*Ôn tập các bài sau
Bài 12: Quyền nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Bài 15:Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
Bài 16:Quyền tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội
Bài 17:Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
Bài 18:Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
I.TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn một vào trong các chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
1.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân được quy định trong:
a.Hiến Pháp b.Bộ luật dân sự c.Bộ luật hình sự d.Luật Hôn nhân và gia đình
2.Vợ chồng đã li hôn muốn kết hôn lại với nhau thì:
a.Không phải đăng kí kết hôn b.Phải đăng kí kết hôn
c.Phải tố chức đám cưới lại d.Phải được sự đồng ý của các con
3.Những hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm được gọi là vi phạm:
a.Kỉ luật b.Pháp luật hành chính c.Pháp luật dân sự d.Pháp luật hình sự
4.Những người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật của mình?
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân lớp 9 năm học 2011+2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII
MÔN GDCD LỚP 9 NĂM HỌC : 2011+2012
*Ôn tập các bài sau
Bài 12: Quyền nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Bài 15:Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
Bài 16:Quyền tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội
Bài 17:Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
Bài 18:Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
I.TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn một vào trong các chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
1.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân được quy định trong:
a.Hiến Pháp b.Bộ luật dân sự c.Bộ luật hình sự d.Luật Hôn nhân và gia đình
2.Vợ chồng đã li hôn muốn kết hôn lại với nhau thì:
a.Không phải đăng kí kết hôn b.Phải đăng kí kết hôn
c.Phải tố chức đám cưới lại d.Phải được sự đồng ý của các con
3.Những hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm được gọi là vi phạm:
a.Kỉ luật b.Pháp luật hành chính c.Pháp luật dân sự d.Pháp luật hình sự
4.Những người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật của mình?
a.Người đủ 16 tuổi phạm tội được quy định trong bộ luật Hình sự
b.Người mới 14 tuổi phạm tội tổ chức mua bán ma túy
c.Những người mắc bệnh tâm thần phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự
d.Người cao tuổi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
5.Trong các hành vi sau, hành vi nào là vi phạm pháp luật hình sự?
a.Đi xe phân khối lớn khi chưa đủ 17 tuổi
b.Vay tiền đã quá hạn, dây dưa không trả
c.Cất dùm người quen một gói nhỏ Herôin
d.Lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh.
6.Cơ quan nào sau đây có quyền áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội:
a.Viện kiểm sát b.Công an c.Cành sát hình sự d.Tòa án
7. Đối tượng phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là những người:
a.Từ đủ 14 tuổi trở lên c.Từ đủ 16 tuổi trở lên
b.Từ đủ 15 tuổi trở lên d.Từ đủ 18 tuổi trở lên
8.Thông qua việc tham gia quản lí nhà nước,xã hội công dân sẽ thực hiện được:
a.Quyền làm chủ của mình đối với nhà nước và xã hội
b.Quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước
c.Mục tiêu và nghĩa vụ của mình đối với xã hội
d.Vai trò to lớn của mình đối với đất nước
9. Em tán thành những quan điểm nào sau đây?
a.Chỉ có cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
b.Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người
c.Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân từ 18 tuổi
d.Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền và trách nhiệm của tất cả mọi người Việt Nam
10. Đối tượng nào sau đây phải thực hiện nghĩa vụ quân sự ?
a. Công dân nam đủ 18 đến 25 tuổi b. Người từ đủ 18 đến 27 tuổi
c. Là con liệt sĩ, thương binh d. Người tàn tật, mắc bệnh tâm thần.
11.Thời hạn nhập ngũ trong thời bình của binh sĩ là:
a.12 tháng b.18 tháng c.24 tháng d.36 tháng.
12. Hành vi nào sau đây vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm đạo đức vi phạm pháp luật?
a. Vô lễ với Thầy cô giáo b. Đi xe đạp hàng hai, hàng ba
c. Giở tài liệu khi kiểm tra d. Cả A, B, C đều đúng
13. Đối lập với lối sống có đạo đức là lối sống:
a.Vô nguyên tắc b.Vô văn hóa c.Vô lương tâm d.Vô đạo đức.
14. Động lực góp phần tự điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người chính là:
a.Pháp luật b.Tri thức c. Đạo đức d.thói quen
15.Tuân theo pháp luật cũng có nghĩa là tuân theo một số:
a.Quy định bắt buộc b.Chuẩn mực đâo đức xã hội
c.Quyền và nghĩa vụ d.Quy định của nhà nước
16.Các chuẩn mực đạo đức xã hội là:
a.Lễ -nghĩa-nhân-trung –tín b.Nhân- nghĩa- lễ -trung -tín
c.Nhân- trung -tín l-ễ -nghĩa d.Lễ -nghĩa- trung –nhân- tín
II.Trả lời các câu hỏi sau:
1.Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta bao gồm các nguyên tắc cơ bản nào?
2.Luật Hôn nhân và gia đình ở nước ta cấm kết hôn trong những điều kiện nào?
3.Theo em,việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với bản thân và gia đình?
4.Thế nào là vi phạm pháp luật?Có những loại vi phạm pháp luật nào?Nêu ví dụ về mỗi loại?Thế nào là trách nhiệm pháp lí?Có những loại trách nhiệm pháp lí nào?
5..Nêu các hình thức tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội của công dân?
Học sinh lớp 9 có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội không? Thực hiện như thế nào?
6.Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước,xã hội?
Nêu 4 hoạt động mà công dân thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước,xã hội?
7.Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? Đầu năm, nghe Cô giáo nói cả lớp tập trung để luyện tập quân sự, có mấy bạn cứ thắc mắc mãi: mình mới học lớp 10, còn nhỏ tuổi thì tập quân sự làm gì? Việc luyện tập quân sự này có liên quan gì đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc đâu. Vậy mấy bạn học sinh suy nghjĩ như thế có đúng không? Tại sao học sinh phải luyện tập quân sự?
8.Tại sao bảo vệ Tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân?Là học sinh ,em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý đó?
9.Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? Cho ví dụ?Vì sao phải sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật?
10.Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó?
*Giải các tình huống sau:
1.Có người nói, khi đất nước có chiến tranh thì công dân có nghĩa vụ nhập ngũ để bảo vệ Tổ quốc,còn trong thời bình thì việc nhập ngũ hay không là tuỳ vào sự tư nguyện của mỗi người,không nên bắt buộc.
Em có đồng ý với ý kiến trên hay không ?Vì sao?
2.Có ý kiến cho rằng:” Nam thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ nếu có nghề nghiệp ổn định,làm việc theo biên chế tại các cơ quan nhà nước thì có thể được miễn gọi nhập ngũ”
Em có tán thanh ý kiến trên không?Vì sao?
3. Học hết lớp 12, Mai ở nhà chờ xin việc thì gặp và yêu Tuấn cũng không có việc làm. Khi hai người xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia đình đều khuyên hai bạn hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia đình nhưng cả hai không đồng ý, cứ thúc ép cha mẹ, cuối cùng gia đình hai bên phải chấp thuận Mai và Tuấn kết hôn. Theo em, quyết định của gia đình Mai và Tuấn đúng hay sai? Vì sao?
4. “An mới 16 tuổi nhưng mẹ An đã ép gả An cho một người nhà giàu ở cạnh nhà. An không đồng ý thì bị mẹ đánh và vẫn tổ chức cưới, bắt An về nhà chồng”.
Việc làm của mẹ An đúng hay sai? Vì sao ?
5. Ở khu tập thể A ,hằng tháng đều có các cuộc họp tổ dân phố để bàn bạc về các công việc ở khu phố.Nhà ông Hoàng rất giàu có nhưng không bao giờ tham gia dự họp.Tổ trưởng tổ dân phố nhắc nhở thì ông Hoàng cho rằng gia đìng ông không có nghĩa vụ tham gia các hoạt động ở địa phương.
a) Ông Hoàng có trách nhiệm tham gia vào các công việc ở thôn xóm hay không?Vì sao?
b)Theo em,tham gia bàn bạc các công việc ở khu phố có phải là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước,xã hội hay không?
6.Hiên nay, có tình trạng phụ nữ lừa gạt trẻ em đưa sang Trung Quốc bán.Hỏi
a)Những người phụ nữ đó sẽ bị xử lí như thế nào?Vì sao?
b)Họ đã vi phạm đạo đức hay pháp luật ?Vì sao?
c)Học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức và tuân theo pháp luật như thế nào?
File đính kèm:
- BOI DUONG HOC SINH GIOI HAY HAY(2).doc