon, sau đó dùng nước lạnh dội vào lon. Hiện tượng gì xẽ xảy ra?
A. Nút cao su bị bật ra.
B. Lon bia phồng lên.
C. Lon bia giữ nguyên hình dạng ban đầu.
D. Lon bia bị mọp lại.
Câu 15: Chọn câu trả lời đúng nhất. Tại sao người ta không sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước sôi?
A. Các phương án đưa ra đều sai.
B. Vì giới hạn đo không phù hợp.
C. Vì giai chia nhỏ nhất không thích hợp.
D. Hình dáng của nhiệt kế không thích hợp.
Câu 16: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí:
Thể tích vật rắn sẽ giảm khi nó bị ...........
A. nóng lên
B. lạnh đi
C. tăng
D. giảm
Câu 17: Để ý thấy ở các đường ống dẫn hơi, có những đoạn bị uốn cong. Giải thích tại sao?
A. Chỉ để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng ống.
B. Chỉ để làm giảm tộc độ lưu thông của hơi.
C. Vì tất cả các phương án đưa ra.
D. Chỉ để lọc bớt khí bẩn.
Câu 18 : Chọn câu trả lời sai. Khi sử dụng nhiệt kế, ta phải chú ý đến:
A. Giới hạn đo của nhiệt kế.
B. Loại nhiệt kế dùng để đo.
C. Cách chế tạo nhiệt kế.
D. Khoảng nhiệt độ cần đo.
Câu 19: Chọn câu trả lời đúng. Tại sao các đường dây tải điện và dây điện thoại không bao giờ được kéo căng giữa các cột điện mà luôn luôn được mắc trùng xuống?
A. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ dãn ra và bị đứt.
B. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ co lại và bị đứt.
C. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ dãn ra và bị đứt.
D. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ co lại và bị đứt.
Câu : Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc hoạt động của các nhiệt kế thường dùng trong đời sống? Nhiệt kế thường dùng hoạt động trên
Câu trả lời của bạn:
A. hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất.
B. Các hiện tượng đưa ra đều không phải.
C. hiện tượng bay hơi.
D. hiện tượng biến dạng khi chịu tác dụng lực.
Câu 20: Hai bình A và B giống, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?
A. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.
B. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.
C. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
D. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.
File đính kèm:
- DCUONG VA DE THI VAT LI 6 HOC KI 2.doc